Một câu hỏi "cực đại" dành cho những chiếc túi Hermes tại Vbiz: Khi đường dây túi giả bị phanh phui, thì bao nhiêu % trong số đấy là hàng fake?
Không biết chủ sở hữu của những chiếc Hermes Himalayan Crocodile xa xỉ nói riêng hay những dáng Hermes nói chung có "lạnh gáy" không chứ dân tình đang thấp thỏm lắm rồi.
Nếu nói đến hàng giả hàng nhái, thì chỉ cần ra ngoài chợ, bạn sẽ bắt gặp hàng hà sa số những chiếc túi xách "copy" nguyên mẫu từ những thương hiệu xa xỉ như Chanel, Gucci, Hermes... với giá chỉ vài trăm ngàn. Những chiếc túi ấy tính ra chỉ là phù du so với bản gốc, nên chẳng mấy ai bận tâm để ý đến. Nhưng khi những chiếc túi giả lên tới vài trăm thậm chí tiền tỷ thì thật sự là một vụ lừa đảo kinh tế với phạm vi toàn cầu chứ không như mấy gian hàng ngoài chợ.
Khi đường dây làm giả túi Hermes được phanh phui trước công chúng, 10 bị cáo với tội danh lừa đảo được xác lập, khi đã tự sản xuất ra hàng loạt chiếc túi giả và bán với giá hàng chục nghìn euro, cụ thể là từ 23.500 – 32.000 euro (khoảng 640 - 900 triệu đồng) cho một chiếc túi. Họ đã kiếm chác được khoảng 2 triệu euro/năm, tương đương khoảng 52 tỷ đồng. Trong số 10 người thì có 3 người xuất phát từ việc chuyên sản xuất túi giả, 2 người đã làm việc tại Hermes, 1 người cung cấp đồ trang sức để trang trí túi xách và 4 người khác là những thợ thủ công lành nghề trong ngành da thuộc.
Vấn đề ở chỗ, họ đã tiêu thụ được những chiếc túi giả đó ở đâu và đã bán cho những ai? Theo như điều tra của các nhà chức trách, đối tượng khách hàng mà nhóm người này nhắm đến là khách du lịch châu Á ở Pháp cũng như khách hàng ở Hồng Kông. Một câu hỏi lớn đặt ra, khách hàng Việt Nam sang Pháp du lịch, liệu có "mắc bẫy" hàng giả của đường dây này?
Nhớ lại một câu chuyện về một chiếc túi Hermes đình đám tại Vbiz khoảng 3 - 4 năm trước
Một sự kiện mà có tới 4 - 5 người đẹp cầm trên tay chiếc túi Hermes Himalayan Crocodile Birkin - chiếc túi được mệnh danh là "đắt đỏ nhất thế giới". Giá của nó ở mức thấp nhất là 2,5 tỷ đồng; năm 2017 còn đạt mức cao kỷ lục là 8,6 tỷ đồng. Trên thế giới cũng chỉ có một số rất ít trong giới đại gia được sở hữu nó (nhiều người thừa tiền mà còn không mua được) vậy mà ở Việt Nam trong 1 bức ảnh mà có tới 4 người sở hữu. Một dấu hỏi "cực đại" xoay quanh chiếc túi từng gây bão showbiz Việt năm ấy. Khi đường dây túi Hermes giả bị phanh phui, liệu trong số những người đẹp này, bao nhiêu % là dùng đồ thật, bao nhiêu % là hàng giả.
Miu Lê và Lệ Quyên cũng sở hữu 2 chiếc túi thuộc dòng Hermes Himalayan Crocodile Birkin cao cấp.
Bão tố Vbiz từng nảy sinh từ chính bức ảnh định mệnh ấy. Người này tố người kia dùng túi Hermes giả mà cứ thản nhiên nâng niu khoe mẽ như đồ thật, người lại bị phơi bày chuyện có mỗi chiếc túi mà dùng đi dùng lại vẫn mạnh miệng chê bai người khác... Chỉ một bức ảnh mà trấn động cả showbiz Việt nguyên 1 năm trời.
Đương nhiên, chủ nhân của chiếc túi luôn khẳng định túi của mình là đồ thật, dù mua với nguồn nào, cách thức làm sao... thì vẫn khẳng định túi Hermes của mình là thật. Nghe thì có vẻ mơ hồ, nhưng nếu đặt mình ở địa vị những người bỏ ra cả đống tiền để mua túi thì mình cũng khẳng định chắc như "đinh đóng cột" vậy thôi, bởi có ai biết là đồ giả mà vẫn bỏ ra cả gia tài để sở hữu??? Câu trả lời chỉ có thể là mua phải hàng giả, mà cứ nghĩ hàng thật 100%, lấy đâu ra Hermes Himalayan Crocodile để cả Vbiz đấu đá nhau như thế.
Chỉ khi sự thật phanh phui, đường dây hàng giả được phơi bày trước bàn dân thiên hạ, thì dân tình mới "nháo nhào" với thật - giả lẫn lộn. Thiết nghĩ, không biết chủ sở hữu của những chiếc Hermes Himalayan Crocodile xa xỉ nói riêng hay những dáng Hermes nói chung có "lạnh gáy" không chứ dân tình đang thấp thỏm lắm rồi.