Bí quyết đối phó với nỗi sợ hãi khi gặp bác sĩ của bé
Sử dụng những mẹo nhỏ sau để có thể dễ dàng lên tinh thần cho các bé yêu mỗi khi phải đến bác sĩ thăm khám các phụ huynh nhé!
Chuyện từ gia đình bé Bi
Để đối phó với nỗi sợ hãi khi gặp bác sĩ của trẻ, cha mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu rằng chúng ta đến bác sĩ để làm gì. Cụ thể như: Ống nghe của bác sĩ sẽ dùng để nghe tim của con xem con có bị cảm lạnh hay không…
Bé Bi thường ngày hay nô nghịch là vậy, thế mà mỗi lần mẹ đưa đi khám là khóc thét lên ngay từ cửa. Mặc dù đã hơn 2 tuổi, đi khám bao nhiêu “trận”, hết ho đến khám tai, khám mẩn ngứa… thế nhưng cứ thấy bóng dáng áo trắng của bác sĩ là cu cậu dài mồm mếu máo “… đi về, mẹ ơi đi về…”. Rồi khi bác sĩ khám vào bụng, vào miệng là Bi gào toáng lên, giẫy nẩy khiến mẹ không tài nào giữ nổi. Bi cứ một mực “… bỏ ra, không chơi đâu, ăn bim bim cơ…”. Thành ra cứ lần nào cho Bi đi khám là bố Bi cũng phải nghỉ làm đi cùng để giữ con.
Nhìn Bi khóc lóc, nước mắt nước mũi tèm lem là mẹ Bi thương, cũng chảy nước mắt theo. Dỗ dành thế nào cũng không được, mẹ đành mặc kệ bố giữ con cho bác sĩ khám.
Thế rồi một hôm, hai mẹ con đang chơi đồ chơi thì Bi ngẩn ra.
- Con ghét bác sĩ
- Sao con lại ghét bác sĩ? Bác sĩ chữa cho con khỏi bệnh mà
- Bác sĩ làm con đau
- Bác sĩ khám bệnh không đau chút nào đâu con
- Có đau mà. Mẹ nói dối
Mẹ Bi giật mình bởi những lời của con. Có thể với người lớn thì không đau nhưng với trẻ con thế là đau rồi. Hay là do bố mẹ hay nói dối không đau, nhưng Bi thấy đau nên Bi ghét bác sĩ. Mẹ Bi thoáng thấy lỗi của mình đâu đó.
Hôm sau, mẹ Bi quyết mua bằng được bộ đồ chơi bác sĩ về cho Bi chơi. Mới đầu Bi cũng sợ lắm, nhưng rồi tò mò, Bi cũng lén ra xem. Thế là cả bố, cả mẹ cùng chơi.
Sau khi được giải thích và hướng dẫn, cả nhà thay nhau làm bác sĩ. Bi khám bệnh cho bố, cho mẹ, cho “em siêu nhân”, nào là khám tai, khám mắt, khám răng. Rồi đến mẹ làm bác sĩ khám cho bố con Bi, hay bố làm bác sĩ khám cho mẹ con Bi.
Vài hôm chơi như vậy, mẹ hỏi Bi:
- Bi khám có giống bác sĩ không con?
- Có ạ
- Bố mẹ khám có giống bác sĩ không con?
- Có ạ
- Bố mẹ khám cho Bi có đau không
- Không ạ
- Bi còn sợ bác sĩ nữa không?
- Không ạ
Cứ như vậy, thỉnh thoảng cả nhà lại chơi trò chơi bác sĩ. Và thật không ngờ, lần Bi phải đi khám ho sau đó, Bi nhìn bác sĩ và cười toe toét: “Con không sợ bác sĩ. Bác sĩ khám không đau”.
Thế là bố mẹ Bi đã thành công trong việc giúp con không còn sợ khi phải đi khám rồi đó!
Một số bí quyết giúp trẻ sẵn sàng hơn khi đi khám bác sĩ:
- Chơi trò chơi bác sĩ: Cha mẹ hãy mua cho con bộ đồ chơi bác sĩ và cho con chơi cùng với búp bê và các con vật của con. Cha mẹ hãy cùng chơi với con và giúp con làm quen với các thiết bị y tế cũng như các thao tác bác sĩ sẽ thường làm.
- Cho con làm quen qua sách: Hãy cho con xem và tìm hiểu những cuốn sách liên quan đến y học và chỉ cho con biết mỗi lần đến khám, bác sĩ sẽ làm những gì.
- Không nói dối: Cha mẹ không nên nói dối con, dù chỉ một chút thôi cũng sẽ làm con mất niềm tin. Thay vì nói dối: “Sẽ không đau chút nào đâu” thì cha mẹ hãy nói để con chuẩn bị tinh thần: “Chỉ đau chút xíu thôi, rồi sẽ hết ngay, mà lại rất tốt cho sức khỏe của con sau này”.
- Lên tinh thần: Nếu có thể, hãy đưa con cùng đến gặp bác sĩ khi cha mẹ cho anh hoặc chị của nó đi khám. Hãy cho con thấy là bác sĩ sẽ làm những gì và bố mẹ, anh chị phản ứng ra sao. Sau vài lần, con trẻ sẽ hình thành được thói quen đó cho mình và không còn quá sợ khi phải đi bác sĩ nữa.
- Mang theo đồ chơi: Bác sĩ có thể “khám” cho đồ chơi trước để trẻ cảm thấy thoải mái và yên tâm. Sau khi khám cho đồ chơi, bác sĩ sẽ mời đến lượt cháu lên khám. Trẻ sẽ tự tin hơn rất nhiều.
- Tâm sự với con: Khẽ trao đổi và nói với con rằng: “Bố, mẹ biết là con sẽ làm giỏi nhất ở đây mà”. Một lời động viên đầy thân tình như vậy sẽ khuyến khích con rất nhiều để con yên tâm hơn khi gặp bác sĩ.
Bé Bi thường ngày hay nô nghịch là vậy, thế mà mỗi lần mẹ đưa đi khám là khóc thét lên ngay từ cửa. Mặc dù đã hơn 2 tuổi, đi khám bao nhiêu “trận”, hết ho đến khám tai, khám mẩn ngứa… thế nhưng cứ thấy bóng dáng áo trắng của bác sĩ là cu cậu dài mồm mếu máo “… đi về, mẹ ơi đi về…”. Rồi khi bác sĩ khám vào bụng, vào miệng là Bi gào toáng lên, giẫy nẩy khiến mẹ không tài nào giữ nổi. Bi cứ một mực “… bỏ ra, không chơi đâu, ăn bim bim cơ…”. Thành ra cứ lần nào cho Bi đi khám là bố Bi cũng phải nghỉ làm đi cùng để giữ con.
Nhìn Bi khóc lóc, nước mắt nước mũi tèm lem là mẹ Bi thương, cũng chảy nước mắt theo. Dỗ dành thế nào cũng không được, mẹ đành mặc kệ bố giữ con cho bác sĩ khám.
Thế rồi một hôm, hai mẹ con đang chơi đồ chơi thì Bi ngẩn ra.
- Con ghét bác sĩ
- Sao con lại ghét bác sĩ? Bác sĩ chữa cho con khỏi bệnh mà
- Bác sĩ làm con đau
- Bác sĩ khám bệnh không đau chút nào đâu con
- Có đau mà. Mẹ nói dối
Mẹ Bi giật mình bởi những lời của con. Có thể với người lớn thì không đau nhưng với trẻ con thế là đau rồi. Hay là do bố mẹ hay nói dối không đau, nhưng Bi thấy đau nên Bi ghét bác sĩ. Mẹ Bi thoáng thấy lỗi của mình đâu đó.
Hôm sau, mẹ Bi quyết mua bằng được bộ đồ chơi bác sĩ về cho Bi chơi. Mới đầu Bi cũng sợ lắm, nhưng rồi tò mò, Bi cũng lén ra xem. Thế là cả bố, cả mẹ cùng chơi.
Sau khi được giải thích và hướng dẫn, cả nhà thay nhau làm bác sĩ. Bi khám bệnh cho bố, cho mẹ, cho “em siêu nhân”, nào là khám tai, khám mắt, khám răng. Rồi đến mẹ làm bác sĩ khám cho bố con Bi, hay bố làm bác sĩ khám cho mẹ con Bi.
Vài hôm chơi như vậy, mẹ hỏi Bi:
- Bi khám có giống bác sĩ không con?
- Có ạ
- Bố mẹ khám có giống bác sĩ không con?
- Có ạ
- Bố mẹ khám cho Bi có đau không
- Không ạ
- Bi còn sợ bác sĩ nữa không?
- Không ạ
Cứ như vậy, thỉnh thoảng cả nhà lại chơi trò chơi bác sĩ. Và thật không ngờ, lần Bi phải đi khám ho sau đó, Bi nhìn bác sĩ và cười toe toét: “Con không sợ bác sĩ. Bác sĩ khám không đau”.
Thế là bố mẹ Bi đã thành công trong việc giúp con không còn sợ khi phải đi khám rồi đó!
Một số bí quyết giúp trẻ sẵn sàng hơn khi đi khám bác sĩ:
- Chơi trò chơi bác sĩ: Cha mẹ hãy mua cho con bộ đồ chơi bác sĩ và cho con chơi cùng với búp bê và các con vật của con. Cha mẹ hãy cùng chơi với con và giúp con làm quen với các thiết bị y tế cũng như các thao tác bác sĩ sẽ thường làm.
- Cho con làm quen qua sách: Hãy cho con xem và tìm hiểu những cuốn sách liên quan đến y học và chỉ cho con biết mỗi lần đến khám, bác sĩ sẽ làm những gì.
- Không nói dối: Cha mẹ không nên nói dối con, dù chỉ một chút thôi cũng sẽ làm con mất niềm tin. Thay vì nói dối: “Sẽ không đau chút nào đâu” thì cha mẹ hãy nói để con chuẩn bị tinh thần: “Chỉ đau chút xíu thôi, rồi sẽ hết ngay, mà lại rất tốt cho sức khỏe của con sau này”.
- Lên tinh thần: Nếu có thể, hãy đưa con cùng đến gặp bác sĩ khi cha mẹ cho anh hoặc chị của nó đi khám. Hãy cho con thấy là bác sĩ sẽ làm những gì và bố mẹ, anh chị phản ứng ra sao. Sau vài lần, con trẻ sẽ hình thành được thói quen đó cho mình và không còn quá sợ khi phải đi bác sĩ nữa.
- Mang theo đồ chơi: Bác sĩ có thể “khám” cho đồ chơi trước để trẻ cảm thấy thoải mái và yên tâm. Sau khi khám cho đồ chơi, bác sĩ sẽ mời đến lượt cháu lên khám. Trẻ sẽ tự tin hơn rất nhiều.
- Tâm sự với con: Khẽ trao đổi và nói với con rằng: “Bố, mẹ biết là con sẽ làm giỏi nhất ở đây mà”. Một lời động viên đầy thân tình như vậy sẽ khuyến khích con rất nhiều để con yên tâm hơn khi gặp bác sĩ.