Một số thay đổi cơ thể trước khi chuyển dạ
Nếu có những dấu hiệu dưới đây, rất có thể bạn có dấu hiệu sắp chuyển dạ. Hãy sắp xếp mọi thứ để chuẩn bị lâm bồn nhé!
1. Đau lưng
Nếu bạn là một trong những chị em phụ nữ hay bị đau lưng tiền kinh nguyệt thì trước khi lâm bồn vài ngày, bạn cũng có thể sẽ bị đau lưng.
Những cơn đau lưng báo hiệu chuyển dạ này âm ỉ ở lưng dưới. Đó là dấu hiệu cho thấy cổ tử cung đã mềm và “chín” chuẩn bị cho sự ra đời của em bé.
Một số bà bầu cảm thấy cơn đau lưng bắt nguồn từ xương chậu và đau quanh xương chậu. Sự linh hoạt giữa các dây chằng ở xương chậu (gây nên cơn đau) cho phép xương của mẹ co giãn tốt, chuẩn bị cho sự chào đời của bé.
Những lúc như này, mẹ bầu hãy ăn uống đầu đủ và nghỉ ngơi tốt để chuẩn bị sức khỏe cho cuộc vượt cạn đầu cam go sắp tới.
2. Tiêu chảy
Thường một vài ngày trước khi chuyển dạ, cơ thể bạn tiết ra prostaglandins. Đây là cách giúp cho tử cung co thắt nhưng lại có thể gây tiêu chảy.
Một điều thú vị là cũng có một số phụ nữ thường bị tiêu chảy trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Bác sĩ sản khoa Robert Dickinson (Đại học Nam Florida - Mỹ) cho biết: "Tất cả là do sự thay đổi hoocmon nữ trong cơ thể phụ nữ trước khi có sự thay đổi như đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc sinh con".
3. Chất nhờn âm đạo, có thể lẫn máu
Trong quá trình mang thai, có một chất nhầy được bít kín cổ tử cung để bảo vệ tử cung khỏi nhiễm trùng. Chất nhầy này còn có tên gọi khác là nút nhầy.
Đến cuối thai kỳ, cổ tử cung trở nên mỏng và mềm hơn. Khi cổ tử cung bắt đầu mỏng đi và giãn ra để chuẩn bị cho cuộc sinh, nút nhầy bị thải ra ngoài.
Mẹ bầu có thể nhận biết dịch âm đạo cảnh báo chuyển dạ như sau: dịch nhầy thay đổi màu sắc từ trắng trong sang màu kem và có thể lốm đốm máu (máu có thể đỏ tươi, hồng hoặc màu nâu tối).
Nếu bạn tiết dịch nhiều nhưng chưa có những cơn co thắt thì cũng được xem như dấu hiệu sắp chuyển dạ. Tốt nhất là không nên quá hoang mang bởi vì với nhiều người mẹ, sự tiết dịch âm đạo thường xuất hiện trước đó vài ngày, thậm chí hàng tuần mới đến ngày sinh nở.
4. Cảm giác thai tụt xuống như sắp rơi
Trường hợp này gọi là sa bụng. Thai nhi không còn đè lên cơ hoành mà tụt sâu xuống vùng xương chậu để chuẩn bị chào đời.
Với những mẹ bầu sinh con so, thai thường đi xuống khung chậu nhiều tuần trước khi chuyển dạ. Bạn có thể cảm thấy căng và đau lan xuống âm đạo. Bạn cũng có thể thấy tử cung xuống thấp hơn và bạn đột ngột cảm thấy dễ chịu, có thể thở dễ dàng hơn.
5. Cảm giác buồn nôn
Nhiều phụ nữ có kinh nghiệm chia sẻ, họ nôn hoặc cảm thấy buồn nôn tại nhiều thời điểm trong suốt cơn chuyển dạ. Đôi khi, cảm giác nôn và buồn nôn xảy ra trước cơn chuyển dạ nhưng thông thường, nó “góp mặt” ở giai đoạn 1 và giai đoạn chuyển tiếp của chuyển dạ.
6. Vỡ túi nước ối
Khi túi nước ối bị vỡ, nước ối sẽ chảy tràn qua âm đạo. Thời điểm này, bạn nên nhanh chóng nhập viện để các bác sĩ hỗ trợ quá trình sinh nở.
Phần lớn thai phụ thấy xuất hiện những cơn co thông thường trước khi bị vỡ ối. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nước ối lại bị vỡ trước. Nếu điều này xảy ra, quá trình chuyển dạ thật đã tới rất gần.
Nếu bạn là một trong những chị em phụ nữ hay bị đau lưng tiền kinh nguyệt thì trước khi lâm bồn vài ngày, bạn cũng có thể sẽ bị đau lưng.
Những cơn đau lưng báo hiệu chuyển dạ này âm ỉ ở lưng dưới. Đó là dấu hiệu cho thấy cổ tử cung đã mềm và “chín” chuẩn bị cho sự ra đời của em bé.
Một số bà bầu cảm thấy cơn đau lưng bắt nguồn từ xương chậu và đau quanh xương chậu. Sự linh hoạt giữa các dây chằng ở xương chậu (gây nên cơn đau) cho phép xương của mẹ co giãn tốt, chuẩn bị cho sự chào đời của bé.
Những lúc như này, mẹ bầu hãy ăn uống đầu đủ và nghỉ ngơi tốt để chuẩn bị sức khỏe cho cuộc vượt cạn đầu cam go sắp tới.
2. Tiêu chảy
Thường một vài ngày trước khi chuyển dạ, cơ thể bạn tiết ra prostaglandins. Đây là cách giúp cho tử cung co thắt nhưng lại có thể gây tiêu chảy.
Một điều thú vị là cũng có một số phụ nữ thường bị tiêu chảy trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Bác sĩ sản khoa Robert Dickinson (Đại học Nam Florida - Mỹ) cho biết: "Tất cả là do sự thay đổi hoocmon nữ trong cơ thể phụ nữ trước khi có sự thay đổi như đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc sinh con".
3. Chất nhờn âm đạo, có thể lẫn máu
Trong quá trình mang thai, có một chất nhầy được bít kín cổ tử cung để bảo vệ tử cung khỏi nhiễm trùng. Chất nhầy này còn có tên gọi khác là nút nhầy.
Đến cuối thai kỳ, cổ tử cung trở nên mỏng và mềm hơn. Khi cổ tử cung bắt đầu mỏng đi và giãn ra để chuẩn bị cho cuộc sinh, nút nhầy bị thải ra ngoài.
Mẹ bầu có thể nhận biết dịch âm đạo cảnh báo chuyển dạ như sau: dịch nhầy thay đổi màu sắc từ trắng trong sang màu kem và có thể lốm đốm máu (máu có thể đỏ tươi, hồng hoặc màu nâu tối).
Nếu bạn tiết dịch nhiều nhưng chưa có những cơn co thắt thì cũng được xem như dấu hiệu sắp chuyển dạ. Tốt nhất là không nên quá hoang mang bởi vì với nhiều người mẹ, sự tiết dịch âm đạo thường xuất hiện trước đó vài ngày, thậm chí hàng tuần mới đến ngày sinh nở.
4. Cảm giác thai tụt xuống như sắp rơi
Trường hợp này gọi là sa bụng. Thai nhi không còn đè lên cơ hoành mà tụt sâu xuống vùng xương chậu để chuẩn bị chào đời.
Với những mẹ bầu sinh con so, thai thường đi xuống khung chậu nhiều tuần trước khi chuyển dạ. Bạn có thể cảm thấy căng và đau lan xuống âm đạo. Bạn cũng có thể thấy tử cung xuống thấp hơn và bạn đột ngột cảm thấy dễ chịu, có thể thở dễ dàng hơn.
5. Cảm giác buồn nôn
Nhiều phụ nữ có kinh nghiệm chia sẻ, họ nôn hoặc cảm thấy buồn nôn tại nhiều thời điểm trong suốt cơn chuyển dạ. Đôi khi, cảm giác nôn và buồn nôn xảy ra trước cơn chuyển dạ nhưng thông thường, nó “góp mặt” ở giai đoạn 1 và giai đoạn chuyển tiếp của chuyển dạ.
6. Vỡ túi nước ối
Khi túi nước ối bị vỡ, nước ối sẽ chảy tràn qua âm đạo. Thời điểm này, bạn nên nhanh chóng nhập viện để các bác sĩ hỗ trợ quá trình sinh nở.
Phần lớn thai phụ thấy xuất hiện những cơn co thông thường trước khi bị vỡ ối. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nước ối lại bị vỡ trước. Nếu điều này xảy ra, quá trình chuyển dạ thật đã tới rất gần.
Một số người mẹ chỉ lướt qua cơn đau khi sinh nở, trong khi những người mẹ khác cơn đau "vượt cạn" thật dữ dội.