Mẹ sinh con nặng tới 5 ký nhưng não bị tổn thương, bác sĩ chỉ ra sai lầm này khi ăn uống

PHAN HẰNG,
Chia sẻ

Trong quá trình mang thai, người mẹ cần đặc biệt chú ý tới chế độ ăn uống của con mình, tránh tình trạng sinh con có vấn đề về não bộ.

Mang thai là một giai đoạn vô cùng quan trọng trong cuộc đời của phụ nữ. Các bà mẹ cần được yêu thương và chăm sóc đặc biệt bởi sức khỏe của họ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Trong giai đoạn này, chế độ ăn uống đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Các bà mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe bản thân và sự phát triển khỏe mạnh của em bé.

Tuy nhiên, nhiều bà bầu mắc phải một số quan niệm sai lầm về chế độ ăn uống khi mang thai. Họ nghĩ rằng chỉ cần ăn ngon, ăn nhiều là đủ, mà không chú trọng đến sự cân bằng dinh dưỡng. Điều này dẫn đến việc cung cấp quá nhiều hoặc quá ít chất dinh dưỡng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Câu chuyện của Lân Lân

Lân Lân, một bà mẹ trẻ 21 tuổi ở Trung Quốc, khi mang thai được chồng đưa về quê ngoại để tịnh dưỡng. Quê ngoại Lân Lân có không khí trong lành, môi trường sống yên bình, rất thích hợp để dưỡng thai. Tại đây, cô đặc biệt thích ăn cơm nấu từ lúa do nhà trồng.

Gạo quê không sử dụng thuốc trừ sâu, cơm rất thơm ngon nên mỗi bữa Lân Lân ăn đến 2 bát cơm lớn, thậm chí không cần ăn thêm món khác.

Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều cơm trắng khiến lượng đường trong máu của Lân Lân tăng cao. Bác sĩ đã khuyên cô nên ăn thêm các loại ngũ cốc khác. Nhưng Lân Lân không nghe theo lời khuyên của bác sĩ, vẫn tiếp tục ăn cơm trắng vì cảm thấy rất ngon miệng.

Mẹ sinh con nặng tới 5 ký nhưng não bị tổn thương, bác sĩ chỉ ra sai lầm này khi ăn uống  - Ảnh 1.

Ăn quá nhiều cơm trắng khiến 2 mẹ con Lân Lân gặp nguy hiểm.

Khi đến ngày dự sinh, thai nhi của Lân Lân phát triển quá lớn và buộc phải sinh mổ. Khi em bé chào đời, các bác sĩ rất ngạc nhiên vì cân nặng của bé lên đến 5,25 kg, một con số hiếm gặp.

Tuy nhiên, sau khi kiểm tra kỹ hơn, các bác sĩ phát hiện não bộ của bé có thể bị tổn thương, có nguy cơ bị chậm phát triển trí tuệ. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu của Lân Lân quá cao trong thời gian mang thai, khiến thai nhi bị thiếu oxy kéo dài trong bụng mẹ, ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ.

Nghe xong lời giải thích của bác sĩ, Lân Lân vô cùng hối hận. Cô nhận ra rằng vì thỏa mãn khẩu vị nhất thời mà đã gây ra hậu quả nghiêm trọng cho con mình.

Những thực phẩm nên hạn chế trong quá trình mang thai

- Đồ ngọt

Đồ ngọt chứa lượng đường rất cao, nếu ăn quá nhiều sẽ khiến đường huyết tăng đột biến. Các bà bầu nên hạn chế tối đa việc ăn đồ ngọt, đặc biệt là các loại bánh ngọt, kẹo có hàm lượng đường cao. Nếu thèm ngọt, hãy thay thế bằng trái cây ít đường để vừa thỏa mãn khẩu vị vừa kiểm soát đường huyết.

- Đồ uống có đường

Đồ uống có đường tuy có vẻ vô hại nhưng lại là "thủ phạm" khiến đường huyết tăng cao. Ví dụ như nước ngọt có ga, nước tăng lực, thậm chí một số loại nước ép trái cây và cà phê cũng chứa nhiều đường. Phụ nữ mang thai nên hạn chế các loại đồ uống này, thay vào đó hãy chọn các loại đồ uống ít đường hoặc không đường như trà nhạt, trà hoa quả.

Mẹ sinh con nặng tới 5 ký nhưng não bị tổn thương, bác sĩ chỉ ra sai lầm này khi ăn uống  - Ảnh 2.

- Bánh mì trắng

Bánh mì trắng chứa nhiều carbohydrate, dễ dàng chuyển hóa thành đường trong cơ thể, khiến đường huyết tăng cao. Nếu muốn ăn bánh mì, bà bầu nên chọn bánh mì nguyên cám hoặc bánh mì làm từ các loại ngũ cốc khác để giảm nguy cơ tăng đường huyết đột ngột và cung cấp thêm chất xơ.

- Đồ chiên rán

Bánh gối, bánh rán, nem rán... các loại đồ chiên rán không chỉ chứa nhiều calo mà còn làm tăng mức cholesterol và đường huyết. Vì vậy, các bà bầu nên tránh xa các loại thực phẩm này và thay vào đó nên chọn cách chế biến thức ăn bằng cách luộc, hấp hoặc nướng.

- Đồ ăn chế biến sẵn

Đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt, sốt salad... các loại thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều đường, dầu mỡ và chất phụ gia thực phẩm, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bà bầu. Khi chọn thực phẩm, các bà bầu nên xem kỹ bảng thành phần dinh dưỡng và hạn chế tối đa việc tiêu thụ đồ ăn chế biến sẵn, thay vào đó nên chọn những thực phẩm tươi ngon và tự nhiên.

Làm thế nào để kiểm soát đường huyết tăng cao khi mang thai?

- Kết hợp các loại thực phẩm một cách hợp lý

Chế độ ăn uống của bà bầu cần đa dạng và cân bằng, tránh ăn một loại thức ăn quá nhiều. Ví dụ, khi ăn cơm trắng, nên kết hợp thêm nhiều rau xanh giàu chất xơ để giảm thiểu sự tăng đường huyết do carbohydrate gây ra.

Nếu ăn mì, hãy chọn mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt và kết hợp với các loại protein như đậu phụ, thịt nạc để làm chậm quá trình tăng đường huyết.

Mẹ sinh con nặng tới 5 ký nhưng não bị tổn thương, bác sĩ chỉ ra sai lầm này khi ăn uống  - Ảnh 3.

- Tăng cường tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, ngô... rất giàu chất xơ, giúp làm chậm quá trình tăng đường huyết. Bà bầu có thể tăng dần tỷ lệ ngũ cốc nguyên hạt trong khẩu phần ăn, không chỉ giúp kiểm soát đường huyết mà còn cải thiện chức năng đường ruột, ngăn ngừa táo bón.

- Kiểm soát khẩu phần ăn

Mặc dù cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn trong thai kỳ, nhưng bà bầu không nên ăn quá nhiều. Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, tránh ăn quá no một lần để tránh lượng carbohydrate quá lớn vào cơ thể.

Hạn chế lượng cơm hoặc mì trong mỗi bữa, tăng cường rau củ, trái cây giàu chất xơ để giúp ổn định đường huyết.

- Ăn nhiều rau xanh và trái cây ít đường

Rau xanh và trái cây giàu chất xơ giúp ngăn ngừa đường huyết tăng nhanh. Đặc biệt, các loại đậu, hạt, rong biển rất tốt cho bà bầu. Ngoài ra, nên chọn các loại trái cây ít đường như dâu tây, việt quất, táo để kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn.

- Tập thể dục vừa phải

Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, tập thể dục vừa phải cũng rất quan trọng để kiểm soát đường huyết. Bà bầu có thể chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga để tăng cường tuần hoàn máu, giúp cơ thể chuyển hóa đường hiệu quả hơn.

Chia sẻ