Những lý do bất ngờ ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ
Lớn lên trong một môi trường thiếu tình cảm gia đình và sự ấm áp của tình mẫu tử cũng có thể khiến chiều cao của trẻ kém hơn so với trẻ đồng lứa.
Chúng ta đều biết rằng chế độ ăn uống, tập thể dục và giấc ngủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao của trẻ. Nhưng trong thực tế, lớn lên trong một môi trường thiếu tình cảm gia đình và sự ấm áp của tình mẫu tử cũng có thể khiến trẻ phát triển chiều cao kém hơn so với trẻ đồng lứa. Đây là kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi các nghiên cứu viên của Bệnh viện Zhongda, thuộc trường Đại học Đông Nam, Trung Quốc.
Cha mẹ hay cãi nhau, con cái sẽ tăng trưởng chậm
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những đứa trẻ bị thiếu đi tình yêu của cha mẹ, đặc biệt là sự chăm sóc của mẹ bị tác động xấu tới chiều cao. Những gia đình thường xuyên cãi cọ khiến cho trẻ phải sống trong âm thanh của cuộc cãi vã, kết quả là sự tăng trưởng chiều cao của trẻ bị thấp hơn một vài cm so với những đứa trẻ bình thường khác.
Ảnh minh họa
Thiếu tình thương của mẹ sẽ ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ
Theo các nhà nghiên cứu, thiếu tình mẫu tử không chỉ ảnh hưởng đến chiều cao mà còn có thể khiến trẻ bị mắc bệnh “ức chế cảm xúc”. Ức chế cảm xúc ảnh hưởng đến hệ thống chức năng tuyến yên, làm giảm sự tiết hooc môn tăng trưởng.
Những đứa trẻ này do chất lượng giấc ngủ không tốt (ngủ không ngon giấc, không sâu, dễ bị tỉnh giấc, khi tỉnh giấc lại dễ khóc)... sẽ ảnh hưởng đến sự tiết hóc môn tăng trưởng. Ngoài vóc người thấp bé, trẻ còn phải đối mặt với sự kém phát triển trí tuệ hơn mức bình thường và dễ mắc chứng tự kỷ, hiếu động thái quá, uống nhiều, ăn nhiều, hành vi cũng dễ bị kích động.
Các chuyên gia nhắc nhở phụ huynh nên chú ý theo dõi sự phát triển của trẻ, so sánh sự tăng trưởng của chúng so với bạn cùng lớp, cùng tuổi. Những trẻ có chiều cao không đổi trong thời gian dài, hoặc tần số thay đổi quần áo, giày dép chậm hơn so với trẻ khác thì cha mẹ cần chú ý. Đặc biệt, những trẻ từ 3 tuổi trở lên có mức tăng chiều cao hàng năm dưới 5cm nên thận trọng.
Ảnh minh họa
Các yếu tố khác ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ
Ngoài việc thiếu tình yêu thương của mẹ thì các yếu tố khác như thức khuya, thiếu ánh sáng mặt trời, yếu tố môi trường, thiếu dinh dưỡng thiết yếu và dậy thì sớm cũng sẽ ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ.
Sự thiếu hụt dinh dưỡng là một trong những yếu tố ảnh hưởng chính đến chiều cao của trẻ. Trong đó lysine, kẽm, canxi là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xác định chiều cao. Lysine là một “máy gia tốc” hiệu quả bài tiết hooc môn tăng trưởng.
Các loại thực phẩm giàu protein có chứa lysine, chẳng hạn như thịt, gia cầm, trứng, sữa, cá, tôm, sò, sản phẩm từ sữa, đậu, mè đen...
Các loại thực phẩm giàu kẽm bao gồm: hải sản, thịt nội tạng, thịt nạc, lòng đỏ trứng, các loại đậu, đậu phộng, hạt kê, củ cải, bắp cải...
Canxi là thành phần chức năng chính của xương. Thực phẩm giàu canxi bao gồm: sản phẩm từ sữa, đậu nành, cá, hải sản... Ngoài ra, ánh nắng mặt trời cũng có thể thúc đẩy chiều cao.
Cha mẹ hay cãi nhau, con cái sẽ tăng trưởng chậm
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những đứa trẻ bị thiếu đi tình yêu của cha mẹ, đặc biệt là sự chăm sóc của mẹ bị tác động xấu tới chiều cao. Những gia đình thường xuyên cãi cọ khiến cho trẻ phải sống trong âm thanh của cuộc cãi vã, kết quả là sự tăng trưởng chiều cao của trẻ bị thấp hơn một vài cm so với những đứa trẻ bình thường khác.
Ảnh minh họa
Thiếu tình thương của mẹ sẽ ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ
Theo các nhà nghiên cứu, thiếu tình mẫu tử không chỉ ảnh hưởng đến chiều cao mà còn có thể khiến trẻ bị mắc bệnh “ức chế cảm xúc”. Ức chế cảm xúc ảnh hưởng đến hệ thống chức năng tuyến yên, làm giảm sự tiết hooc môn tăng trưởng.
Những đứa trẻ này do chất lượng giấc ngủ không tốt (ngủ không ngon giấc, không sâu, dễ bị tỉnh giấc, khi tỉnh giấc lại dễ khóc)... sẽ ảnh hưởng đến sự tiết hóc môn tăng trưởng. Ngoài vóc người thấp bé, trẻ còn phải đối mặt với sự kém phát triển trí tuệ hơn mức bình thường và dễ mắc chứng tự kỷ, hiếu động thái quá, uống nhiều, ăn nhiều, hành vi cũng dễ bị kích động.
Các chuyên gia nhắc nhở phụ huynh nên chú ý theo dõi sự phát triển của trẻ, so sánh sự tăng trưởng của chúng so với bạn cùng lớp, cùng tuổi. Những trẻ có chiều cao không đổi trong thời gian dài, hoặc tần số thay đổi quần áo, giày dép chậm hơn so với trẻ khác thì cha mẹ cần chú ý. Đặc biệt, những trẻ từ 3 tuổi trở lên có mức tăng chiều cao hàng năm dưới 5cm nên thận trọng.
Ảnh minh họa
Các yếu tố khác ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ
Ngoài việc thiếu tình yêu thương của mẹ thì các yếu tố khác như thức khuya, thiếu ánh sáng mặt trời, yếu tố môi trường, thiếu dinh dưỡng thiết yếu và dậy thì sớm cũng sẽ ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ.
Sự thiếu hụt dinh dưỡng là một trong những yếu tố ảnh hưởng chính đến chiều cao của trẻ. Trong đó lysine, kẽm, canxi là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xác định chiều cao. Lysine là một “máy gia tốc” hiệu quả bài tiết hooc môn tăng trưởng.
Các loại thực phẩm giàu protein có chứa lysine, chẳng hạn như thịt, gia cầm, trứng, sữa, cá, tôm, sò, sản phẩm từ sữa, đậu, mè đen...
Các loại thực phẩm giàu kẽm bao gồm: hải sản, thịt nội tạng, thịt nạc, lòng đỏ trứng, các loại đậu, đậu phộng, hạt kê, củ cải, bắp cải...
Canxi là thành phần chức năng chính của xương. Thực phẩm giàu canxi bao gồm: sản phẩm từ sữa, đậu nành, cá, hải sản... Ngoài ra, ánh nắng mặt trời cũng có thể thúc đẩy chiều cao.
3 nguyên tắc về dinh dưỡng cho sự phát triển chiều cao của trẻ mẹ nên biết.