"Hỏi xoáy" Trình Tuấn - ông bố đơn thân nuôi con bằng sữa mẹ
Sau biến cố gia đình, trở thành “gà trống nuôi con”, nhưng điều đó không làm Trình Tuấn nản lòng. Bởi biến cố cho anh cơ hội để tìm ra những câu trả lời cho sứ mệnh của anh trong cuộc đời này.
Câu chuyện “xin sữa mẹ nuôi con” của Trình Tuấn đã làm nên một câu chuyện về chân dung một người cha của thế hệ hiện đại. Để rồi từ đó, Trình Tuấn đã đi đến việc cùng thành lập dự án “Ngân hàng sữa mẹ” để giúp đỡ các bà mẹ trong quá trình nuôi con còn nhiều bỡ ngỡ. Khi con gái đã lớn lên, người cha này lại có những nỗi lo và mối quan tâm khác liên quan đến việc nuôi dạy con như bất kì bậc phụ huynh nào khác.
Trình Tuấn và con gái.(Ảnh: FB nhân vật)
Mẹ&Bé đã có cuộc trò chuyện với những câu hỏi “xoáy” cực kì thẳng thắn về hành trình yêu thương và những quan điểm nuôi con của ông bố đặc biệt này.
Chào bạn, tại sao bạn lại lựa chọn “con đường khó” là xin sữa mẹ để nuôi con thay vì sữa công thức có sẵn và tiện dụng hơn?
Khi con mới ra đời mình cũng muốn tốt nhất cho con mình nên khi đón bé về mình cũng mua sữa non,… đến khi bạn mình gọi điện bảo con mình đã mất mẹ đã thiệt thòi rồi, nên phải bù đắp thiệt thòi cho bé, nên bạn có xin sữa cho con, có sữa mẹ thì vẫn phát triển tốt nhất.
Lúc đó, mình cũng rất phân vân bú sữa người khác như thế nào. Mình cũng hơi lo lắng liệu xin sữa mẹ cho con bú thì có vấn đề gì không,… Mình mới đi hỏi kinh nghiệm từ một chi hội trưởng một hội thiện nguyện. Sau đó mình mới bắt đầu tìm hiểu thêm, mới thấy những rủi ro về bệnh tật từ mẹ truyền qua sữa rất thấp. Thậm chí là mẹ bị nhiễm HIV thì chỉ có 17% có thể gây truyền nhiễm đối với trẻ bú trực tiếp. Còn viêm gan B thì chưa có bằng chứng nào. Hiểu được rủi ro thấp nên đã loại bỏ được sự lo lắng của bản thân.
Bạn chọn sữa mẹ cho con vì lo lắng sữa công thức sẽ gây hại cho em bé?
Mình đi xin sữa mẹ cho con và thấy đó là điều tốt nhất có thể làm cho con mình.
"Mình chỉ mong Ủn được phát triển bình thường và mình muốn cố gắng làm hết khả năng của mình", ông bố đơn thân chia sẻ.(Ảnh: FB nhân vật)
Bạn có nói bạn muốn mang đến một môi trường bình thường để cho bé Ủn (con gái nhân vật) lớn lên. Nhưng với sự mất mát như thế, liệu bạn có nghĩ mình bù đắp được cho Ủn hay không?
Mình nghĩ một gia đình đã không trọn vẹn thì dù mình có làm như thế nào thì đó cũng không thể đem lại môi trường tốt nhất cho con được. Mình chỉ mong Ủn được phát triển bình thường và cố gắng làm hết khả năng của mình. Mình đang lo lắng giai đoạn sắp tới sẽ khi thế nào? Vì hiện nay, Ủn rơi vào tình trạng hoặc tự chơi với bản thân quá nhiều, hai là sẽ quá tự ti rồi rơi vào trạng thái cực đoan. Và mình đang thấy con ở trạng thái thứ hai nên rất lo về chuyện đó. Với mình, hành trình làm cha vẫn còn đang ở phía trước và phải học hỏi rất nhiều để làm được điều tốt nhất, còn kết quả như thế nào thì phải để thời gian trả lời.
Nghĩa là trong quá trình chăm sóc Ủn lớn lên, về mặt dinh dưỡng thì bạn rất rành rẽ và tìm hiểu tường tận, còn về mặt phát triển trí não bao gồm trí tuệ và tính cách thì có lẽ bạn vẫn còn hơi mơ hồ?
Mình cũng có tìm hiểu nhiều. Mình hiểu về sự phát triển não của con, mình hiểu tại sao mình không áp dụng những phương pháp giáo dục sớm vì mình biết nhiều người chọn giáo dục sớm để dạy con chữ cái. Mình quan sát và hiểu rằng dạy chữ không phải là cách duy nhất để giúp cho sự phát triển não của trẻ.
Con mình không có tập trung vào việc học chữ hay số, bé chỉ thích chơi thì mình đưa con ra thiên nhiên nhiều hơn, tiếp xúc với mọi thứ nhiều hơn. Còn cách để kích thích trí não, học nói, hay những phản xạ, biểu hiện tình cảm thì mình cố gắng để không khí gia đình tốt, không căng thẳng, cố gắng thể hiện tình cảm với Ủn nhiều bằng câu nói để mình quen với điều đó.
Theo Trình Tuấn, "Mình biết hành trình làm cha là hành trình học hoài", vì thế anh học cách nuôi dạy con từ nhiều người, những người có nhiều kinh nghiệm hơn anh.(Ảnh: FB nhân vật)
Bạn nói rằng phương pháp giáo dục sớm là áp dụng dạy chữ cho trẻ?
Mình đang thấy là các phương pháp khá lạm dụng trong việc đào tạo biết chữ sớm, biết số sớm. Còn mình không nói đó là bản chất của giáo dục sớm của nhà giáo dục Karl Witte. Bởi sau này nó bị thương mại hoá và bị lạm dụng rất là nhiều.
Nhưng cũng có nhiều nhà giáo dục lỗi lạc trên thế giới nghiên cứu và đưa ra các phương pháp giáo dục sớm như bà Maria Montessori, ông Makoto Shichida… và phương pháp của họ nhằm phát triển nội lực của con trẻ, xây dựng tính cách, lòng nhân ái cũng như sự tự do phát triển toàn diện. Thế nên, tôi mới hỏi, liệu bạn có cảm thấy mình mơ hồ về việc giáo dục phát triển về trí tuệ, tâm lý, tính cách chứ không chỉ là về chữ số hay con số?
Nếu nói về một phương pháp cụ thể để mà đọc thì mình khá là mơ hồ. Nhưng để nói về những điều mình phải biết về sự phát triển não như thế nào, dạy cho bé những gì,… hay nhìn thấy phương pháp giáo dục đó bị lạm dụng như thế nào,… mình đều biết để tránh. Do đó, về góc độ này thì mình thấy ổn.
Bạn tham khảo các kiến thức về giáo dục trí não và phát triển tính cách cho trẻ từ đâu?
Tất nhiên là mình cũng đọc chứ. Mình đọc những cuốn sách mà mình nói như Nuôi con kiểu Nhật, Giáo dục sớm của ông Karl Witte,... Mình đọc và dùng óc phản biện để thấy được những kiến thức trong đó. Mình đọc đã những tài liệu về kiến thức phát triển của não trẻ. Mình tổng hợp và phản biện lại những điều đó.
Bé Ủn là tất cả tình yêu và chân lý sống của ba.(Ảnh: FB nhân vật)
Thế trong tương lai gần thì bạn dự định sẽ có kế hoạch gì để giáo dục Ủn khi con lớn lên? Vì trẻ con lớn rất nhanh, bạn biết đấy!
Mình biết hành trình làm cha là hành trình học hoài. Cái gì mình không biết thì thành cái lo lắng. Nên khi làm babyme (một trang web chia sẻ thông tin về mang thai, sức khỏe trẻ em... do Trình Tuấn xây dựng) mình có thể kết hợp giữa việc kiếm tiền và việc tìm hiểu việc nuôi dạy con. Mình cũng từng nói mình không thể làm hết mọi thứ, mình cần sự giúp đỡ. Cách mình học kiến thức là mình đặt ra những câu hỏi rồi tự phân tích những điều đó.
Mình học từ nhiều người, những người chị làm cùng công ty, những người nuôi con khoa học, có những thứ họ hơn mình rất nhiều. Mình chỉ tiếc một điều mình sống theo đam mê nhiều nên khi làm việc gì đó thường bị cuốn vào, babyme dạo này cũng khác nhiều khiến mình ít có thời gian dành cho Ủn. Mình đang cố gắng tìm mọi cách để bù đắp cho con.
Cám ơn bạn về cuộc trò chuyện này.
Trình Tuấn và con gái.(Ảnh: FB nhân vật)
Chào bạn, tại sao bạn lại lựa chọn “con đường khó” là xin sữa mẹ để nuôi con thay vì sữa công thức có sẵn và tiện dụng hơn?
Khi con mới ra đời mình cũng muốn tốt nhất cho con mình nên khi đón bé về mình cũng mua sữa non,… đến khi bạn mình gọi điện bảo con mình đã mất mẹ đã thiệt thòi rồi, nên phải bù đắp thiệt thòi cho bé, nên bạn có xin sữa cho con, có sữa mẹ thì vẫn phát triển tốt nhất.
Lúc đó, mình cũng rất phân vân bú sữa người khác như thế nào. Mình cũng hơi lo lắng liệu xin sữa mẹ cho con bú thì có vấn đề gì không,… Mình mới đi hỏi kinh nghiệm từ một chi hội trưởng một hội thiện nguyện. Sau đó mình mới bắt đầu tìm hiểu thêm, mới thấy những rủi ro về bệnh tật từ mẹ truyền qua sữa rất thấp. Thậm chí là mẹ bị nhiễm HIV thì chỉ có 17% có thể gây truyền nhiễm đối với trẻ bú trực tiếp. Còn viêm gan B thì chưa có bằng chứng nào. Hiểu được rủi ro thấp nên đã loại bỏ được sự lo lắng của bản thân.
Bạn chọn sữa mẹ cho con vì lo lắng sữa công thức sẽ gây hại cho em bé?
Mình đi xin sữa mẹ cho con và thấy đó là điều tốt nhất có thể làm cho con mình.
"Mình chỉ mong Ủn được phát triển bình thường và mình muốn cố gắng làm hết khả năng của mình", ông bố đơn thân chia sẻ.(Ảnh: FB nhân vật)
Mình nghĩ một gia đình đã không trọn vẹn thì dù mình có làm như thế nào thì đó cũng không thể đem lại môi trường tốt nhất cho con được. Mình chỉ mong Ủn được phát triển bình thường và cố gắng làm hết khả năng của mình. Mình đang lo lắng giai đoạn sắp tới sẽ khi thế nào? Vì hiện nay, Ủn rơi vào tình trạng hoặc tự chơi với bản thân quá nhiều, hai là sẽ quá tự ti rồi rơi vào trạng thái cực đoan. Và mình đang thấy con ở trạng thái thứ hai nên rất lo về chuyện đó. Với mình, hành trình làm cha vẫn còn đang ở phía trước và phải học hỏi rất nhiều để làm được điều tốt nhất, còn kết quả như thế nào thì phải để thời gian trả lời.
Nghĩa là trong quá trình chăm sóc Ủn lớn lên, về mặt dinh dưỡng thì bạn rất rành rẽ và tìm hiểu tường tận, còn về mặt phát triển trí não bao gồm trí tuệ và tính cách thì có lẽ bạn vẫn còn hơi mơ hồ?
Mình cũng có tìm hiểu nhiều. Mình hiểu về sự phát triển não của con, mình hiểu tại sao mình không áp dụng những phương pháp giáo dục sớm vì mình biết nhiều người chọn giáo dục sớm để dạy con chữ cái. Mình quan sát và hiểu rằng dạy chữ không phải là cách duy nhất để giúp cho sự phát triển não của trẻ.
Con mình không có tập trung vào việc học chữ hay số, bé chỉ thích chơi thì mình đưa con ra thiên nhiên nhiều hơn, tiếp xúc với mọi thứ nhiều hơn. Còn cách để kích thích trí não, học nói, hay những phản xạ, biểu hiện tình cảm thì mình cố gắng để không khí gia đình tốt, không căng thẳng, cố gắng thể hiện tình cảm với Ủn nhiều bằng câu nói để mình quen với điều đó.
Theo Trình Tuấn, "Mình biết hành trình làm cha là hành trình học hoài", vì thế anh học cách nuôi dạy con từ nhiều người, những người có nhiều kinh nghiệm hơn anh.(Ảnh: FB nhân vật)
Mình đang thấy là các phương pháp khá lạm dụng trong việc đào tạo biết chữ sớm, biết số sớm. Còn mình không nói đó là bản chất của giáo dục sớm của nhà giáo dục Karl Witte. Bởi sau này nó bị thương mại hoá và bị lạm dụng rất là nhiều.
Nhưng cũng có nhiều nhà giáo dục lỗi lạc trên thế giới nghiên cứu và đưa ra các phương pháp giáo dục sớm như bà Maria Montessori, ông Makoto Shichida… và phương pháp của họ nhằm phát triển nội lực của con trẻ, xây dựng tính cách, lòng nhân ái cũng như sự tự do phát triển toàn diện. Thế nên, tôi mới hỏi, liệu bạn có cảm thấy mình mơ hồ về việc giáo dục phát triển về trí tuệ, tâm lý, tính cách chứ không chỉ là về chữ số hay con số?
Nếu nói về một phương pháp cụ thể để mà đọc thì mình khá là mơ hồ. Nhưng để nói về những điều mình phải biết về sự phát triển não như thế nào, dạy cho bé những gì,… hay nhìn thấy phương pháp giáo dục đó bị lạm dụng như thế nào,… mình đều biết để tránh. Do đó, về góc độ này thì mình thấy ổn.
Bạn tham khảo các kiến thức về giáo dục trí não và phát triển tính cách cho trẻ từ đâu?
Tất nhiên là mình cũng đọc chứ. Mình đọc những cuốn sách mà mình nói như Nuôi con kiểu Nhật, Giáo dục sớm của ông Karl Witte,... Mình đọc và dùng óc phản biện để thấy được những kiến thức trong đó. Mình đọc đã những tài liệu về kiến thức phát triển của não trẻ. Mình tổng hợp và phản biện lại những điều đó.
Bé Ủn là tất cả tình yêu và chân lý sống của ba.(Ảnh: FB nhân vật)
Mình biết hành trình làm cha là hành trình học hoài. Cái gì mình không biết thì thành cái lo lắng. Nên khi làm babyme (một trang web chia sẻ thông tin về mang thai, sức khỏe trẻ em... do Trình Tuấn xây dựng) mình có thể kết hợp giữa việc kiếm tiền và việc tìm hiểu việc nuôi dạy con. Mình cũng từng nói mình không thể làm hết mọi thứ, mình cần sự giúp đỡ. Cách mình học kiến thức là mình đặt ra những câu hỏi rồi tự phân tích những điều đó.
Mình học từ nhiều người, những người chị làm cùng công ty, những người nuôi con khoa học, có những thứ họ hơn mình rất nhiều. Mình chỉ tiếc một điều mình sống theo đam mê nhiều nên khi làm việc gì đó thường bị cuốn vào, babyme dạo này cũng khác nhiều khiến mình ít có thời gian dành cho Ủn. Mình đang cố gắng tìm mọi cách để bù đắp cho con.
Cám ơn bạn về cuộc trò chuyện này.