Trẻ chậm nói phần lớn do cha mẹ

,
Chia sẻ

Sao nhãng việc trò chuyện và vui chơi với con là nguyên nhân chính khiến trẻ chậm nói.

Với những đứa trẻ phát triển khỏe mạnh thì từ 10 đến 12 tháng tuổi là bắt đầu biết nói, nếu như vượt quá thời gian trên mà trẻ vẫn chưa bi bô nói những từ đơn giản như “măm măm”, “o oe” thì bạn nên để ý nhiều hơn về việc chậm nói của con.
 
Thông thường có 3 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nói của trẻ đó là yếu tố sinh lý, yếu tố tâm lý và yếu tố gia đình. Nếu như khả năng nghe hoặc khí quản của trẻ có vấn đề sẽ dẫn đến việc trẻ bị chậm nói, nếu nặng hơn sẽ dẫn đến việc bị câm.
 
Tuy nhiên đa số trẻ chậm nói là do yếu tố gia đình gây nên. Nhiều ông bố bà mẹ vì quá bận với công việc, vì các thói quen sống mà ít giao lưu nói chuyện hoặc không gợi chuyện để nói với con, lâu dần sẽ dẫn đến việc trẻ lười nói hoặc không chịu nói.
 

Cách gợi chuyện để kích thích bé nói:

- Gia đình, đặc biệt là bố mẹ nên thường xuyên nói chuyện với con, kết hợp vừa nói vừa dùng hình ảnh và hành động để mô tả. Ví dụ như bạn nắn chân cho con và nói cho con biết rằng “nắn chân, nắn chân cho bé yêu của mẹ khỏe nào”; khi chuẩn bị cho con ăn bạn hãy nói với bé “măm măm”, lâu dần bé sẽ biết măm măm là lời nói yêu khi bé chuẩn bị ăn… Có rất nhiều cách để tiếp cận nói chuyện với con, chính vì vậy các ông bố bà mẹ hãy chủ động nói chuyện nhiều hơn để bé tập phản xạ và “hóng” chuyện.

- Khi bé được 10 tháng tuổi trở lên bạn hãy tăng cường dạy con nói. Trước khi đưa bé ra ngoài bạn hãy dạy bé nói “bai bai”. Dùng lời nói và cử chỉ đưa tay lên miệng và chào là cách dạy con thông minh của các ông bố bà mẹ hiện đại.

- Cho con tiếp xúc và chơi với những bé gần tuổi khác. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng giữa những đứa trẻ có độ tuổi gần nhau, chúng có thứ ngôn ngữ của riêng mình. Việc được tiếp xúc với nhiều bé khác sẽ giúp con bạn tăng khả năng giao tiếp đồng thời kích thích nhu cầu nói của trẻ.
 
TrangMT
Theo BB
Chia sẻ