Những trò chơi dân gian bạn sẽ tiếc nếu không dạy con
Bạn hãy ôn lại những khoảng khắc vui vẻ của thời thơ ấu khi cùng bé nhà mình tham gia những trò chơi dân gian rất bổ ích này nhé!
Đặc điểm chung của những trò chơi dân gian này là an toàn, gần gũi với con người Việt Nam và ích lợi cho việc phát triển thể chất cũng như trí tuệ của trẻ. Ngoài ra, một số trò chơi còn gắn liền với các bài đồng dao nên chơi cũng là một cách để bé tiếp thu và trau dồi khả năng ngôn ngữ. Vì thế, bạn nên khuyến khích và tạo điều kiện để con được chơi những trò chơi này nhé!
1. Chi chi chành chành
Tác dụng: Trò chơi này rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn cho các bé và không đòi hỏi phải có sân chơi cũng như cần có quá nhiều người chơi. Bạn có thể biến tấu trò “Chi chi chành chành” thành trò chơi giữa hai người (bạn và con) để áp dụng cho bé khoảng 1 tuổi.
Cách chơi:
Một người xòe bàn tay ra, người khác giơ một ngón tay trỏ ra đặt vào lòng bàn tay đó, người đó đọc nhanh:
“Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Ba vương ngũ đế
Bắt dế đi tìm
Ù à ù ập
Đóng sập cửa vào”.
Đến chữ “vào” thì người đó nắm tay lại, còn mọi người thì cố gắng rút tay thật nhanh. Ai rút không kịp bị nắm trúng thì bị thua cuộc, phải xòe tay và đọc câu đồng dao cho người khác chơi.
2. Oẳn tù tì
Tác dụng: Rèn luyện tính phán đoán và khả năng phản xạ nhanh nhẹn.
Cách chơi:
Trò chơi có thể tiến hành khi có 2 người chơi trở lên cùng đứng hoặc ngồi, tay đung đưa theo nhịp câu hát:
Oẳn tù tì
Ra cái gì?
Ra cái này!
Kết thúc câu hát, tất cả người chơi cùng xòe tay theo các hình: nắm tay là búa, chĩa hai ngón trỏ và ngón giữa là kéo, ngón trỏ là dùi, xòe cả bàn tay là lá. Tìm ra người thắng theo quy tắc sau: búa nện được kéo, dùi nhưng bị lá bọc; kéo cắt được lá; dùi đâm thủng lá; dùi khoan được kéo.
3. Ô ăn quan
Tác dụng: giúp bé làm quen với cách thức tính toán và rèn luyện tư duy sáng tạo.
Cách chơi:
Ô ăn quan có thể chơi ở trong nhà hay ngoài trời với các ô kẻ trên giấy, nền đất, miếng gỗ phẳng… Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia hình chữ nhật đó thành mười ô vuông, mỗi bên có năm ô đối xứng nhau. Ở hai cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật, kẻ hai ô hình bán nguyệt hoặc hình vòng cung hướng ra phía ngoài. Các ô hình vuông gọi là ô dân còn hai ô hình bán nguyệt hoặc vòng cung gọi là ô quan.
Quân chơi gồm 2 loại quan và dân được thu thập từ những vật có kích thước dễ cầm nắm và không quá nhẹ để tránh gió thổi như: sỏi, đá, khuy áo, hạt một số loại quả… (chú ý: quân quan phải to hơn hẳn quân dân). Số lượng “quan” luôn là 2, còn số lượng “dân” thay đổi tùy theo số ô ở hai bên, miễn là đảm bảo 5 “dân” trong một ô lúc bắt đầu chơi.
Hai bé ngồi hai bên cạnh của hình chữ nhật đã vẽ và lần lượt bốc quân ở ô bất kỳ để rải 1 quân ở tất cả các ô đi qua, rải đến khi nào gặp một ô trống (trừ ô quan) thì được ăn số quân ở ô liền sau ô trống đó. Cứ rải quân như vậy cho đến khi nào ăn hết quan thì đếm số quân ở hai bên, ai nhiều hơn là người thắng.
Trò chơi Ô ăn quan phù hợp với các bé ở độ tuổi tiểu học trở lên.
4. Bịt mắt bắt dê
Tác dụng: Rèn luyện thể chất và tính phán đoán, định hướng.
Cách chơi: Trò chơi này càng nhiều bé tham gia càng vui nên bạn có thể rủ thêm các bé khác cùng chơi. Khi bắt đầu chơi, các bé đứng nắm tay nhau quây thành vòng tròn rộng. Hai bé đứng giữa vòng tròn cùng bị bịt chặt mắt bằng miếng vải, một bé đóng vai con dê vừa chạy vừa kêu “be be”, bé còn lại là thợ săn, phải bắt được dê dựa theo tiếng kêu.
Các bé làm vòng tròn reo hò mách nước cho người bắt nhưng là mách sai để gây cười. Người săn bắt được dê thì dê được thay chỗ làm người săn và một người khác ở hàng rào vào làm dê, người săn thắng cuộc trở lại làm hàng rào.
5. Rồng rắn lên mây:
Tác dụng: Rèn luyện thể chất và tính nhanh nhẹn, linh hoạt. Ngoài ra còn dạy các bé tinh thần đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.
Cách chơi: Bạn hoặc một bé đóng làm thầy thuốc, các bé còn lại sắp hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi hát đồng dao:
Rồng rắn lên mây
Có cây xúc xắc
Có nhà hiển minh
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?
“Thầy thuốc” trả lời: “Thấy thuốc đi chơi (hay đi chợ, đi câu cá , đi vắng nhà...)”. Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời: “Có!”.
Khi thầy thuốc trả lời "có" thì người đầu đoàn "rồng rắn" bắt đầu cuộc đối đáp:
-Cho tôi xin ít lửa.
- Lửa làm gì? (Thầy thuốc hỏi)
- Lửa kho cá.
- Cá mấy khúc?
- Cá ba khúc.
- Cho ta xin khúc đầu.
- Cục xương cục xẩu.
- Cho ta xin khúc giữa.
- Cục máu cục me.
- Cho ta xin khúc đuôi.
- Tha hồ thầy đuổi.
Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng trong hàng. Còn người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản không cho người thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình, trong lúc đó cái đuôi phải chạy và tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc.
1. Chi chi chành chành
Tác dụng: Trò chơi này rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn cho các bé và không đòi hỏi phải có sân chơi cũng như cần có quá nhiều người chơi. Bạn có thể biến tấu trò “Chi chi chành chành” thành trò chơi giữa hai người (bạn và con) để áp dụng cho bé khoảng 1 tuổi.
Cách chơi:
Một người xòe bàn tay ra, người khác giơ một ngón tay trỏ ra đặt vào lòng bàn tay đó, người đó đọc nhanh:
“Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Ba vương ngũ đế
Bắt dế đi tìm
Ù à ù ập
Đóng sập cửa vào”.
Đến chữ “vào” thì người đó nắm tay lại, còn mọi người thì cố gắng rút tay thật nhanh. Ai rút không kịp bị nắm trúng thì bị thua cuộc, phải xòe tay và đọc câu đồng dao cho người khác chơi.
2. Oẳn tù tì
Tác dụng: Rèn luyện tính phán đoán và khả năng phản xạ nhanh nhẹn.
Cách chơi:
Trò chơi có thể tiến hành khi có 2 người chơi trở lên cùng đứng hoặc ngồi, tay đung đưa theo nhịp câu hát:
Oẳn tù tì
Ra cái gì?
Ra cái này!
Kết thúc câu hát, tất cả người chơi cùng xòe tay theo các hình: nắm tay là búa, chĩa hai ngón trỏ và ngón giữa là kéo, ngón trỏ là dùi, xòe cả bàn tay là lá. Tìm ra người thắng theo quy tắc sau: búa nện được kéo, dùi nhưng bị lá bọc; kéo cắt được lá; dùi đâm thủng lá; dùi khoan được kéo.
3. Ô ăn quan
Tác dụng: giúp bé làm quen với cách thức tính toán và rèn luyện tư duy sáng tạo.
Cách chơi:
Ô ăn quan có thể chơi ở trong nhà hay ngoài trời với các ô kẻ trên giấy, nền đất, miếng gỗ phẳng… Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia hình chữ nhật đó thành mười ô vuông, mỗi bên có năm ô đối xứng nhau. Ở hai cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật, kẻ hai ô hình bán nguyệt hoặc hình vòng cung hướng ra phía ngoài. Các ô hình vuông gọi là ô dân còn hai ô hình bán nguyệt hoặc vòng cung gọi là ô quan.
Quân chơi gồm 2 loại quan và dân được thu thập từ những vật có kích thước dễ cầm nắm và không quá nhẹ để tránh gió thổi như: sỏi, đá, khuy áo, hạt một số loại quả… (chú ý: quân quan phải to hơn hẳn quân dân). Số lượng “quan” luôn là 2, còn số lượng “dân” thay đổi tùy theo số ô ở hai bên, miễn là đảm bảo 5 “dân” trong một ô lúc bắt đầu chơi.
Hai bé ngồi hai bên cạnh của hình chữ nhật đã vẽ và lần lượt bốc quân ở ô bất kỳ để rải 1 quân ở tất cả các ô đi qua, rải đến khi nào gặp một ô trống (trừ ô quan) thì được ăn số quân ở ô liền sau ô trống đó. Cứ rải quân như vậy cho đến khi nào ăn hết quan thì đếm số quân ở hai bên, ai nhiều hơn là người thắng.
Trò chơi Ô ăn quan phù hợp với các bé ở độ tuổi tiểu học trở lên.
4. Bịt mắt bắt dê
Tác dụng: Rèn luyện thể chất và tính phán đoán, định hướng.
Cách chơi: Trò chơi này càng nhiều bé tham gia càng vui nên bạn có thể rủ thêm các bé khác cùng chơi. Khi bắt đầu chơi, các bé đứng nắm tay nhau quây thành vòng tròn rộng. Hai bé đứng giữa vòng tròn cùng bị bịt chặt mắt bằng miếng vải, một bé đóng vai con dê vừa chạy vừa kêu “be be”, bé còn lại là thợ săn, phải bắt được dê dựa theo tiếng kêu.
Các bé làm vòng tròn reo hò mách nước cho người bắt nhưng là mách sai để gây cười. Người săn bắt được dê thì dê được thay chỗ làm người săn và một người khác ở hàng rào vào làm dê, người săn thắng cuộc trở lại làm hàng rào.
5. Rồng rắn lên mây:
Tác dụng: Rèn luyện thể chất và tính nhanh nhẹn, linh hoạt. Ngoài ra còn dạy các bé tinh thần đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.
Cách chơi: Bạn hoặc một bé đóng làm thầy thuốc, các bé còn lại sắp hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi hát đồng dao:
Rồng rắn lên mây
Có cây xúc xắc
Có nhà hiển minh
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?
“Thầy thuốc” trả lời: “Thấy thuốc đi chơi (hay đi chợ, đi câu cá , đi vắng nhà...)”. Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời: “Có!”.
Khi thầy thuốc trả lời "có" thì người đầu đoàn "rồng rắn" bắt đầu cuộc đối đáp:
-Cho tôi xin ít lửa.
- Lửa làm gì? (Thầy thuốc hỏi)
- Lửa kho cá.
- Cá mấy khúc?
- Cá ba khúc.
- Cho ta xin khúc đầu.
- Cục xương cục xẩu.
- Cho ta xin khúc giữa.
- Cục máu cục me.
- Cho ta xin khúc đuôi.
- Tha hồ thầy đuổi.
Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng trong hàng. Còn người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản không cho người thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình, trong lúc đó cái đuôi phải chạy và tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc.