Bé siêu ngoan với bí quyết dạy con của mẹ Lệ
Mặc dù khá bận rộn nhưng tôi vẫn dành cho con trai 2 giờ đồng hồ mỗi ngày để có thể chia sẻ với con những cảm xúc vui buồn trong cuộc sống.
Dạy con biết đồng cảm từ trong bụng mẹ
Tôi tin những lời khuyên của các nhà khoa học và tôi đã làm theo như thế. Tôi bắt đầu ươm mầm sự đồng cảm cho con ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Lúc mang thai con được bốn tháng, tôi bắt đầu xoa lên bụng mình và trò chuyện cùng con, tôi thủ thỉ cho con nghe về niềm vui, nỗi muộn phiền trong công việc, hát ru con bằng những câu ca dao, dân ca ngọt ngào, đọc cho con nghe một vài mẫu truyện cổ tích ngắn nhưng giàu cảm xúc.
Tôi đã cùng con thưởng thức những bản nhạc cổ điển với âm hưởng du dương, nhẹ nhàng mà Mozzar và Betthoven đã dày công sáng tạo nên. Âm hưởng của bản nhạc For Elise, Presto có lẽ đã trở nên quen thuộc với con trai tôi từ thuở ấy. Sau đó hai mẹ con đều chìm vào giấc ngủ ngon lành, kết thúc một ngày thật ý nghĩa ở đó.
Ánh mắt là cầu nối tình cảm nhất khi con chào đời
Khi con chào đời, tôi vẫn tiếp tục cho bé nghe nhạc, trò chuyện cùng bé. Đặc biệt thời gian này tôi đã sử dụng ánh mắt mình để nhìn con nhiều hơn. Tôi để ý mỗi lần bé khóc tôi chỉ cần mở bản nhạc quen thuộc lên, nhìn vào ánh mắt bé, bé sẽ im lặng và ngoan ngoãn nằm chơi.
Dù làm bất cứ việc gì có thể là tắm gội cho bé, thay tã, mặc quần áo… tôi đều không rời ánh mắt của bé và dĩ nhiên tôi luôn hỏi bé rằng: “Con có dễ chịu không, mẹ có làm con đau không” hoặc những câu hỏi tương tự như vậy.
Những câu hỏi đó bé sẽ cảm nhận được sự quan tâm, vỗ về của tôi, lâu dần sẽ hình thành một thói quen. Và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tâm hồn tình, cảm của bé khi lớn lên. Khi tròn một tháng, bé đã biết nhìn theo tôi mỗi khi tôi làm việc gì đó cạnh bé (lúc này thị giác của bé chưa nhìn xa hơn được).
Tôi còn nhớ một kỷ niệm lúc bé được 6 tháng, tôi bị bệnh không thể bế hay trò chuyện cùng con được. Bé đã khóc rất nhiều và không chịu nằm một mình, sau đó tôi đã ôm con, nhìn vào mắt bé và nói rằng: “Mẹ mệt lắm nhóc à, hôm nay mẹ rất mệt, con thương mẹ con nằm ngủ ngoan và không quấy mẹ nữa nhé”, kết quả là bé đã im lặng và ngủ ngon đêm ấy.
Tôi tin rằng bé đã bắt đầu có sự đồng cảm cùng mẹ. Vì vậy khi làm mẹ bạn đừng quên tập quen cho bé từ những câu hỏi đơn giản nhất và nhìn vào mắt bé thường xuyên để khơi gợi sự đồng cảm trong tâm hồn bé.
Khuyến khích con bộc lộ cảm xúc của mình
Tôi luôn để bé bày tỏ cảm xúc của mình mỗi khi bé muốn điều gì. Mỗi lần dọn thức ăn trước mặt cho con, tôi đã nhìn thấy ánh mắt tươi vui của con khi được ăn món mình thích, có lần khi được ăn một con tôm mẹ bóc sẵn bé đã đứng lên nhảy như muốn nói một lời cảm ơn mẹ về bữa ăn.
Còn đối với những món bé không thích tôi đều không ép. Tương tự vậy tôi không bao giờ che dấu cảm xúc của mình với con. Lúc nào bé nhõng nhẽo quấy khóc tôi cũng nói cho bé nghe những câu như: “Con không thương mẹ à, con làm mẹ buồn rồi, con phải ngoan để mẹ đi làm có tiền mua sữa cho con nữa chứ”.
Có lúc quá giận dỗi tôi đã kìm nén và nói với bé rằng: “Con làm mẹ giận rồi mẹ nghỉ chơi với con luôn”. Tôi để ý những lúc như vậy bé đã gục đầu vào lòng không nói điều gì cả. Chắc bé đã cảm nhận được nỗi buồn của mẹ và biết chia sẽ với mẹ bằng cách đó.
Để dạy bé biết đồng cảm cùng người khác trước tiên bạn cần phải dạy bé cách hiểu cảm xúc của bạn và của bé để có sự đồng điệu. Khuyến khích bé bày tỏ cảm xúc của mình dù vui, buồn , giận dữ hay sợ hãi, ngạc nhiên. Luôn dùng những câu hỏi quan tâm đơn giản để biết bé đang nghĩ gì . Ví dụ: “Con có thích mặc áo này không, con có muốn mẹ massage lưng cho con không, Mẹ massage ở chân có làm con đau không? chắc chắn bé sẽ rất biết ơn bạn vì những điều đó.
Không áp đặt suy nghĩ của mình lên con
Tôi vẫn thường nghe các mẹ cứ hay là rầy con mình là con hư lắm, con cứng đầu quá, con lì quá… Bản thân tôi lại nghĩ đến một khía cạnh khác, trẻ con chúng chưa thể hiểu hết những khái niệm đó, lâu dần nó sẽ thu mình lại bằng chính những câu nói chụp mũ ấy. Với tôi tất cả mọi đứa trẻ đều rất ngoan và đáng yêu, chúng chỉ muốn khám phá thế giới muôn màu này bằng chính những hành động của chúng thôi.
Chúng ta không nên vì một điều sai rất nhỏ của bé mà kết luận rằng bé hư hay bướng bỉnh. Nếu cứ lâu dần như vậy chúng ta cũng sẽ nhận được kết quả tương tự. Mỗi lần con trai tôi cứ khăng khăng không chịu rời khỏi xô nước khi tắm xong, tôi đều rất bực bội, làm cách nào bé cũng không nghe lời và cuối cùng thì tôi đã để bé ổn định lại và nhỏ nhẹ với bé: Con là một em bé ngoan, em bé ngoan sẽ nghe lời mẹ bước ra mặc quần áo vào nhé, mẹ sẽ yêu bé nhiều. Vậy đó đơn giản thế và bé đã ngoan ngoãn nghe lời tôi bước ra khỏi xô nước.
Bạn hãy luôn đặt mình vào suy nghĩ của bé để hiểu con hơn, đừng áp đặt bất cứ điều gì lên bé. Vì làm như thế lâu dần bé sẽ thể hiện thái độ bất hợp tác và bạn sẽ điên đầu lên mỗi khi bé không nghe lời. Vì vậy để dạy bé biết san sẻ, biết đồng cảm trước tiên bạn phải là người gương mẫu trước và khuyến khích bé hiểu bạn nhiều hơn.
Tôi tin những lời khuyên của các nhà khoa học và tôi đã làm theo như thế. Tôi bắt đầu ươm mầm sự đồng cảm cho con ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Lúc mang thai con được bốn tháng, tôi bắt đầu xoa lên bụng mình và trò chuyện cùng con, tôi thủ thỉ cho con nghe về niềm vui, nỗi muộn phiền trong công việc, hát ru con bằng những câu ca dao, dân ca ngọt ngào, đọc cho con nghe một vài mẫu truyện cổ tích ngắn nhưng giàu cảm xúc.
Tôi đã cùng con thưởng thức những bản nhạc cổ điển với âm hưởng du dương, nhẹ nhàng mà Mozzar và Betthoven đã dày công sáng tạo nên. Âm hưởng của bản nhạc For Elise, Presto có lẽ đã trở nên quen thuộc với con trai tôi từ thuở ấy. Sau đó hai mẹ con đều chìm vào giấc ngủ ngon lành, kết thúc một ngày thật ý nghĩa ở đó.
Ánh mắt là cầu nối tình cảm nhất khi con chào đời
Khi con chào đời, tôi vẫn tiếp tục cho bé nghe nhạc, trò chuyện cùng bé. Đặc biệt thời gian này tôi đã sử dụng ánh mắt mình để nhìn con nhiều hơn. Tôi để ý mỗi lần bé khóc tôi chỉ cần mở bản nhạc quen thuộc lên, nhìn vào ánh mắt bé, bé sẽ im lặng và ngoan ngoãn nằm chơi.
Dù làm bất cứ việc gì có thể là tắm gội cho bé, thay tã, mặc quần áo… tôi đều không rời ánh mắt của bé và dĩ nhiên tôi luôn hỏi bé rằng: “Con có dễ chịu không, mẹ có làm con đau không” hoặc những câu hỏi tương tự như vậy.
Những câu hỏi đó bé sẽ cảm nhận được sự quan tâm, vỗ về của tôi, lâu dần sẽ hình thành một thói quen. Và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tâm hồn tình, cảm của bé khi lớn lên. Khi tròn một tháng, bé đã biết nhìn theo tôi mỗi khi tôi làm việc gì đó cạnh bé (lúc này thị giác của bé chưa nhìn xa hơn được).
Tôi còn nhớ một kỷ niệm lúc bé được 6 tháng, tôi bị bệnh không thể bế hay trò chuyện cùng con được. Bé đã khóc rất nhiều và không chịu nằm một mình, sau đó tôi đã ôm con, nhìn vào mắt bé và nói rằng: “Mẹ mệt lắm nhóc à, hôm nay mẹ rất mệt, con thương mẹ con nằm ngủ ngoan và không quấy mẹ nữa nhé”, kết quả là bé đã im lặng và ngủ ngon đêm ấy.
Tôi tin rằng bé đã bắt đầu có sự đồng cảm cùng mẹ. Vì vậy khi làm mẹ bạn đừng quên tập quen cho bé từ những câu hỏi đơn giản nhất và nhìn vào mắt bé thường xuyên để khơi gợi sự đồng cảm trong tâm hồn bé.
Khuyến khích con bộc lộ cảm xúc của mình
Tôi luôn để bé bày tỏ cảm xúc của mình mỗi khi bé muốn điều gì. Mỗi lần dọn thức ăn trước mặt cho con, tôi đã nhìn thấy ánh mắt tươi vui của con khi được ăn món mình thích, có lần khi được ăn một con tôm mẹ bóc sẵn bé đã đứng lên nhảy như muốn nói một lời cảm ơn mẹ về bữa ăn.
Còn đối với những món bé không thích tôi đều không ép. Tương tự vậy tôi không bao giờ che dấu cảm xúc của mình với con. Lúc nào bé nhõng nhẽo quấy khóc tôi cũng nói cho bé nghe những câu như: “Con không thương mẹ à, con làm mẹ buồn rồi, con phải ngoan để mẹ đi làm có tiền mua sữa cho con nữa chứ”.
Có lúc quá giận dỗi tôi đã kìm nén và nói với bé rằng: “Con làm mẹ giận rồi mẹ nghỉ chơi với con luôn”. Tôi để ý những lúc như vậy bé đã gục đầu vào lòng không nói điều gì cả. Chắc bé đã cảm nhận được nỗi buồn của mẹ và biết chia sẽ với mẹ bằng cách đó.
Để dạy bé biết đồng cảm cùng người khác trước tiên bạn cần phải dạy bé cách hiểu cảm xúc của bạn và của bé để có sự đồng điệu. Khuyến khích bé bày tỏ cảm xúc của mình dù vui, buồn , giận dữ hay sợ hãi, ngạc nhiên. Luôn dùng những câu hỏi quan tâm đơn giản để biết bé đang nghĩ gì . Ví dụ: “Con có thích mặc áo này không, con có muốn mẹ massage lưng cho con không, Mẹ massage ở chân có làm con đau không? chắc chắn bé sẽ rất biết ơn bạn vì những điều đó.
Không áp đặt suy nghĩ của mình lên con
Tôi vẫn thường nghe các mẹ cứ hay là rầy con mình là con hư lắm, con cứng đầu quá, con lì quá… Bản thân tôi lại nghĩ đến một khía cạnh khác, trẻ con chúng chưa thể hiểu hết những khái niệm đó, lâu dần nó sẽ thu mình lại bằng chính những câu nói chụp mũ ấy. Với tôi tất cả mọi đứa trẻ đều rất ngoan và đáng yêu, chúng chỉ muốn khám phá thế giới muôn màu này bằng chính những hành động của chúng thôi.
Bạn hãy luôn đặt mình vào suy nghĩ của bé để hiểu con hơn, đừng áp đặt bất cứ điều gì lên bé. Vì làm như thế lâu dần bé sẽ thể hiện thái độ bất hợp tác và bạn sẽ điên đầu lên mỗi khi bé không nghe lời. Vì vậy để dạy bé biết san sẻ, biết đồng cảm trước tiên bạn phải là người gương mẫu trước và khuyến khích bé hiểu bạn nhiều hơn.
Các mẹ có muốn con mình tự tin ngay từ bé không? Cùng học bí quyết được chia sẻ từ mẹ Bùm nhé!