Chiêu "đè bẹp" ốm nghén của bà bầu
Dưới đây là một số điều bạn nên biết để đối phó với cơn buồn nôn khi mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
Ốm nghén khi mang thai
Buồn nôn là một trong những triệu chứng ốm nghén khi mang thai, trong giai đoạn này bạn cảm thấy cơ thể khó chịu, buồn nôn bất cứ lúc nào, ngày hay đêm, đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ.
Nguyên nhân dẫn tới ốm nghén
Khi mang thai, sự kết hợp của các nội tiết tố làm bạn thêm mệt mỏi và căng thẳng kèm theo những thay đổi từ bên trong cơ thể (chẳng hạn như bạn nhạy cảm hơn với mùi, hương vị của thức ăn trong thời kì này), đặc biệt là những tháng đầu.
Buồn nôn trong thời kỳ mang thai còn do mức tăng của các hormone HCG và estrogen lưu thông trong cơ thể bà bầu. Lúc này, các cơ bắp và hệ tiêu hóa trở nên kém hơn bình thường vì hàm lượng progesterone tăng cao.
Ốm nghén khi mang thai – Những điều bạn cần biết
Những phụ nữ đang mang thai bị ốm nghén thường hay buồn nôn vào buổi sáng, tình trạng này kéo dài nhiều tuần thậm chí hàng tháng, cho đến hết tuần thứ 12 hoặc 14 của thai kỳ mới dần chấm dứt. Tuy nhiên, nếu bạn ốm nghén trong lần mang thai đầu tiên thì ở lần mang thai thứ hai, có thể sẽ không còn bị nữa.
Nhiều mẹ bầu lo ngại rằng, tình trạng buồn nôn, ốm nghén của mình sẽ ảnh hưởng tới bé hoặc thậm chí gây sảy thai. Các bác sĩ khuyên rằng bạn đừng quá lo lắng về điều này, em bé vẫn sẽ khỏe mạnh và phát triển bình thường nếu bạn đảm bảo chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý.
Trên thực tế, những phụ nữ bị ốm nghén còn ít có khả năng bị sẩy thai hơn những phụ nữ không bị tình trạng này trong thời kỳ mang thai.
Bạn nên làm gì?
Bác sĩ khuyên các bà bầu nên có một chế độ an thai đặc biệt. Hãy tránh ăn hoặc ngửi hay suy nghĩ về những loại thực phẩm làm bạn sợ. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng để đầy đủ để thể phát triển khỏe mạnh. Thời gian này, mẹ bầu nên ăn nhiều rau quả tươi, đặc biệt là các loại quả thuộc họ cam quýt, những loại rau cải xanh giàu acid folic.
Bạn có thể không ăn được nhiều những hãy cố gắng chia nhỏ thành 6 bữa, mỗi bữa bằng 1/3 bữa chính. Ăn ít tuy làm nhanh đói nhưng sẽ giúp bạn khỏi cảm giác buồn nôn.
Nếu bạn không thể chịu được mùi thức ăn, hãy thử làm một ít sinh tố hay nước ép từ các loại rau quả tươi. Hãy thử kết hợp xay dứa, táo, cà rốt và gừng, món sinh tố tổng hợp này sẽ giúp bạn vượt qua những cơn ốm nghén khó chịu.
Trường hợp bạn dùng đồ uống bị nôn ói, hãy khắc phục ngay bằng cách ngậm đá lạnh (phải là đá sạch làm từ nước lọc) hay nước chanh để đông lạnh đến khi tan dần trong miệng.
Ngoài ra một số cách sau cũng có thể giúp bạn giảm triệu chứng nôn mửa:
- Nhấm nháp một chút trà gừng hoặc kẹo gừng sẽ rất tốt cho bạn lúc này.
- Dùng vitamin B6, loại vitamin giúp giảm căng thẳng và cảm giác buồn nôn, tuy nhiên hãy thận trọng hỏi bác sĩ trước khi dùng.
- Tham gia một lớp thiền hoặc yoga, đây là những cách đã được chứng minh có tác dụng làm giảm buồn nôn hiệu quả trong thời kỳ mang thai.
Với những ca sản phụ nôn ói trầm trọng, bác sĩ sản phụ khoa sẽ kê toa những loại thuốc có hiệu quả chống ói như: promethazine, metoclopramide hay prochlorperazine. Ngoài ra, gia đình cũng cần chăm sóc, động viên thai phụ ăn uống để giữ sức khỏe, chủ động đề phòng những hậu quả đáng tiếc.
Buồn nôn là một trong những triệu chứng ốm nghén khi mang thai, trong giai đoạn này bạn cảm thấy cơ thể khó chịu, buồn nôn bất cứ lúc nào, ngày hay đêm, đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ.
Nguyên nhân dẫn tới ốm nghén
Khi mang thai, sự kết hợp của các nội tiết tố làm bạn thêm mệt mỏi và căng thẳng kèm theo những thay đổi từ bên trong cơ thể (chẳng hạn như bạn nhạy cảm hơn với mùi, hương vị của thức ăn trong thời kì này), đặc biệt là những tháng đầu.
Buồn nôn trong thời kỳ mang thai còn do mức tăng của các hormone HCG và estrogen lưu thông trong cơ thể bà bầu. Lúc này, các cơ bắp và hệ tiêu hóa trở nên kém hơn bình thường vì hàm lượng progesterone tăng cao.
Ốm nghén khi mang thai – Những điều bạn cần biết
Những phụ nữ đang mang thai bị ốm nghén thường hay buồn nôn vào buổi sáng, tình trạng này kéo dài nhiều tuần thậm chí hàng tháng, cho đến hết tuần thứ 12 hoặc 14 của thai kỳ mới dần chấm dứt. Tuy nhiên, nếu bạn ốm nghén trong lần mang thai đầu tiên thì ở lần mang thai thứ hai, có thể sẽ không còn bị nữa.
Nhiều mẹ bầu lo ngại rằng, tình trạng buồn nôn, ốm nghén của mình sẽ ảnh hưởng tới bé hoặc thậm chí gây sảy thai. Các bác sĩ khuyên rằng bạn đừng quá lo lắng về điều này, em bé vẫn sẽ khỏe mạnh và phát triển bình thường nếu bạn đảm bảo chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý.
Trên thực tế, những phụ nữ bị ốm nghén còn ít có khả năng bị sẩy thai hơn những phụ nữ không bị tình trạng này trong thời kỳ mang thai.
Bạn nên làm gì?
Bác sĩ khuyên các bà bầu nên có một chế độ an thai đặc biệt. Hãy tránh ăn hoặc ngửi hay suy nghĩ về những loại thực phẩm làm bạn sợ. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng để đầy đủ để thể phát triển khỏe mạnh. Thời gian này, mẹ bầu nên ăn nhiều rau quả tươi, đặc biệt là các loại quả thuộc họ cam quýt, những loại rau cải xanh giàu acid folic.
Bạn có thể không ăn được nhiều những hãy cố gắng chia nhỏ thành 6 bữa, mỗi bữa bằng 1/3 bữa chính. Ăn ít tuy làm nhanh đói nhưng sẽ giúp bạn khỏi cảm giác buồn nôn.
Nếu bạn không thể chịu được mùi thức ăn, hãy thử làm một ít sinh tố hay nước ép từ các loại rau quả tươi. Hãy thử kết hợp xay dứa, táo, cà rốt và gừng, món sinh tố tổng hợp này sẽ giúp bạn vượt qua những cơn ốm nghén khó chịu.
Trường hợp bạn dùng đồ uống bị nôn ói, hãy khắc phục ngay bằng cách ngậm đá lạnh (phải là đá sạch làm từ nước lọc) hay nước chanh để đông lạnh đến khi tan dần trong miệng.
Ngoài ra một số cách sau cũng có thể giúp bạn giảm triệu chứng nôn mửa:
- Nhấm nháp một chút trà gừng hoặc kẹo gừng sẽ rất tốt cho bạn lúc này.
- Dùng vitamin B6, loại vitamin giúp giảm căng thẳng và cảm giác buồn nôn, tuy nhiên hãy thận trọng hỏi bác sĩ trước khi dùng.
- Tham gia một lớp thiền hoặc yoga, đây là những cách đã được chứng minh có tác dụng làm giảm buồn nôn hiệu quả trong thời kỳ mang thai.
Với những ca sản phụ nôn ói trầm trọng, bác sĩ sản phụ khoa sẽ kê toa những loại thuốc có hiệu quả chống ói như: promethazine, metoclopramide hay prochlorperazine. Ngoài ra, gia đình cũng cần chăm sóc, động viên thai phụ ăn uống để giữ sức khỏe, chủ động đề phòng những hậu quả đáng tiếc.