Giải đáp những thắc mắc mẹ nào cũng muốn hỏi bác sĩ
Tại các phòng khám dinh dưỡng, các bà mẹ đưa con đến khám đông nườm nượp, hầu hết chỉ xoay quanh những vấn đề như: bé biếng ăn, còi xương, suy dinh dưỡng và chậm phát triển chiều cao...
Theo khảo sát Dinh dưỡng Đông Nam Á (SEANUTS) cho thấy 50% trẻ em Việt Nam thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu như vitamin A, B1, C, D và sắt. Và không ít các bà mẹ hiện nay uan niệm bằng mọi cách phải ép con ăn nhiều để trẻ chóng lớn. Song thực tế, điều đó sẽ khiến trẻ sợ hãi, chán ăn, ngày càng ốm yếu hơn.
Đến các phòng khám dinh dưỡng hiện nay sẽ thấy một thực tế các bà mẹ đưa con đến khám đông nườm nượp, hầu hết chỉ xoay quanh những vấn đề như: bé biếng ăn, còi xương, suy dinh dưỡng và chậm phát triển chiều cao...
Chúng ta hãy cùng gặp gỡ với bác sĩ Đỗ Hữu Hanh – Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh để cùng có thêm nhiều thông tin hữu ích về vấn đề này.
- Chào bác sĩ. Hiện nay con số những bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu không nhiều. Bác sĩ có ý kiến gì về vấn đề này và có thể nói rõ cho độc giả biết về thiệt thòi của những bé không hoặc ít được bú mẹ?
Trong thực tế hiện nay các bà mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu là rất ít, một phần vì sữa mẹ không đủ (về cả chất và lượng) nên các bà mẹ hay cho trẻ sử dụng thêm sữa ngoài hoặc cho trẻ ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi. Một phần khác là do các bà mẹ chưa có kiến thức đúng về sữa mẹ, thường có tâm lý cho trẻ sử dụng thêm sữa ngoài vì ngoài vì nghĩ sữa công thức tốt hơn và có thểm làm cho trẻ bụ hơn.
Những thiệt thòi đối với những bé không được bú sữa mẹ hoặc trẻ được bú quá ít là trẻ mất đi 1 lượng kháng thể để có thể tăng cường khả năng miễn dịch do người mẹ truyền cho con thông qua sữa mẹ trong giai đoạn cho trẻ bú. Những bé không hoặc ít được bú mẹ có sức đề kháng kém hơn những trẻ được bú sữa mẹ nhiều.
Sữa mẹ tập hợp phong phú các yếu tố hóa sinh ở dạng đang hoạt động, một lượng lớn các hormone và yếu tố tăng trưởng cùng với ít nhất 60 loại enzym bên cạnh thành phần hoàn hảo của những chất dinh dưỡng vi lượng và đa lượng.
Trong năm đầu đời, trọng lượng trẻ sơ sinh sẽ tăng gấp 3 lần và chiều cao tăng gấp 1,5 lần. Trẻ cần số năng lượng tính trên cân nặng cao gấp 3-4 lần so với người lớn. Vì thế những trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ đầy đủ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng và sức đề kháng kém hơn những trẻ được bú mẹ.
Mặc khác sữa mẹ là nguồi dinh dưỡng dễ hấp thu hơn bất kỳ một loại thức ăn nào khác trong giai đoạn này,vì giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt.
- Thưa bác sĩ, vẫn biết là việc cho trẻ bú sữa mẹ mang lại rất nhiều lợi ích nhưng nếu mẹ không đủ sữa cho bé bú thì phải làm gì?
Trước tiên các bà mẹ cần xây dựng lại 1 chế độ ăn và uống một lượng nước phù hợp để cải thiện số lượng và chất lượng sữa mẹ. Dù sữa mẹ có ít thì các bà mẹ cũng tăng cường cho trẻ bú vì khi trẻ bú sẽ kích thích sữa tiết ra nhiều hơn, nếu không cải thiện được tình hình thì các bà mẹ nên tìm đến bác sỹ dinh dưỡng nhờ tư vấn.
Cũng có 1 số trường hợp đặc biệt không cải thiện được lượng sữa mẹ (mẹ sử dụng kháng sinh nhiều, cho trẻ bú quá muộn sau khi sinh, do cơ địa...) các bà mẹ buộc lòng phải sử dụng thêm sữa công thức để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.
- Có một thực tế rất mâu thuẫn rằng hiện nay kinh tế của hầu hết các gia đình đều khá giả hơn trước, nhưng tỉ lệ bé biếng ăn, còi xương và suy dinh dưỡng vẫn rất cao. Và đặc biệt có một số gia đình càng khá giả, càng ra sức tẩm bổ cho con thì con lại càng còi. Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến tình trạng này?
Vấn đề này rất phổ biến trong quá trình khám và điều trị dinh dưỡng tại Phòng khám dinh dưỡng – 70 Nguyễn Chí Thanh tôi rất hay gặp.
Mặc dù bé thuộc gia đình có điều kiện kinh tế khá, thậm chí rất tốt cũng có trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, biếng ăn. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là do kiến thức và thực hành của các bà mẹ trong những gia đình này chưa đủ hoặc có quan niệm sai lầm về nuôi dưỡng trẻ, tôi có thể kể 1 vài nguyên nhân như sau:
- Sợ con đau ốm nên bao bọc con quá kỹ như để trẻ ở phòng tối quá lâu không cho tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khiến trẻ bị thiếu vitamin D, dẫn đến còi xương.
- Sợ con dễ bị tiêu chảy nên khẩu phần ăn của trẻ bị hạn chế. Nhiều bà mẹ cứ nghĩ cho con ăn nhiều thịt, nhiều sữa là tốt nên khiến khẩu phần ăn của bé bị mất cân bằng, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu, dần dần dẫn đến biếng ăn, suy dinh dưỡng.
- Sợ con ăn không đủ nên hay o ép,cưỡng chế để trẻ ăn được số lượng nhiều hơn. Điều này dần dần cũng dẫn đến tình trạng bé biếng ăn, sợ ăn.
- Quá lạm dụng thực phẩm chức năng bổ sung cho trẻ khiến cơ thể bé không tự sản sinh ra được hệ thống men tiêu hóa, phải phụ thuộc vào những sản phẩm bổ sung từ bên ngoài đưa vào. Lâu dần sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của bé và khi mẹ dừng cho con sử dụng những sản phảm này bé sẽ lại biếng ăn như ban đầu, thậm chí còn biếng ăn hơn.
- Lại thêm một thực tế rất buồn cười nữa là có một số bà mẹ Việt Nam lúc nào cũng thấy con còi mặc dù trên thực tế bé không hề còi. Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân do đâu và làm cách nào để xác định được con mình đang trong ngưỡng phát triển bình thường hoặc suy dinh dưỡng?
Đúng vậy! Các bà mẹ việt nam nuôi con hay có sự so sánh, con nhà này to hơn, cao hơn con nhà mình. Tâm lý sợ con còi và thích được hàng xóm, bạn bè, anh em... khen là nuôi con mát tay nên thường muốn con mình bụ hơn những đữa trẻ khác.
Đây là 1 quan niệm cổ hủ lạc hậu vì một đứa trẻ khỏe mạnh không nhất thiết phải bụ bẫm, mập mạp. Quan trọng là trẻ phát triển tốt cân nặng, chiều cao và được cung cấp nguồn dinh dưỡng hợp lý qua từng tháng tuổi, năm tuổi.
Các bà mẹ muốn xác định con mình đang trong ngưỡng phát triển bình thường hay suy dinh dưỡng thì có thể xác định thông qua bảng tăng trưởng của tổ chức y tế thế giới WHO hay đơn giản hơn là đến bác sỹ dinh dưỡng để kiểm tra định kỳ cho con mình.
- Có một vấn đề nan giải làm đau đầu không ít bà mẹ đang nuôi con nhỏ là tình trạng những trẻ tuy đã lớn đến 3-4 tuổi nhưng vẫn chưa biết nhai, mọi thức ăn đều phải xay nhuyễn. Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân và tác hại của "vấn nạn" này?
Các bà mẹ thường cho cháo/ bột/ cơm hay các loại thức ăn của bé vào máy xay sinh tố để nghiền nhỏ thành hỗn hợp mịn, rồi cho bé ăn. Làm cho bé tiếp xúc với dạng thức ăn này chỉ nuốt mà không nhai. Khi đó các cơ nhai và hàm của bé không được tập luyện sẽ yếu đi.
Việc này kéo dài đến khi trẻ được 3 – 4 tuổi sẽ khiến bé không biết nhai, ảnh hưởng tới quá trình hấp thu và tiêu hóa của bé. Hơn nữa, bé không nhai khiến men tiêu hóa không được kích thích một cách trọn vẹn. Điều đó lâu dần sẽ làm bé chán ăn hoặc dẫn tới hình thành thói quen ngậm thức ăn trong miệng.
Khi bé bắt đầu mọc răng, mẹ nên tập cho bé nhai. Khi nhai, răng hàm và răng cửa của bé sẽ hoạt động để cắt và nghiền nát thức ăn. Các cơ hàm cũng giúp cho việc nhai trở nên hoàn thiện hơn.
Tập cho con ăn những thức ăn thô không chỉ vừa giúp bé tập nhai mà vừa giải quyết cảm giác khó chịu khi bé mọc những chiếc răng tiếp theo.
- Tăng chiều cao cho con là nỗi niềm đau đáu của tất cả các bà mẹ. Bác sĩ có thể bày cho các mẹ một số phương pháp đúng đắn nhất để chăm con sao cho trẻ có thể phát triển chiều cao một cách tối ưu nhất?
Về vấn đề này, rất nhiều các bà mẹ quan tâm nhưng để phát triển chiều cao tốt cho bé thì các bà mẹ cần quan tâm tới bé ngay từ khi còn bé (0- 24 tháng) vì trong giai đoạn này trẻ phát triển chiều cao rất mạnh, khi đó nếu bé được phòng chống còi xương, ăn uống với một chế độ dinh dưỡng tốt, giàu vi chất thì sẽ giúp chiều cao của bé phát triển một cách tối ưu.
Khi ngoài 2 tuổi, độ cốt hóa xương của bé bắt đầu cứng cáp nên để phát triển chiều cao cho bé trong giai đoạn này sẽ ít hiệu quả.
Để phát triển chiều cao cho con một cách tối ưu, các bà mẹ cần chú ý 2 vấn đề là bổ sung vi chất đầy đủ cho bé, đặc biệt là canxi và về hoóc môn tăng trưởng của bé nếu bé khó ngủ, không ngon giấc, hay giật mình... Những điều này cũng sẽ làm hạn chế việc sản sinh ra hoóc môn tăng trưởng của bé làm bé chậm phát triển.
- Một thực tế tràn lan và rất nguy hiểm hiện nay là rất nhiều mẹ tự làm bác sĩ kê thuốc khám bệnh cho con, ví dụ như tự ý cho con bổ sung canxi, vitamin D với mong muốn con phát triển chiều cao, tự ý bổ sung các loại thuốc giúp bé ăn ngon hay men tiêu hóa... Xin bác sĩ cho biết rõ tác hại và cho các mẹ một lời khuyên đúng đắn nhất?
Thực tế hiện nay người dân nói chung chứ không chỉ có các bà mẹ nuôi con nhỏ có thói quen tự mua thuốc hay thực phẩm bổ sung cho con với mong muốn cho con phát triển tốt hơn.
Nhưng đây là một thói quen rất nguy hiểm vì tất cả các loại chất hay hoạt chất nào vào cơ thể quá nhiều cũng có thể gây không tốt và nguy hiểm cho trẻ. Ví dụ như khi uống vitamin D hay canxi quá nhiều trong thời gian dài có thể gây thừa, dẫn đến ngộ độc, cốt hóa xương sớm...
Đặc biệt các bà mẹ quá lạm dụng vào các loại men tiêu hóa, vi sinh sử dụng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa của trẻ làm cơ chế sản sinh ra các chất này lười hoạt động ảnh hưởng lâu dài đến khả năng hấp thu và phát triển của trẻ.
Vì vậy, một lời khuyên đúng đắn nhất dành cho các mẹ là khi thấy con có biểu hiện nào không tốt về sức khỏe hay khi bé biếng ăn, mẹ tuyệt đối không nên tự làm bác sĩ kê đơn thuốc cho con uống vì điều này sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường.
Cách thông thái nhất là hãy đưa con đến gặp bác sĩ dinh dưỡng khi trẻ có những biểu hiện của còi xương, biếng ăn, suy dinh dưỡng... để nhận được sự tư vấn tốt nhất.
- Xin chân thành cảm ơn bác sĩ đã trao đổi.
Để được tư vấn dinh dưỡng online mời truy cập tại đây. (http://phongkhamdinhduong.vn/advice.aspx)
Đến các phòng khám dinh dưỡng hiện nay sẽ thấy một thực tế các bà mẹ đưa con đến khám đông nườm nượp, hầu hết chỉ xoay quanh những vấn đề như: bé biếng ăn, còi xương, suy dinh dưỡng và chậm phát triển chiều cao...
Chúng ta hãy cùng gặp gỡ với bác sĩ Đỗ Hữu Hanh – Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh để cùng có thêm nhiều thông tin hữu ích về vấn đề này.
- Chào bác sĩ. Hiện nay con số những bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu không nhiều. Bác sĩ có ý kiến gì về vấn đề này và có thể nói rõ cho độc giả biết về thiệt thòi của những bé không hoặc ít được bú mẹ?
Trong thực tế hiện nay các bà mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu là rất ít, một phần vì sữa mẹ không đủ (về cả chất và lượng) nên các bà mẹ hay cho trẻ sử dụng thêm sữa ngoài hoặc cho trẻ ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi. Một phần khác là do các bà mẹ chưa có kiến thức đúng về sữa mẹ, thường có tâm lý cho trẻ sử dụng thêm sữa ngoài vì ngoài vì nghĩ sữa công thức tốt hơn và có thểm làm cho trẻ bụ hơn.
Những thiệt thòi đối với những bé không được bú sữa mẹ hoặc trẻ được bú quá ít là trẻ mất đi 1 lượng kháng thể để có thể tăng cường khả năng miễn dịch do người mẹ truyền cho con thông qua sữa mẹ trong giai đoạn cho trẻ bú. Những bé không hoặc ít được bú mẹ có sức đề kháng kém hơn những trẻ được bú sữa mẹ nhiều.
Sữa mẹ tập hợp phong phú các yếu tố hóa sinh ở dạng đang hoạt động, một lượng lớn các hormone và yếu tố tăng trưởng cùng với ít nhất 60 loại enzym bên cạnh thành phần hoàn hảo của những chất dinh dưỡng vi lượng và đa lượng.
Trong năm đầu đời, trọng lượng trẻ sơ sinh sẽ tăng gấp 3 lần và chiều cao tăng gấp 1,5 lần. Trẻ cần số năng lượng tính trên cân nặng cao gấp 3-4 lần so với người lớn. Vì thế những trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ đầy đủ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng và sức đề kháng kém hơn những trẻ được bú mẹ.
Mặc khác sữa mẹ là nguồi dinh dưỡng dễ hấp thu hơn bất kỳ một loại thức ăn nào khác trong giai đoạn này,vì giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt.
- Thưa bác sĩ, vẫn biết là việc cho trẻ bú sữa mẹ mang lại rất nhiều lợi ích nhưng nếu mẹ không đủ sữa cho bé bú thì phải làm gì?
Trước tiên các bà mẹ cần xây dựng lại 1 chế độ ăn và uống một lượng nước phù hợp để cải thiện số lượng và chất lượng sữa mẹ. Dù sữa mẹ có ít thì các bà mẹ cũng tăng cường cho trẻ bú vì khi trẻ bú sẽ kích thích sữa tiết ra nhiều hơn, nếu không cải thiện được tình hình thì các bà mẹ nên tìm đến bác sỹ dinh dưỡng nhờ tư vấn.
Cũng có 1 số trường hợp đặc biệt không cải thiện được lượng sữa mẹ (mẹ sử dụng kháng sinh nhiều, cho trẻ bú quá muộn sau khi sinh, do cơ địa...) các bà mẹ buộc lòng phải sử dụng thêm sữa công thức để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.
- Có một thực tế rất mâu thuẫn rằng hiện nay kinh tế của hầu hết các gia đình đều khá giả hơn trước, nhưng tỉ lệ bé biếng ăn, còi xương và suy dinh dưỡng vẫn rất cao. Và đặc biệt có một số gia đình càng khá giả, càng ra sức tẩm bổ cho con thì con lại càng còi. Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến tình trạng này?
Vấn đề này rất phổ biến trong quá trình khám và điều trị dinh dưỡng tại Phòng khám dinh dưỡng – 70 Nguyễn Chí Thanh tôi rất hay gặp.
Mặc dù bé thuộc gia đình có điều kiện kinh tế khá, thậm chí rất tốt cũng có trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, biếng ăn. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là do kiến thức và thực hành của các bà mẹ trong những gia đình này chưa đủ hoặc có quan niệm sai lầm về nuôi dưỡng trẻ, tôi có thể kể 1 vài nguyên nhân như sau:
- Sợ con đau ốm nên bao bọc con quá kỹ như để trẻ ở phòng tối quá lâu không cho tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khiến trẻ bị thiếu vitamin D, dẫn đến còi xương.
- Sợ con dễ bị tiêu chảy nên khẩu phần ăn của trẻ bị hạn chế. Nhiều bà mẹ cứ nghĩ cho con ăn nhiều thịt, nhiều sữa là tốt nên khiến khẩu phần ăn của bé bị mất cân bằng, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu, dần dần dẫn đến biếng ăn, suy dinh dưỡng.
- Sợ con ăn không đủ nên hay o ép,cưỡng chế để trẻ ăn được số lượng nhiều hơn. Điều này dần dần cũng dẫn đến tình trạng bé biếng ăn, sợ ăn.
- Quá lạm dụng thực phẩm chức năng bổ sung cho trẻ khiến cơ thể bé không tự sản sinh ra được hệ thống men tiêu hóa, phải phụ thuộc vào những sản phẩm bổ sung từ bên ngoài đưa vào. Lâu dần sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của bé và khi mẹ dừng cho con sử dụng những sản phảm này bé sẽ lại biếng ăn như ban đầu, thậm chí còn biếng ăn hơn.
- Lại thêm một thực tế rất buồn cười nữa là có một số bà mẹ Việt Nam lúc nào cũng thấy con còi mặc dù trên thực tế bé không hề còi. Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân do đâu và làm cách nào để xác định được con mình đang trong ngưỡng phát triển bình thường hoặc suy dinh dưỡng?
Đúng vậy! Các bà mẹ việt nam nuôi con hay có sự so sánh, con nhà này to hơn, cao hơn con nhà mình. Tâm lý sợ con còi và thích được hàng xóm, bạn bè, anh em... khen là nuôi con mát tay nên thường muốn con mình bụ hơn những đữa trẻ khác.
Đây là 1 quan niệm cổ hủ lạc hậu vì một đứa trẻ khỏe mạnh không nhất thiết phải bụ bẫm, mập mạp. Quan trọng là trẻ phát triển tốt cân nặng, chiều cao và được cung cấp nguồn dinh dưỡng hợp lý qua từng tháng tuổi, năm tuổi.
Các bà mẹ muốn xác định con mình đang trong ngưỡng phát triển bình thường hay suy dinh dưỡng thì có thể xác định thông qua bảng tăng trưởng của tổ chức y tế thế giới WHO hay đơn giản hơn là đến bác sỹ dinh dưỡng để kiểm tra định kỳ cho con mình.
- Có một vấn đề nan giải làm đau đầu không ít bà mẹ đang nuôi con nhỏ là tình trạng những trẻ tuy đã lớn đến 3-4 tuổi nhưng vẫn chưa biết nhai, mọi thức ăn đều phải xay nhuyễn. Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân và tác hại của "vấn nạn" này?
Các bà mẹ thường cho cháo/ bột/ cơm hay các loại thức ăn của bé vào máy xay sinh tố để nghiền nhỏ thành hỗn hợp mịn, rồi cho bé ăn. Làm cho bé tiếp xúc với dạng thức ăn này chỉ nuốt mà không nhai. Khi đó các cơ nhai và hàm của bé không được tập luyện sẽ yếu đi.
Việc này kéo dài đến khi trẻ được 3 – 4 tuổi sẽ khiến bé không biết nhai, ảnh hưởng tới quá trình hấp thu và tiêu hóa của bé. Hơn nữa, bé không nhai khiến men tiêu hóa không được kích thích một cách trọn vẹn. Điều đó lâu dần sẽ làm bé chán ăn hoặc dẫn tới hình thành thói quen ngậm thức ăn trong miệng.
Khi bé bắt đầu mọc răng, mẹ nên tập cho bé nhai. Khi nhai, răng hàm và răng cửa của bé sẽ hoạt động để cắt và nghiền nát thức ăn. Các cơ hàm cũng giúp cho việc nhai trở nên hoàn thiện hơn.
Tập cho con ăn những thức ăn thô không chỉ vừa giúp bé tập nhai mà vừa giải quyết cảm giác khó chịu khi bé mọc những chiếc răng tiếp theo.
- Tăng chiều cao cho con là nỗi niềm đau đáu của tất cả các bà mẹ. Bác sĩ có thể bày cho các mẹ một số phương pháp đúng đắn nhất để chăm con sao cho trẻ có thể phát triển chiều cao một cách tối ưu nhất?
Về vấn đề này, rất nhiều các bà mẹ quan tâm nhưng để phát triển chiều cao tốt cho bé thì các bà mẹ cần quan tâm tới bé ngay từ khi còn bé (0- 24 tháng) vì trong giai đoạn này trẻ phát triển chiều cao rất mạnh, khi đó nếu bé được phòng chống còi xương, ăn uống với một chế độ dinh dưỡng tốt, giàu vi chất thì sẽ giúp chiều cao của bé phát triển một cách tối ưu.
Khi ngoài 2 tuổi, độ cốt hóa xương của bé bắt đầu cứng cáp nên để phát triển chiều cao cho bé trong giai đoạn này sẽ ít hiệu quả.
Để phát triển chiều cao cho con một cách tối ưu, các bà mẹ cần chú ý 2 vấn đề là bổ sung vi chất đầy đủ cho bé, đặc biệt là canxi và về hoóc môn tăng trưởng của bé nếu bé khó ngủ, không ngon giấc, hay giật mình... Những điều này cũng sẽ làm hạn chế việc sản sinh ra hoóc môn tăng trưởng của bé làm bé chậm phát triển.
- Một thực tế tràn lan và rất nguy hiểm hiện nay là rất nhiều mẹ tự làm bác sĩ kê thuốc khám bệnh cho con, ví dụ như tự ý cho con bổ sung canxi, vitamin D với mong muốn con phát triển chiều cao, tự ý bổ sung các loại thuốc giúp bé ăn ngon hay men tiêu hóa... Xin bác sĩ cho biết rõ tác hại và cho các mẹ một lời khuyên đúng đắn nhất?
Thực tế hiện nay người dân nói chung chứ không chỉ có các bà mẹ nuôi con nhỏ có thói quen tự mua thuốc hay thực phẩm bổ sung cho con với mong muốn cho con phát triển tốt hơn.
Nhưng đây là một thói quen rất nguy hiểm vì tất cả các loại chất hay hoạt chất nào vào cơ thể quá nhiều cũng có thể gây không tốt và nguy hiểm cho trẻ. Ví dụ như khi uống vitamin D hay canxi quá nhiều trong thời gian dài có thể gây thừa, dẫn đến ngộ độc, cốt hóa xương sớm...
Đặc biệt các bà mẹ quá lạm dụng vào các loại men tiêu hóa, vi sinh sử dụng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa của trẻ làm cơ chế sản sinh ra các chất này lười hoạt động ảnh hưởng lâu dài đến khả năng hấp thu và phát triển của trẻ.
Vì vậy, một lời khuyên đúng đắn nhất dành cho các mẹ là khi thấy con có biểu hiện nào không tốt về sức khỏe hay khi bé biếng ăn, mẹ tuyệt đối không nên tự làm bác sĩ kê đơn thuốc cho con uống vì điều này sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường.
Cách thông thái nhất là hãy đưa con đến gặp bác sĩ dinh dưỡng khi trẻ có những biểu hiện của còi xương, biếng ăn, suy dinh dưỡng... để nhận được sự tư vấn tốt nhất.
- Xin chân thành cảm ơn bác sĩ đã trao đổi.
Để được tư vấn dinh dưỡng online mời truy cập tại đây. (http://phongkhamdinhduong.vn/advice.aspx)