1 tuần sau khi chào đời, trẻ sơ sinh đã có thể nhìn, nghe và cảm nhận những điều này

Phương Nguyễn,
Chia sẻ

Ngay sau khi chào đời dù chỉ 1 tuần thôi, trẻ sơ sinh cũng đã có thể nhìn, lắng nghe và cảm nhận nhiều điều thú vị của cuộc sống bên ngoài tử cung của mẹ.

Tuần đầu sau khi chào đời đánh dấu một sự thay đổi rất lớn trong cuộc đời của trẻ sơ sinh. Thay vì được chu cấp hoàn toàn từ mẹ, lúc này cơ thể bé bắt đầu vận động trong trạng thái dần dần tự lập và tập thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung mẹ. Rất nhiều cha mẹ cho rằng, bé sơ sinh còn quá nhỏ và không thể cảm nhận cũng như nhận biết cuộc sống ngay sau khi chào đời, nhưng thực tế thì không phải vậy. Nhờ sự phát triển của y học hiện đại, chúng ta có thể biết trẻ sơ sinh hoàn toàn nghe, ngửi, nhìn và cảm nhận được nhiều điều trong cuộc sống. Điển hình chính là giác quan nhạy bén của bé khi chỉ cần ngửi mùi hương sữa mẹ và phán đoán đâu mới là mẹ mình.

1 tuần sau khi chào đời, trẻ sơ sinh đã có thể nhìn, nghe và cảm nhận những điều này - Ảnh 1.

Tuần đầu sau khi chào đời đánh dấu một sự thay đổi rất lớn trong cuộc đời của bé sơ sinh (Ảnh minh họa)

Và chắc chắn các ông bố bà mẹ sẽ còn ngạc nhiên gấp bội phần nếu biết bé sơ sinh có thể cảm nhận 20 điều này chỉ ngay 1 tuần sau khi sinh.

1. Nhìn ánh sáng

Sau hành trình 9 tháng nằm trong bụng mẹ và chỉ biết đến không gian tối om thì nay bé đã được tiếp cận với không gian đầy màu sắc và sáng sủa hơn. Tuy nhiên vì bé còn khá non nớt nên mẹ hạn chế rọi ánh sáng chói vào mặt bé, hãy từ từ và dùng tia sáng nhẹ nhàng để bé có thể mở mắt thật to nhìn mẹ nhé.

1 tuần sau khi chào đời, trẻ sơ sinh đã có thể nhìn, nghe và cảm nhận những điều này - Ảnh 2.

2. Ngắm gương mặt mẹ

Mỗi khi bế bé, liệu mẹ có bao giờ thắc mắc con nhìn thấy gương mặt của mẹ hay không. Câu trả lời là hoàn toàn có. Bé sơ sinh có thể nhìn trong khoảng cách từ 20-30cm, và với tầm nhìn khi mẹ bế bé thì bé chắc chắn nhìn và bắt đầu nhận diện được khuôn mặt của mẹ.

3. Nhìn các đồ vật xung quanh

Quả đúng vậy. Sau khi sinh chỉ 1 tuần thôi, bé có thể nhìn đồ vật xung quanh mình, nhưng hầu hết các bé chỉ có thể nhìn những vật có hình dạng không phức tạp, màu sắc đơn giản như đen và trắng mà thôi.

4. Có bé nhìn được màu sắc khác

Bé có thể không biết được màu vàng và cam, nhưng bé có thể thấy sự khác biệt rõ rệt giữa màu đen, xám đậm hay xám nhạt. Các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra có những bé có thể phân biệt được giữa màu trắng và cam. Đó là một điều khá thú vị về khả năng nhìn màu sắc của bé.

5. Nhìn các chuyển động chậm

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng các cử chỉ, chuyển động chậm trên gương mặt của mẹ sẽ thu hút sự chú ý và dõi theo để nhìn của bé. Đây cũng là những chuyển động mà bé yêu thích hơn cả.

6. Nghe giọng nói quen thuộc

Ngay từ trong bụng mẹ, bé đã rèn luyện khả năng nghe âm thanh rồi, đặc biệt là giọng nói quen thuộc của mẹ, tiếng ồn bên trong cơ thể mẹ. Đối với bé, không có âm thanh nào ngọt ngào hơn là tiếng nói của mẹ. Bé sẽ hào hứng bất kể mẹ đang đọc hay nói gì đi nữa, miễn đó là giọng của mẹ.

7. Nghe ngôn ngữ của mẹ

Trẻ sơ sinh không chỉ biết âm thanh từ giọng nói của mẹ mình mà còn có thể ngay lập tức nhận được thứ ngôn ngữ mẹ đang sử dụng. Các nhà nghiên cứu cho rằng trẻ sơ sinh đã có thể mô phỏng các mẫu ngôn ngữ văn hóa khác nhau từ khi mới sinh dù chỉ 1 tuần.

1 tuần sau khi chào đời, trẻ sơ sinh đã có thể nhìn, nghe và cảm nhận những điều này - Ảnh 3.

Mẹ chính là người thân thương và gần gũi nhất với bé trong những ngày đầu đời, bé có thể cảm nhận những sự việc có liên quan đến mẹ (Ảnh minh họa)

8. Nghe âm thanh có tông cao

Trẻ sơ sinh được sinh ra với tai giữa đầy chất lỏng, thính lực cũng bị hạn chế. Cho nên các nhà nghiên cứu cho rằng các loại âm thanh, tiếng nói hơi to và cao giọng một chút sẽ kích thích thính lực của trẻ. Đây cũng là một lý do tại sao trẻ phản ứng tốt hơn với âm thanh và giọng nói to, cao độ.

9. Bé nghe được nhạc

Bộ não của trẻ sơ sinh được chuẩn bị để học nhạc. Hẳn là vậy, khi mà bé có thể di chuyển theo nhịp điệu để mỉm cười nhiều hơn mỗi khi tiếng nhạc phát ra. Âm nhạc giúp xoa dịu bé dễ dàng hơn, giúp bé sẵn sàng khám phá môi trường bên ngoài hơn.

10. Phản ứng khi nghe âm thanh lớn

Mẹ sẽ nhận thấy bé bị giật mình khi nghe tiếng chó sủa lớn hoặc khi mẹ bật máy hút bụi, máy giặt hay máy sấy. Những âm thanh trong cuộc sống đối với trẻ khá là lớn, và bé đang phản ứng với những âm thanh lớn ấy.

11. Ngửi và nhận ra sữa mẹ - sữa công thức

Khoa học cho rằng trẻ sơ sinh thích sữa mẹ hơn, bởi sữa mẹ có mùi vị đặc trưng, trong và ít hạt hơn sữa công thức. Quan trọng là sữa mẹ mang "hương vị" của mẹ bé, không thể lẫn vào loại sữa khác.

1 tuần sau khi chào đời, trẻ sơ sinh đã có thể nhìn, nghe và cảm nhận những điều này - Ảnh 4.

Sữa mẹ ngọt và có hương vị đặc trưng mà bé sơ sinh có thể nhận ra (Ảnh minh họa)

12. Nhận biết vị giác

Khi nói đến vị giác, trẻ sơ sinh cũng có thể cảm nhận được 4 vị như người lớn: ngọt, đắng, chua và vị nồng, chỉ ngoại trừ vị mặn là bé chưa thể phát hiện cho đến khi 4 tháng tuổi mà thôi.

13. Nếm bất cứ thứ gì miễn là… ngọt

Trẻ sơ sinh có xu hướng thích những thứ có vị ngọt ngào. Sữa mẹ có xu hướng ngọt hơn khi so sánh với sữa công thức, và tất nhiên bé thích sữa mẹ hơn. Tuy nhiên sở thích này sẽ thay đổi khi trẻ lớn dần.

14. Ngửi mùi mồ hôi

Em bé đã trôi nổi trong môi trường toàn nước ối và nếm nó kể từ khi mẹ mới mang thai. Khi nước ối chảy qua lưỡi của thai nhi, các phân tử trong chất lỏng tương tác với dây thần kinh vị giác tạo ra một trải nghiệm hương vị của nước ối đối với bé. Trẻ sơ sinh cũng nhạy bén trong việc phát hiện các thành phần mùi trong mồ hôi hơn cả người lớn.

15. Ngửi mùi sữa mẹ

Bé có thể nhận biết và ngửi thấy mùi sữa của mẹ mình. Sữa mẹ có tác dụng làm dịu cơn đau đối với trẻ sơ sinh. Trong các thí nghiệm cụ thể, trẻ sơ sinh sau khi trải qua các thủ thuật đau đớn đã được làm dịu bởi sữa mẹ, nhưng chỉ có sữa của chính mẹ bé mà thôi.

16. Ngửi những mùi quen thuộc

Các thí nghiệm đã chỉ ra rằng nếu trẻ sơ sinh tiếp xúc với mùi hương của một loài hoa nào đó như hoa cúc trong khi đang bú mẹ thì ngày sau đó chúng sẽ có khuynh hướng bị thu hút về phía mùi đó nhiều như khi chúng sẽ hướng tới sữa mẹ. Ngoài ra, còn có mùi hương vani cũng sẽ hấp dẫn bé.

17. Cảm nhận nhiệt độ

Trẻ sơ sinh chưa có khả năng điều chỉnh thân nhiệt, nhưng điều đó không có nghĩa là trẻ không cảm thấy nóng và lạnh. Mẹ có thể sờ tay chân của bé để nhận biết xem bé đang bị nóng hay lạnh để giúp bé điều chỉnh.

18. Cảm thấy đau

Nhiều người tin rằng trẻ sơ sinh không có khả năng cảm thấy đau. Nhưng một nghiên cứu của Đại học Oxford đã sử dụng phương pháp quét MRI để xác định mức độ đau ở trẻ sơ sinh, và cảm giác đau của bé trong những ngày đầu chào đời là có thật.

1 tuần sau khi chào đời, trẻ sơ sinh đã có thể nhìn, nghe và cảm nhận những điều này - Ảnh 5.

Dù còn rất nhỏ nhưng bé vẫn cảm nhận được cơn đau, đói hoặc no, bực bội hay thỏa mãn (Ảnh minh họa)

19. Cảm thấy đói hoặc no

Bé sẽ cho mẹ thấy là mình đang đói hoặc no theo nhiều cách khác nhau, từ việc bé bú cho đến việc đại tiểu tiện của bé. Ngoài ra, bé sẽ không tỏ ra khó chịu hay cáu giận, khóc nhè nữa.

20. Cảm thấy vui hoặc bực bội

Ngay từ những ngày đầu, trẻ sơ sinh đã tạo ra âm thanh mà các nhà khoa học tin là tín hiệu bé đang cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Những âm thanh này sẽ phát triển thành những nụ cười. Đơn giản được khi bé ăn no, được ủ ấm hoặc mát mẻ, dễ chịu, bé sẽ vui vẻ và không quấy khóc. Ngược lại thì sự bực bội và cáu giận là khó tránh khỏi.

Nguồn: Baby, Kidhealth

Chia sẻ