6 hành vi xấu mẹ cần chỉnh đốn ngay cho bé
Vờ như không nghe thấy mẹ nói gì, tự tiện bật tivi… là những hành vi xấu tuy nhỏ nhưng nếu cha mẹ bỏ qua sẽ vô tình khiến bé hư đốn hơn.
1. Ngắt lời khi mẹ đang nói
Lý do không nên bỏ qua: Bé có thể bị kích thích muốn nói hoặc muốn hỏi ngay điều gì đó với bạn nhưng cho phép bé chen ngang vào câu chuyện của bạn không phải cách dạy bé ngoan. Kết quả, bé có thể tự cho rằng, bé đã lôi cuốn được sự chú ý của bạn chứ không phải đang gây phiền phức cho bạn.
Để chấm dứt chuyện này: Lần tới, khi bạn đang bận nghe điện thoại hay đi thăm họ hàng, hãy nhắc với bé trước rằng, bé cần yên tĩnh và không ngắt lời của mẹ. Tiếp đến, có thể cho bé tham gia một hoạt động vui vẻ hoặc chơi một món đồ yêu thích. Nếu bé kéo tay mẹ trong lúc mẹ đang nói chuyện, có thể chỉ tay vào ghế và yêu cầu, bé đợi mẹ cho đến khi bạn hoàn thành cuộc trò chuyện.
2. Chơi thô bạo
Lý do không nên bỏ qua: Bạn biết bé vừa xô ngã anh trai, kéo tóc bạn chơi nhưng bạn lại bỏ qua vì nghĩ bé còn nhỏ, chưa hiểu chuyện. Nếu bạn không can thiệp, hành vi bạo lực của bé sẽ trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, bé còn nghĩ rằng, đánh người khác là hành vi được chấp nhận.
Để chấm dứt chuyện này: Kéo bé sang một bên và nói: “Con sẽ làm anh bị đau đấy. Con thấy thế nào nếu bị anh xô ngã như thế?”. Cần để bé biết rằng, bất kỳ hoạt động làm đau người khác nào cũng đều bị cấm. Khi bé chuẩn bị tham gia vui chơi, có thể nhắc bé không được thô bạo với người khác; đồng thời, dạy bé dùng từ ngữ khi giận dữ hoặc muốn đưa ý kiến. Nếu bé còn tái phạm, hãy chấm dứt cuộc chơi.
3. Vờ như không nghe thấy mẹ nói gì
Lý do không nên bỏ qua: Bạn yêu cầu 2-3, thậm chí 4 lần nhưng bé không muốn làm bằng cách phớt lờ lời của mẹ; chẳng hạn, bạn đề nghị bé nhặt ôtô vào giỏ đồ chơi của bé nhưng bé vờ như không nghe thấy gì.
Để chấm dứt chuyện này: Thay vì đưa yêu cầu cho con khi đi ngang qua phòng, hãy tiến gần với bé và nói rõ yêu cầu của bạn. Đảm bảo rằng bé đang lắng nghe khi bạn nói và phải trả lời rằng: “Vâng”. Chạm vào cánh tay con, gọi tên bé và tắt tivi cũng khiến bé chú ý tới lời bạn hơn.
Lý do không nên bỏ qua: Nhiều cha mẹ phớt lờ hành vi xấu này của con vì nghĩ nó không quan trọng. Tuy nhiên, nếu bạn không sửa cho bé, bé sẽ trở nên thiếu tôn trọng khi tiếp diễn hành vi này, nhất là với thầy cô giáo, những người lớn tuổi khác.
Để chấm dứt chuyện này: Hãy giúp bé có ý thức về hành động của mình. Nhắc bé, chẳng hạn: “Khi con nhắm mắt lại, mẹ sẽ nghĩ là con không thích nghe mẹ nói”. Nếu hành vi này còn tiếp diễn, hãy cảnh cáo: “Khi nào con lịch sự hơn, mẹ sẽ nói chuyện tiếp”.
5. Không xin phép cha mẹ
Lý do không nên bỏ qua: Dạy bé tự lập như tự lấy đồ ăn vặt, tự mở tivi là tốt nhưng để bé quá tự do thì vô tình, bạn đã dạy con bẻ gãy nhưng quy tắc. Chẳng ai chê cười bé 2 tuổi tự ý mở hộp bánh kẹo nhà người khác khi chưa được phép nhưng sẽ là hư nếu bé 8 tuổi còn tiếp diễn hành động này.
Cách để chấm dứt: Cần thiết lập những quy tắc nhỏ trong nhà và thường xuyên trao đổi với bé. Hãy để bé hỏi mẹ trước khi muốn ăn kẹo vì đó là nguyên tắc. Nếu bé bật tivi mà chưa xin phép, nhắc bé tắt tivi và cảnh cáo: “Con cần xin phép bố mẹ trước khi muốn mở tivi”.
6. Thổi phồng sự thật
Lý do không nên bỏ qua: Chẳng có gì nghiêm trọng khi bé kể chuyện về siêu nhân hay khủng long y như thật nhưng nếu không kiểm soát thì bé sẽ dễ dàng nói dối quen miệng. Nói sai sự thật không phải hiếm gặp nhất là khi bé muốn xinh đẹp hơn, muốn tránh điều gì đó hoặc giả vờ như mình đang gặp rắc rối… Nhưng không nên bỏ qua nếu bé nói dối với người khác.
Để chấm dứt chuyện này: Khi bé nói dối vô hại, hãy ngồi xuống cùng bé và làm rõ sự thật; chẳng hạn: “Một ngày nào đó hai mẹ con mình sẽ đi công viên nước. Nhưng con không nên nói với bạn Ben là mình đã đến đó 3 lần trong khi con chưa tới đó lần nào”. Để bé hiểu rằng, nếu còn nói dối, người xung quanh sẽ không tin bé nữa. Cần kiểm tra xem bé còn nói dối gì nữa để kịp thời nắn chỉnh; ví dụ, nếu bé nói đã đánh răng nhưng sự thật là chưa đánh răng thì cần đưa bé đi đánh răng ngay…
Lý do không nên bỏ qua: Bé có thể bị kích thích muốn nói hoặc muốn hỏi ngay điều gì đó với bạn nhưng cho phép bé chen ngang vào câu chuyện của bạn không phải cách dạy bé ngoan. Kết quả, bé có thể tự cho rằng, bé đã lôi cuốn được sự chú ý của bạn chứ không phải đang gây phiền phức cho bạn.
Để chấm dứt chuyện này: Lần tới, khi bạn đang bận nghe điện thoại hay đi thăm họ hàng, hãy nhắc với bé trước rằng, bé cần yên tĩnh và không ngắt lời của mẹ. Tiếp đến, có thể cho bé tham gia một hoạt động vui vẻ hoặc chơi một món đồ yêu thích. Nếu bé kéo tay mẹ trong lúc mẹ đang nói chuyện, có thể chỉ tay vào ghế và yêu cầu, bé đợi mẹ cho đến khi bạn hoàn thành cuộc trò chuyện.
2. Chơi thô bạo
Lý do không nên bỏ qua: Bạn biết bé vừa xô ngã anh trai, kéo tóc bạn chơi nhưng bạn lại bỏ qua vì nghĩ bé còn nhỏ, chưa hiểu chuyện. Nếu bạn không can thiệp, hành vi bạo lực của bé sẽ trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, bé còn nghĩ rằng, đánh người khác là hành vi được chấp nhận.
Để chấm dứt chuyện này: Kéo bé sang một bên và nói: “Con sẽ làm anh bị đau đấy. Con thấy thế nào nếu bị anh xô ngã như thế?”. Cần để bé biết rằng, bất kỳ hoạt động làm đau người khác nào cũng đều bị cấm. Khi bé chuẩn bị tham gia vui chơi, có thể nhắc bé không được thô bạo với người khác; đồng thời, dạy bé dùng từ ngữ khi giận dữ hoặc muốn đưa ý kiến. Nếu bé còn tái phạm, hãy chấm dứt cuộc chơi.
3. Vờ như không nghe thấy mẹ nói gì
Lý do không nên bỏ qua: Bạn yêu cầu 2-3, thậm chí 4 lần nhưng bé không muốn làm bằng cách phớt lờ lời của mẹ; chẳng hạn, bạn đề nghị bé nhặt ôtô vào giỏ đồ chơi của bé nhưng bé vờ như không nghe thấy gì.
Để chấm dứt chuyện này: Thay vì đưa yêu cầu cho con khi đi ngang qua phòng, hãy tiến gần với bé và nói rõ yêu cầu của bạn. Đảm bảo rằng bé đang lắng nghe khi bạn nói và phải trả lời rằng: “Vâng”. Chạm vào cánh tay con, gọi tên bé và tắt tivi cũng khiến bé chú ý tới lời bạn hơn.
4. Nhắm chặt mắt khi mẹ nhắc nhở
Lý do không nên bỏ qua: Nhiều cha mẹ phớt lờ hành vi xấu này của con vì nghĩ nó không quan trọng. Tuy nhiên, nếu bạn không sửa cho bé, bé sẽ trở nên thiếu tôn trọng khi tiếp diễn hành vi này, nhất là với thầy cô giáo, những người lớn tuổi khác.
Để chấm dứt chuyện này: Hãy giúp bé có ý thức về hành động của mình. Nhắc bé, chẳng hạn: “Khi con nhắm mắt lại, mẹ sẽ nghĩ là con không thích nghe mẹ nói”. Nếu hành vi này còn tiếp diễn, hãy cảnh cáo: “Khi nào con lịch sự hơn, mẹ sẽ nói chuyện tiếp”.
5. Không xin phép cha mẹ
Lý do không nên bỏ qua: Dạy bé tự lập như tự lấy đồ ăn vặt, tự mở tivi là tốt nhưng để bé quá tự do thì vô tình, bạn đã dạy con bẻ gãy nhưng quy tắc. Chẳng ai chê cười bé 2 tuổi tự ý mở hộp bánh kẹo nhà người khác khi chưa được phép nhưng sẽ là hư nếu bé 8 tuổi còn tiếp diễn hành động này.
Cách để chấm dứt: Cần thiết lập những quy tắc nhỏ trong nhà và thường xuyên trao đổi với bé. Hãy để bé hỏi mẹ trước khi muốn ăn kẹo vì đó là nguyên tắc. Nếu bé bật tivi mà chưa xin phép, nhắc bé tắt tivi và cảnh cáo: “Con cần xin phép bố mẹ trước khi muốn mở tivi”.
6. Thổi phồng sự thật
Lý do không nên bỏ qua: Chẳng có gì nghiêm trọng khi bé kể chuyện về siêu nhân hay khủng long y như thật nhưng nếu không kiểm soát thì bé sẽ dễ dàng nói dối quen miệng. Nói sai sự thật không phải hiếm gặp nhất là khi bé muốn xinh đẹp hơn, muốn tránh điều gì đó hoặc giả vờ như mình đang gặp rắc rối… Nhưng không nên bỏ qua nếu bé nói dối với người khác.
Để chấm dứt chuyện này: Khi bé nói dối vô hại, hãy ngồi xuống cùng bé và làm rõ sự thật; chẳng hạn: “Một ngày nào đó hai mẹ con mình sẽ đi công viên nước. Nhưng con không nên nói với bạn Ben là mình đã đến đó 3 lần trong khi con chưa tới đó lần nào”. Để bé hiểu rằng, nếu còn nói dối, người xung quanh sẽ không tin bé nữa. Cần kiểm tra xem bé còn nói dối gì nữa để kịp thời nắn chỉnh; ví dụ, nếu bé nói đã đánh răng nhưng sự thật là chưa đánh răng thì cần đưa bé đi đánh răng ngay…
Cách dạy con có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào tâm lý, thái độ của bố mẹ. Đừng phạm phải 7 sai lầm dưới đây nếu bạn không muốn sự dạy dỗ của mình với con bị phản tác dụng.