Cẩn trọng với tật nháy mắt của trẻ

Nam Hải,
Chia sẻ

Từ ngày xem bộ phim Tây du ký, Tít cứ luôn nháy mắt cho giống Đại đồ đệ Tôn Ngộ Không.

Cũng vì thế, đã 7 tuổi  nhưng bây giờ, Tít cứ nháy mắt liên tục như thói quen không thể bỏ. Bố mẹ Tít đã đưa con đi khám bác sỹ nhưng thì được trả lời là chuyện bình thường ở trẻ con. Bác sỹ khuyên bố mẹ Tít nên chú ý xem con có bị lông quặm hay đau mắt không và dùng thuốc rửa mắt thường xuyên. Bố mẹ cũng nên nhắc nhở Tít không được bắt chước Tôn Ngộ Không nữa.

Nháy mắt là một chuyện bình thường. Nhưng nếu bố mẹ để ý con nháy  mắt thường xuyên liên tục, không kiểm soát được thì đó lại là chuyện không bình thường. Nếu không được điều trị có thể thành bệnh mãn tính và kéo theo nhiều bệnh khác.

Theo các bác sỹ chuyên khoa mắt, nháy mắt là một trong những cử động không có chú ý, thường xảy ra ở cả hai bên mắt. Đó là những co cơ nhẹ nhàng, kín đáo, nhưng sau đó là sự co cơ khá mạnh.

Hiện tượng nháy mắt nên kéo dài sẽ gây loạn vận động của mi hay  loạn trương lực cơ vùng mặt, các cơ vòng mi, cơ cung mày và cơ trán, có thể rút cơ từ vùng mặt. Tật hay nhay  mắt cũng gây khó chịu và mất tự tin cho  bé khi lớn lên, bị coi là tật ở mắt. Nếu đến giai đoạn trưởng thành, bệnh không được chữa khỏi thì sẽ gây co rút nửa mặt và qua 50 tuổi sẽ bị nháy mắt cả hai bên.
 
Nháy mắt ở các bé là hiện tượng  bình thường (Ảnh minh họa)

Điều trị tật nháy mắt cho con

Tật nháy mắt (eye tics) là một triệu chứng của tích vận động (tích vận động là một bệnh thường gặp ở trẻ em, 5-20% học sinh có thể mắc chứng này), là sự chuyển động nhanh, lặp lại, và không chủ ý của nhiều cơ xung quanh mắt.

Có nhiều nguyên nhân khiến bé hay nháy mắt. Nháy mắt quá nhiều có thể do thứ phát của một rối loạn ở bề mặt nhãn cầu và mi mắt hoặc một biểu hiện để chống lại một tác nhân gây khó chịu (dị vật kết mạc, giác mạc) hoặc do một số rối loạn ở bán phần trước (viêm giác mạc, chắp lẹo, viêm mí mắt, đau mắt đỏ) hoặc có thể do sai lệch khúc xạ không được điều chỉnh.

Nguyên nhân của nháy mắt thường liên quan đến bệnh máy cơ tự phát như hội chứng Tourette, ngoài ra có thể có một số nguyên nhân khác sau: stress và lo âu, quá mệt mỏi, phản ứng phụ của một số thuốc như Ritalin, Dexedrine và Adderall, viêm não, bệnh lý thần kinh, cơ thể thiếu magiê.

Ở nước ta, điều kiện khí hậu khô nóng, môi trường nhiều khói bụi và tương đối ô nhiễm nên vấn đề vệ sinh cá nhân của trẻ có yếu tố quan trọng, đặc biệt là tránh thói quen trẻ hay dụi tay vào mắt.

Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường: đỏ mắt, chảy nước mắt, chói và sợ ánh sáng, hay dụi và nheo mắt khi nhìn, than đau ở mi và trong mắt… cần đưa trẻ đến khám ở bác sĩ chuyên khoa nhãn. Chẩn đoán của bác sĩ sẽ giúp phụ huynh loại bỏ nguyên nhân bệnh, phát hiện những bệnh lý và điều trị kịp thời hoặc sớm ngăn chặn thói quen nháy mắt nhiều của trẻ.

Trong chế độ ăn uống, bố mẹ nên cho con ăn nhiều các loại bông cải xanh, các loại đậu hạt, đậu phộng để bổ sung magiê. Với các bé đã lớn hơn, nên chú ý về các biện pháp tâm lý trị liệu để giải quyết các yếu tố về sức khỏe, tinh thần, cảm xúc.

Chia sẻ