10 nguyên tắc vắt sữa và lưu trữ sữa mẹ đúng chuẩn
Với các mẹ nuôi con nhỏ, vắt sữa là cách hiệu quả để đảm bảo nguồn sữa dồi dào cho con bú và nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn được lâu dài.
Vắt sữa:
1. Từ bàn tay cho tới chai đựng sữa, từ dụng cụ hút sữa đến cơ thể của bạn, mọi thứ phải được giữ sạch sẽ! Tiệt trùng bình sữa và tất cả các bộ phận của dụng cụ hút sữa trước khi sử dụng lần đầu tiên. Rồi cứ sau mỗi lần sử dụng tiếp theo, luôn rửa ống hút, các bộ phận của máy hút sữa, bình đựng sữa với nước xà phòng nóng. Và, trước khi hút sữa, đừng quên rửa tay bằng xà phòng và nước ấm.
2. Cứ luyện tập rồi sẽ quen tay, đừng vì nôn nóng mà làm gấp, cố bóp thật chặt cho ra sữa. Hãy lựa lúc bạn thấy thư giãn và thoải mái rồi mới ngồi xuống vắt sữa. Thời điểm tốt nhất là canh một vài phút trước khi bé thức giấc đòi bú. Đôi khi, một đến hai tuần cũng là khoảng thời gian vừa đủ để cơ thể tái tạo thêm sữa trước khi bắt đầu vắt tiếp.
3. Chỉ trừ khi con gặp vấn đề sức khỏe khiến bác sĩ không cho phép bú trực tiếp thì mới cho bé bú bình còn không thì bạn nên cho con bú ngay từ bầu ngực mẹ. Cho con bú trực tiếp vừa giúp duy trì nguồn sữa một cách tự nhiên, vừa tăng tình gắn kết mẫu tử.
Từ bàn tay cho tới chai đựng sữa, từ dụng cụ hút sữa đến cơ thể của bạn, mọi thứ phải được giữ sạch sẽ!
4. Vắt sữa ít nhất ba lần một ngày cứ mỗi 8 tiếng (hoặc khoảng 3 tiếng một lần khi mẹ không ở gần con). Cho dù chỉ có thể vắt trong 10, 15 phút thôi, bạn vẫn cần cố gắng vắt càng nhiều càng tốt.
5. Nếu có thể, hãy đợi ít nhất là 3-4 tuần rồi mới cho bé cai hẳn bú mẹ và chuyển sang cho bé bú bình. Vì có bé vẫn ổn khi đổi từ núm vú mẹ sáng bú bình, nhưng có bé lại gặp khó khăn khi phải thay đổi quá sớm.
6. Sữa mẹ có thể có nhiều màu sắc, mùi vị, độ đậm đặc khác nhau tùy theo mỗi lần vắt. Điều này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên bạn vẫn cần theo dõi chất lượng sữa trước và sau những lần hút sữa. Sữa khi mới "ra lò" thường loãng như nước, là dòng sữa đầu tiên được tiết ra khi vắt, rất phù hợp khi bé khát. Dòng sữa sau đặc hơn, gần như kem, có chứa chất béo, giúp bé tăng trưởng và phát triển cân nặng, thường đến sau một vài phút sau khi bạn ngưng vắt loạt sữa đầu.
Bảo quản và lưu trữ
7. Luôn dùng túi vô trùng để lưu trữ sữa. Bạn có thể mua tại các siêu thị hoặc cửa hàng đồ mẹ và bé. Luôn để lại một phần không khí trên cùng của túi rồi mới niêm phong chặt lại, để tránh tràn sữa hoặc vỡ túi. Ghi chú ngày tháng lại rồi đặt túi sữa mới hút được phía sau hoặc bên dưới túi cũ để sử dụng đúng theo thứ tự thời gian.
8. Bạn cũng có thể bảo quản sữa mẹ ở ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh, nhưng nhớ là phải đặt bên trong cùng của tủ (là nơi mát nhất), rồi sử dụng trong vòng từ 5-8 ngày. Sữa đông thì lâu hơn, có thể trữ trong 3-6 tháng ở tủ lạnh thông thường và đến 6-12 tháng nếu đặt trong tủ đông. Đừng quên luôn làm sạch tủ, khô ráo và sắp đặt gọn gàng, phía trong cùng, tránh xa cửa tủ.
Ghi chú ngày tháng lại rồi đặt túi sữa mới hút được phía sau hoặc bên dưới túi cũ để sử dụng đúng theo thứ tự thời gian.
9. Để làm tan sữa mẹ đông lạnh, lấy sữa đặt xuống phần ngăn mát và để qua đêm (hoặc cho đến khi sữa tự tan hoàn toàn), sử dụng trong vòng 5 ngày. Khi cần làm nóng, bạn có thể đặt túi sữa trong nước ấm cho đến khi đạt nhiệt độ mong muốn. Nếu không còn cách nào khác mà phải rã đông sữa gấp, ngâm sữa đông trong nước lạnh để nhiệt độ tăng dần. Một khi phần đá đã tan bớt, bạn có thể tăng nhẹ nhiệt độ nước lên.
10. Sữa mẹ lưu trữ sẽ không hòa tan được hoàn toàn, phần đậm đặc hơn sẽ nổi lên trên. Lắc nhẹ sữa trong bình để trộn đều. Đổ bỏ phần sữa thừa sau khi con bú xong, đừng cho vào tủ lạnh lần nữa và cũng đừng hâm nóng lại vì quá trình này sẽ sản sinh vi khuẩn và giảm chất lượng sữa. Luôn nhớ chỉ vắt và lưu trữ vừa đủ sữa, nhiều quá thì phải bỏ đi rất lãng phí.