Mẹo hay giúp con giữ đồ chơi ngăn nắp
Nhiều bố mẹ có lúc phát điên với cảnh bày bừa đồ chơi khắp nhà của con, nhưng lại chưa biết cách để các con có ý thức dọn dẹp đồ chơi ngăn nắp sau khi chơi.
Dưới đây là những chia sẻ rất hữu ích của các chuyên gia về giáo dục và của cả các bà mẹ đã có “kinh nghiệm xương máu” trong việc huấn luyện con giữ đồ chơi ngăn nắp.
Tiến sĩ Susan Lutz Klauda, một nhà nghiên cứu về giáo dục ở Washingtin D.C (Mỹ) chia sẻ rằng cô đã lập một file excel để quản lý hơn 100 đồ chơi của con. Cô phân loại đồ chơi của con theo từng mảng như nghệ thuật, thủ công, bộ dụng cụ xây dựng, các đồ chơi khác; và theo sự phát triển của con từ sơ sinh, tập đi đến mẫu giáo; rồi cất hầu hết số đồ chơi đó vào kho. Cứ mỗi vài tuần, cô chọn một vài nhóm đồ chơi đưa cho con và thật bất ngờ khi hệ thống quản lý này giúp nhà cửa gọn gàng hơn rất nhiều.
Các bậc cha mẹ không nên mong đợi các bé từ 1-2 tuổi tự dọn dẹp đồ chơi. Thay vào đó, hãy thử động viên con bằng một vài bài hát vui vẻ về việc lau dọn nhà cửa; và nếu con cất đồ chơi đúng vị trí, hãy khen ngợi bé.
Khi trẻ từ 6-8 tuổi, hãy để chúng có cơ hội thể hiện ý tưởng của bản thân, cách chúng muốn sắp xếp, bày biện đồ đạc trong nhà. Bố mẹ có thể giúp con dọn dẹp nhưng nên nói ra mục đích của mình để các con hiểu ví dụ như: “Chúng ta phải dọn đồ chơi dưới sàn hôm nay vì mai sẽ là ngày hút bụi”.
(Ảnh minh họa).
Theo Tiến sĩ Roberta Golinkoff, một nhà nghiên cứu về sự phát triển của trẻ ở trường Đại học Delaware (Mỹ), các bậc cha mẹ nên căn cứ vào tuổi và khả năng của từng bé để đưa ra các quy định về việc sử dụng đồ chơi.
Giai đoạn trước 3 tuổi, bạn không cần sử dụng những quy tắc nhưng hãy làm những tấm gương tốt để con học tập. Tỏ ra vui vẻ khi dọn dẹp đồ chơi cùng con sẽ giúp các bé muốn bắt chước bạn. Khi trẻ từ 3 tuổi trở lên, bạn có thể giới thiệu nhiều hơn các khái niệm về việc dọn dẹp và đưa ra khuyến khích ví dụ như cho trẻ đi chơi công viên sau khi dọn xong đồ chơi.
Các bé từ 4 đến 5 tuổi đã bắt đầu ý thức được các việc mình làm. Do đó, nếu trẻ gây ra một mớ hỗn độn thì nên yêu cầu chúng sắp xếp lại cho ngăn nắp. Các bậc cha mẹ có thể cùng giúp và trò chuyện với con để bé vui vẻ thực hiện nhiệm vụ. Những đứa trẻ thích lau dọn có thể ngày lập tức hoàn thành công việc nhưng những bé khác thì cần phải dỗ dành khá nhiều.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng những tín hiệu bằng âm thanh ví dụ như rung chuông 5 phút trước giờ dọn dẹp đồ chơi để giúp trẻ có thời gian chuẩn bị.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mong muốn bẩm sinh của trẻ là trở thành người có ích, được giúp đỡ người khác. Một thí nghiệm đã được thực hiện trên 19 trẻ 3 tuổi. Các bé được trao các đồ dùng cùng loại, một chiếc bị hỏng và đồ còn lại vẫn tốt ví dụ như một chiếc cốc nhựa nguyên vẹn và một chiếc bị thủng đáy. Một người lớn giả vờ hỏi mượn đứa bé một trong các đồ dùng đó. Kết quả là trong 38 lần yêu cầu mượn cái cốc bị thủng, thì có 26 lần bé đưa chiếc cốc còn nguyên vẹn.
Khi yêu cầu con dọn dẹp đồ đạc, chúng ta phải dựa vào tính cách của từng trẻ để đưa ra những biện pháp thúc giục nhẹ nhàng và phải trân trọng việc làm đó của bé. Trong khi làm nhiệm vụ, hãy nói chuyện vui vẻ và sử dụng từ “chúng ta” để nhấn mạnh tinh thần làm việc nhóm. Cho dù trẻ có nhiều đồ chơi hay không thì việc dạy trẻ cách giữ gọn đồ chơi sẽ giúp trẻ trau dồi kỹ năng tổ chức và có ý thức trách nhiệm.
Các bậc phụ huynh cũng có thể học cách dạy bé giữ gọn đồ chơi của các thầy cô giáo. Trong các lớp học, bé có rất nhiều đồ chơi nhưng chúng luôn được sắp xếp gọn gàng còn khi về nhà thì không.
Tiến sĩ Susan Lutz Klauda, một nhà nghiên cứu về giáo dục ở Washingtin D.C (Mỹ) chia sẻ rằng cô đã lập một file excel để quản lý hơn 100 đồ chơi của con. Cô phân loại đồ chơi của con theo từng mảng như nghệ thuật, thủ công, bộ dụng cụ xây dựng, các đồ chơi khác; và theo sự phát triển của con từ sơ sinh, tập đi đến mẫu giáo; rồi cất hầu hết số đồ chơi đó vào kho. Cứ mỗi vài tuần, cô chọn một vài nhóm đồ chơi đưa cho con và thật bất ngờ khi hệ thống quản lý này giúp nhà cửa gọn gàng hơn rất nhiều.
Các bậc cha mẹ không nên mong đợi các bé từ 1-2 tuổi tự dọn dẹp đồ chơi. Thay vào đó, hãy thử động viên con bằng một vài bài hát vui vẻ về việc lau dọn nhà cửa; và nếu con cất đồ chơi đúng vị trí, hãy khen ngợi bé.
Khi trẻ từ 6-8 tuổi, hãy để chúng có cơ hội thể hiện ý tưởng của bản thân, cách chúng muốn sắp xếp, bày biện đồ đạc trong nhà. Bố mẹ có thể giúp con dọn dẹp nhưng nên nói ra mục đích của mình để các con hiểu ví dụ như: “Chúng ta phải dọn đồ chơi dưới sàn hôm nay vì mai sẽ là ngày hút bụi”.
(Ảnh minh họa).
Giai đoạn trước 3 tuổi, bạn không cần sử dụng những quy tắc nhưng hãy làm những tấm gương tốt để con học tập. Tỏ ra vui vẻ khi dọn dẹp đồ chơi cùng con sẽ giúp các bé muốn bắt chước bạn. Khi trẻ từ 3 tuổi trở lên, bạn có thể giới thiệu nhiều hơn các khái niệm về việc dọn dẹp và đưa ra khuyến khích ví dụ như cho trẻ đi chơi công viên sau khi dọn xong đồ chơi.
Các bé từ 4 đến 5 tuổi đã bắt đầu ý thức được các việc mình làm. Do đó, nếu trẻ gây ra một mớ hỗn độn thì nên yêu cầu chúng sắp xếp lại cho ngăn nắp. Các bậc cha mẹ có thể cùng giúp và trò chuyện với con để bé vui vẻ thực hiện nhiệm vụ. Những đứa trẻ thích lau dọn có thể ngày lập tức hoàn thành công việc nhưng những bé khác thì cần phải dỗ dành khá nhiều.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng những tín hiệu bằng âm thanh ví dụ như rung chuông 5 phút trước giờ dọn dẹp đồ chơi để giúp trẻ có thời gian chuẩn bị.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mong muốn bẩm sinh của trẻ là trở thành người có ích, được giúp đỡ người khác. Một thí nghiệm đã được thực hiện trên 19 trẻ 3 tuổi. Các bé được trao các đồ dùng cùng loại, một chiếc bị hỏng và đồ còn lại vẫn tốt ví dụ như một chiếc cốc nhựa nguyên vẹn và một chiếc bị thủng đáy. Một người lớn giả vờ hỏi mượn đứa bé một trong các đồ dùng đó. Kết quả là trong 38 lần yêu cầu mượn cái cốc bị thủng, thì có 26 lần bé đưa chiếc cốc còn nguyên vẹn.
Khi yêu cầu con dọn dẹp đồ đạc, chúng ta phải dựa vào tính cách của từng trẻ để đưa ra những biện pháp thúc giục nhẹ nhàng và phải trân trọng việc làm đó của bé. Trong khi làm nhiệm vụ, hãy nói chuyện vui vẻ và sử dụng từ “chúng ta” để nhấn mạnh tinh thần làm việc nhóm. Cho dù trẻ có nhiều đồ chơi hay không thì việc dạy trẻ cách giữ gọn đồ chơi sẽ giúp trẻ trau dồi kỹ năng tổ chức và có ý thức trách nhiệm.
Các bậc phụ huynh cũng có thể học cách dạy bé giữ gọn đồ chơi của các thầy cô giáo. Trong các lớp học, bé có rất nhiều đồ chơi nhưng chúng luôn được sắp xếp gọn gàng còn khi về nhà thì không.