Đau đầu không biết nuôi dạy con theo kiểu nào
Mọi cha mẹ đều mơ ước con cái lớn lên hạnh phúc và thành đạt. Hãy cùng tìm hiểu xem chúng ta đang nuôi dạy con theo kiểu nào và nó ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của trẻ.
Đủ kiểu nuôi dạy con
Kiểu độc đoán: trẻ được kỳ vọng tuân theo các nội quy chặt chẽ do phụ huynh đề ra, nếu không sẽ bị phạt. Phụ huynh độc đoán không thể giải thích lý do của các quy định. Theo nhà tâm lý học Diana Baumrind (Mỹ), các phụ huynh này “hướng về sự vâng phục, và muốn các lệnh của họ được tuân theo mà không cần giải thích”.
Kiểu có thẩm quyền: kiểu nuôi dạy con này dân chủ hơn, phụ huynh đáp ứng các nhu cầu của trẻ và muốn lắng nghe câu hỏi của trẻ. Khi trẻ không đạt được những kỳ vọng, thì phụ huynh chăm sóc tốt hơn và tha thứ hơn là trừng phạt. Bà Baumrind gợi ý là các phụ huynh đó “theo dõi và truyền đạt những tiêu chí rõ ràng cho cách ứng xử của trẻ. Họ quyết đoán, nhưng phương pháp kỷ luật của họ có tính nâng đỡ chứ không trừng phạt. Họ muốn con vừa quyết đoán vừa có trách nhiệm với xã hội, và vừa tự điều hoà vừa hợp tác”.
Kiểu nuông chiều: các phụ huynh này hiếm khi dạy kỷ luật cho con vì có những kỳ vọng tương đối thấp về sự trưởng thành và tự chủ. Theo Baumrind, các phụ huynh nuông chiều “đáp ứng nhiều hơn đòi hỏi, cho phép sự tự điều hoà nhiều, và tránh sự đối đầu”. Phụ huynh nuông chiều thường chăm sóc và giao tiếp với trẻ, thường có tư cách người bạn hơn là phụ huynh.
Kiểu thờ ơ: phụ huynh chỉ đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con, họ thường tách rời khỏi cuộc sống trẻ. Trong những trường hợp cùng cực, các phụ huynh này có thể hắt hủi hoặc bỏ bê trẻ.
Kiểu nuông chiều: các phụ huynh này hiếm khi dạy kỷ luật cho con vì có những kỳ vọng tương đối thấp về sự trưởng thành và tự chủ. Theo Baumrind, các phụ huynh nuông chiều “đáp ứng nhiều hơn đòi hỏi, cho phép sự tự điều hoà nhiều, và tránh sự đối đầu”. Phụ huynh nuông chiều thường chăm sóc và giao tiếp với trẻ, thường có tư cách người bạn hơn là phụ huynh.
Kiểu thờ ơ: phụ huynh chỉ đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con, họ thường tách rời khỏi cuộc sống trẻ. Trong những trường hợp cùng cực, các phụ huynh này có thể hắt hủi hoặc bỏ bê trẻ.
Gieo sao gặt vậy
Ngoài nghiên cứu sơ khởi của Baumrind trên 100 trẻ mẫu giáo, các nhà nghiên cứu còn thực hiện nhiều nghiên cứu dẫn đến một số kết luận về tác động của các kiểu nuôi dạy lên trẻ. Kiểu độc đoán thường tạo ra những đứa trẻ vâng lời và thành đạt về sau, nhưng được xếp hạng thấp hơn về hạnh phúc, năng lực xã hội và tự tin. Kiểu có thẩm quyền có khuynh hướng làm cho trẻ hạnh phúc, có khả năng và thành đạt. Kiểu nuông chiều thường tạo ra những đứa trẻ xếp hạng thấp về hạnh phúc và tự điều hoà. Các trẻ này không có kinh nghiệm với các vấn đề về thẩm quyển và có khuynh hướng học kém ở trường. Trẻ được nuôi dạy kiểu thờ ơ xếp thấp nhất trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Các trẻ này có khuynh hướng thiếu tự chủ, kém tự tin và ít có năng khiếu hơn các bạn cùng tuổi.
Nên chọn kiểu nào?
Sau khi tìm hiểu về tác động của kiểu nuôi dạy con trên sự phát triển của trẻ, bạn có thể tự hỏi tại sao tất cả các phụ huynh không nuôi dạy con theo kiểu có thẩm quyền – kiểu nuôi tốt nhất để có những đứa trẻ hạnh phúc, tự tin và có năng khiếu? Đâu là những lý do làm các kiểu nuôi dạy con khác nhau? Một số lý do tiềm năng của những khác biệt này bao gồm văn hoá, nhân cách, số người trong gia đình, nền tảng của phụ huynh, tình trạng kinh tế – xã hội, mức độ văn hoá và tôn giáo.
Dĩ nhiên, các kiểu nuôi con của từng phụ huynh cũng tạo nên sự hỗn hợp trong mỗi gia đình. Ví dụ, người mẹ có thể biểu lộ kiểu độc đoán trong khi người cha thiên về cách tiếp cận nuông chiều hơn. Để tạo dựng một cách nuôi dạy con hài hoà, điều chủ yếu là phụ huynh nên học cách hợp tác khi phối hợp nhiều yếu tố đa dạng của các kiểu nuôi dạy con.
BS Phạm Ngọc Thanh
(nguyên trưởng khoa tâm lý,
bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM)
Mẹ tham gia trò chơi, rinh quà về cho bé!
Quà tặng của tuần này là một combor trị giá 500 nghìn, bao gồm:
1. Bỉm Tom&Jery 2. Đồ chơi bông Lokyee 3. Hai bột nặn giấy Nhật Bản 4. Hai thẻ mua hàng trị giá 50.000đ/thẻ |