Những điều không ai nói cho bạn biết khi vượt cạn
Bị “xì hơi” thành tiếng, thậm chí bạn có thể đại tiện ngay trên bàn đẻ và vô số những điều không ngờ khác đều có thể xảy ra lúc vượt cạn.
Có thai là một niềm vui lớn đối với tất cả các thành viên trong gia đình, đặc biệt là với người làm mẹ. Bạn mang thai và bạn đã tìm hiểu rất nhiều điều về quá trình mang thai, thời điểm vượt cạn cũng như cách nuôi dạy con. Tuy nhiên vượt cạn đối với mỗi người là thời khắc đặc biệt quan trọng và có nhiều điều về nó mà có thể bạn chưa từng nghe nói ở bất cứ trang web hay cuốn sách nào. Hãy điểm qua một số bất ngờ bạn có thể gặp phải sau đây trong quá trình sinh con nhé!
1. Bạn có thể bị nôn ọe
2. Bạn có thể thấy ớn lạnh và run rẩy
Khoảng gần 50% phụ nữ phàn nàn rằng họ run rẩy và răng va vào nhau lập cập trong quá trình sinh đẻ. Trên thực tế, rõ ràng bạn không hề bị lạnh, thậm chí nhiệt độ cơ thể bạn còn tăng hơn mức bình thường khoảng 1-2 độ khiến bạn bị nóng và đổ mồ hôi. Vậy điều gì khiến bạn bị như vậy? Nhiều nhà khoa học giải thích rằng trong quá trình chuyển dạ, một ít máu từ em bé sẽ bị truyền vào cơ thể người mẹ, và nếu 2 loại máu không tương thích (ví dụ máu của bạn nhóm A và máu của em bé nhóm B) thì sẽ dẫn đến việc mẹ bị ớn lạnh và run rẩy.
3. “Xì hơi” và những điều không hề mong đợi
Có những bà mẹ thấy thật xấu hổ khi trung tiện hay thậm chí đại tiện ngay trên bàn đẻ. Bạn cần hiểu rằng chuyện đó là vô cùng bình thường và không có gì phải xấu hổ. Khi một đứa trẻ sắp ra khỏi cơ thể mẹ qua ống sinh, không khí trong hậu môn sẽ bị ép hết ra ngoài. Điều này sẽ càng có khả năng xảy ra cao hơn nếu bạn dùng thuốc gây tê bởi thuốc gây tê sẽ làm tê liệt cơ thắt hậu môn. Ngoài ra, khi đầu em bé chuẩn bị chui ra ngoài, trực tràng của bạn cũng sẽ bị san phẳng và mọi thứ có trong đó sẽ bị đẩy ra ngoài, đó chính là lý do bạn hoàn toàn có thể sẽ đi đại tiện ngay trên bàn đẻ - điều này có nghĩa là cơ thể của bạn đang thực hiện đúng các chức năng của nó nên bạn không có gì phải lo lắng nhé!
4. Bạn hành động như bị mất hết lý trí
Trong quá trình chuyển dạ - đặc biệt nếu không được dùng thuốc giảm đau – bạn có thể sẽ la hét, khóc và thậm chí chửi thề cả chồng lẫn bác sỹ. Một số người thậm chí thấy khó chịu đến mức đã cởi hết quần áo và sinh con trong tình trạng khỏa thân. Tất cả những phản ứng này đều rất phổ biến và chúng chỉ đơn giản là sự phản ứng của cơ thể bạn với sự đau đớn và kiệt sức. Ngoài ra các phản ứng bất thường này cũng có thể là nguyên nhân của việc thay đổi hormone; bởi quá trình chuyển dạ gây ra sự thay đổi lớn về mức độ estrogen và progesterone. Tuy nhiên nếu không muốn chuyện này xảy ra, hãy chuẩn bị tinh thần cho mình thật kỹ nhé! Các nghiên cứu cho thấy những phụ nữ đã học qua các lớp học tiền sản có xu hướng bình tĩnh hơn so với những người không qua học các lớp học này.
5. Bạn quên hết mọi thứ đã học
6. Bất ngờ khi nhìn thấy con lần đầu
Bạn xem trên phim và thấy phản ứng đầu tiên của các bà mẹ là sự vỡ òa sung sướng. Thực tế có thể có đôi chút khác biệt. Bạn vừa trải qua một quá trình sinh nở đầy mệt mỏi và cần thời gian để cơ thể cũng như tâm lý được phục hồi. Nếu có thể, hãy cố gắng cho con bú rồi sau đó đưa con cho y tá chăm sóc để bạn được nghỉ ngơi. Nhiều mẹ chia sẻ rằng lần đầu tiên nhìn thấy con họ cảm thấy đầu óc trống rỗng và không có chút cảm xúc nào, tuy nhiên sau khi được nghỉ ngơi và nhìn thấy con lần thứ hai họ mới cảm thấy niềm sung sướng và tự hào đến phát khóc lên được!
7. Chồng có nên vượt cạn cùng bạn hay không?
Với tâm lý vượt cạn là một trong những thời điểm khó khăn và đau đớn nhất trong cuộc đời, nhiều phụ nữ muốn chồng ở bên mình trong lúc này. Và ở trên phim, điều đó có vẻ thật lãng mạn. Tuy nhiên thực tế có lẽ lại khác hoàn toàn. Tiếng bíp bíp của máy móc, sự đau đớn của người bạn đời và sự có mặt của các bác sỹ có thể làm cho anh ấy cảm thấy căng thẳng tột cùng, và điều đó sẽ càng gây khó khăn hơn cho quá trình sinh con của bạn. Có những anh chồng thậm chí đã ngất xỉu khi thấy vợ sinh con do quá căng thẳng. Bởi vậy nếu thấy bác sỹ mời chồng bạn ra ngoài, bạn không nên níu giữ anh ấy lại. Tốt nhất bạn nên đề nghị sự việc này với mẹ, mẹ chồng hoặc một thành viên nữ thân thiết trong gia đình – một người đã có kinh nghiệm về việc sinh đẻ để có thể động viên và giúp đỡ bạn tốt hơn.