Một số sai lầm khi dạy con tập nói
Nếu như trong gia đình mà ông bà, cha mẹ, người giúp việc... mỗi người nói bằng phương ngữ khác nhau sẽ làm trẻ bị “nhiễu” và là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm nói.
1. Phản ứng quá nhanh với những yêu cầu của trẻ
2. Dùng ngôn ngữ trẻ con để nói chuyện với bé
Dùng ngôn ngữ trẻ con để nói chuyện với trẻ có nghĩa là người lớn thường dùng những từ đã được tỉnh lược để nói chuyện với trẻ. Ví dụ, thay vì nói “ăn cơm”, thì người lớn thường nói thành “cơm cơm”, “đi ngủ” thì lại nói thành “ngủ ngủ”. Nhiều ông bố bà mẹ sai lầm khi cứ nghĩ rằng chỉ cần dùng ngôn ngữ thế nào cho trẻ nhanh hiểu nhất và tỏ ra thích thú là được chứ không cần thiết là phải nói đúng và nói chính xác. Lâu dần, chính thói quen này của người lớn đã khiến cho trẻ mất đi khả năng tư duy về “lời nói đúng và đầy đủ”.
3. Thường lặp lại những lỗi phát âm sai của trẻ
Trẻ em trong giai đoạn học nói thường phát âm không được rõ, còn ngọng và đôi lúc là phát âm sai. Mỗi lần như vậy, người lớn thường cười và nhắc lại điều này vào những lần sau. Điều đó khiến trẻ tưởng rằng như vậy sẽ làm cho mọi người thích thú, và không nhận ra được cái sai của mình. Chính vì vậy cha mẹ không nên nhại lại lời nói sai của trẻ mà nên sửa lại cách phát âm mỗi lần trẻ nói sai. Lâu dần, nó sẽ trở thành một thói quen và giúp trẻ phát âm đúng.
4. Môi trường ngôn ngữ phức tạp
Hiện nay, có rất nhiều gia đình mà ông, bà, bố, mẹ, người giúp việc nói với nhau bằng những phương ngữ khác nhau. Chính môi trường ngôn ngữ phức tạp này đã khiến cho trẻ bị “nhiễu” khi học nói. Kết quả thường thấy là hiện tượng trẻ học nói chậm.