Bác sĩ nhi chỉ rõ 5 sai lầm trong việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Quang Vũ,
Chia sẻ

Với những người lần đầu làm mẹ, việc chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh dễ gây ra những sai lầm do hiểu không đúng về đặc điểm của cuống rốn.

Để có thể chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh hiệu quả, bố mẹ cần hiểu rõ về những đặc điểm của rốn.

Bác sĩ nhi chỉ rõ 5 sai lầm trong việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh - Ảnh 1.

BS Hoàng Quốc Tưởng chia sẻ những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh sao cho đúng đắn và khoa học.

Đặc điểm về rốn của trẻ sơ sinh

Khi còn nằm trong bụng mẹ, dây rốn là một liên kết sống còn của bé với mẹ, cung cấp máu, oxy cũng như các dưỡng chất cần thiết cho bào thai phát triển hoàn chỉnh. Tuy nhiên khi trẻ chào đời, dây rốn không còn làm nhiệm vụ này nữa. Cuống rốn của trẻ khi chào đời được các bác sĩ kẹp lại tránh chảy máu và tránh nhiễm trùng. Một số mốc thời gian tiến triển của cuống rốn trẻ sơ sinh cần được chú ý để có cách chăm sóc phù hợp:

• Ngày đầu đời, dây rốn sẽ được kẹp lại, dây rốn lúc này còn tươi, màu trắng trong, hơi đục và ẩm ướt.

• Ngày 4 – ngày 10: Dây rốn héo dần, cuống rốn chuyển sang màu sậm, khô. Sau 1 tuần tuổi, kẹp rốn của trẻ cần được mở ra.

• Từ ngày thứ 10 trở đi: Đây là giai đoạn dây rốn bắt đầu rụng, trung bình là khoảng sau 2 tuần. Bố mẹ cần hiểu, sau khi rụng, rốn trẻ có thể còn rỉ một chút máu, dịch nhầy màu trong/ nâu, hoặc có thể còn dư lại một ít mô/ gốc nhỏ còn lại ở rốn trong khoảng vài ngày sau đó… đây là hiện tượng sinh lý bình thường, không cần phải lo lắng.

• Từ ngày thứ 18 trở đi: hiện tượng lên mài nâu đen, khô ở gốc rốn xuất hiện. Mài sau đó sẽ tự rơi ra và vùng gốc dây rốn sẽ lành hẳn hoàn toàn.

Nếu sau 1 tháng, rốn của trẻ sơ sinh chưa có dấu hiệu lành và chuẩn bị rụng thì bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến Bác sĩ để thăm khám tình hình. Vì có thể do quá trình chăm sóc không đúng cách, rốn của trẻ đã bị nhiễm khuẩn. Một số đặc điểm nhận biết rốn bắt đầu có dấu hiệu nhiễm khuẩn: hiện tượng viêm đỏ xung quanh rốn hay sưng nề, tiết dịch mủ, kèm theo bé sốt, bỏ bú. Do vậy, cần có sự can thiệp một cách đúng đắn và kịp thời của Bác sĩ để tình hình không vì thế mà trở nên nguy hiểm hơn.

Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh đúng cách

Quá trình rụng rốn của trẻ sơ sinh thường sẽ trải qua các cột mốc như đã nêu trên. Tuy nhiên, nếu như có sự can thiệp từ bên ngoài, ví dụ như việc chăm sóc không đúng cách (điển hình như tự bôi các loại thuốc không được Bác sĩ yêu cầu, hoặc áp dụng các phương pháp vệ sinh dân gian không đảm bảo vệ sinh.v.v..) sẽ khiến cho khả năng lành và rụng rốn của trẻ bị ảnh hưởng.

Thực tế thì việc chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh không quá phức tạp. Tuy nhiên việc chăm sóc rốn một cách đúng đắn thì không phải ai cũng nắm được, nhất là trong thời buổi người mẹ phải đối diện với nhiều nguồn thông tin khác nhau khiến cho việc chăm sóc con bị chi phối, đặc biệt đối với những người lần đầu làm mẹ. Có những sai lầm thường thấy dẫn đến việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh mà bố mẹ chăm con cần phải nắm rõ:

Sai lầm 1: Dùng thuốc sát trùng để bôi. Thực tế thì theo quan điểm khoa học, việc sử dụng thuốc sát trùng để bôi cho vùng rốn của trẻ sơ sinh là không cần thiết. Bởi lẽ, thuốc sát trùng bôi mỗi ngày sẽ làm rốn lâu rụng hơn, gây kích ứng da; thuốc sẽ ngấm vào máu từ rốn và gây nên những tác dụng phụ không đáng có. Thuốc sát trùng chỉ nên được cân nhắc sử dụng khi có nguy cơ nhiễm trùng cao như sinh tại nhà hoặc nhiễm trùng ối.

Sai lầm 2: Áp dụng phương pháp sát trùng bằng lá dân gian. Theo quan điểm khoa học, việc đắp các loại lá dân gian lên rốn của con hoàn toàn không an toàn. Bên cạnh các loại lá dân gian, nhiều bố mẹ còn bôi cả mật ong, mật gấu hoặc sữa mẹ lên rốn của con…đây là phương pháp sai lầm chỉ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng rốn.

Sai lầm 3: Không dám chạm vào rốn con vì sợ bé đau. Trên thực tế, cuống rốn không có dây thần kinh nên việc bố mẹ chạm vào vệ sinh cho con cũng không làm bé cảm thấy đau. Việc bé khóc khi bị chạm vào rốn đơn thuần chỉ do da của bé bị lạnh. Do vậy, khi vệ sinh rốn cho bé, bố mẹ có thể kéo nhẹ cuống rốn lên lau chùi một cách thoải mái. Tuy nhiên, bố mẹ cần nhớ vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chạm vào rốn của con để tránh nhiễm trùng.

Sai lầm 4: Không tắm cho trẻ cho đến khi rốn rụng. Điều này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, điển hình như thời tiết, nếu sinh con trong thời tiết lạnh thì bố mẹ hoàn toàn có thể cân nhắc đến việc hạn chế cho bé chạm nước. Ngược lại, nếu thời tiết nóng nực, việc tắm cho bé sạch sẽ là điều cần thiết. Bố mẹ có thể tham khảo về phương pháp tắm SPONGE BATH – lau người bằng khăn ướt, tránh phần cuống rốn để không làm ướt dây rốn.

Sai lầm 5: Băng rốn thật kĩ sẽ tránh được nguy cơ nhiễm trùng. Đây hoàn toàn là sai lầm mà phần lớn những người lần đầu sinh con sẽ mắc phải. Băng rốn quá chặt và kín không những làm rốn ẩm ướt hơn mà còn tăng nguy cơ nhiễm trùng. Đặc biệt là trong thời gian rốn sắp rụng, bố mẹ thấy có sự xuất hiện của dịch tiết nhầy hơi vàng, hoặc máu, nên nhanh chóng băng kín rốn vì cho rằng như vậy là cần thiết. Tuy nhiên chúng ta chỉ cần giữ sạch và thoáng, rốn sẽ tự khô trong khoảng 1 tuần. Nếu băng rốn thường xuyên và chặt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công.

Rãnh rốn Oheso hỗ trợ cho việc bảo vệ rốn

Một lưu ý cho bố mẹ chính là để cuống rốn có thể nhanh khô và rụng thì việc giữ cho nó thông thoáng là điều cần thiết. Nhất là đối với các bé có sử dụng tã sơ sinh, việc giữ cho rốn của con thoáng chính là điểm cần lưu ý. Nhiều người chọn giải pháp quấn phần lưng tã để tránh tiếp xúc với rốn, tuy nhiên cách này có thể khiến tã xô lệch và dễ làm vấy chất bẩn tràn ra ngoài, đồng thời gây cấn lên phần lưng của bé.

Lời khuyên dành cho bố mẹ: chọn loại tã có rãnh rốn Oheso với thiết kế đặc biệt dành riêng cho bé sơ sinh. Thiết kế Oheso trên dòng tã dành cho bé sơ sinh này sẽ giúp rốn bé hạn chế tiếp xúc với chất bẩn, giữ cho rốn khô thoáng và nhanh rụng.

Bác sĩ nhi chỉ rõ 5 sai lầm trong việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh - Ảnh 2.

Rãnh rốn Oheso trên miếng lót và tã dán cho trẻ sơ sinh giúp hạn chế chất tiêu bẩn từ tã tiếp xúc với rốn của trẻ sơ sinh.

Thêm một lưu ý dành cho bố mẹ: Sau khi rốn rụng, có một số ít trường hợp không khô mà có u hạt rốn - một hạt nhỏ sần sùi ở đáy cuống rốn. Thường dân gian hay gọi là "chồi rốn". Thường phải trị liệu bằng đốt điện hoặc bôi Silver Nitrate có khi tới vài lần. Nếu rốn không lành sau khi rụng mà tiết dịch nhiều thì có thể tồn tại ống niệu rốn. Trường hợp này cũng hiếm khi xảy ra, nên cho bé đi siêu âm để xác định chẩn đoán.

Mong rằng với những kiến thức bổ ích này sẽ giúp các mẹ có thể tự tin hơn trong quá trình học "nghề làm ba mẹ" hiệu quả hơn.

Bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng

(BS CKI Bệnh Viện Nhi Đồng 2 – Giảng viên ĐH Y Dược TP.HCM)

Là thành viên của tập đoàn Unicharm – Nhà sản xuất tã trẻ em số 1 Nhật Bản (theo khảo sát của Intage ngày 24/04/2018) , Bobby luôn nghiên cứu và ứng dụng những công nghệ tiên tiến, sử dụng những nguyên liệu cao cấp và mềm mại mang đến cho bé yêu sự thoải mái, chăm sóc tối đa cho làn da từ những ngày đầu tiên chào đời. Rãnh rốn Oheso là thiết kế chuyên biệt có trên 2 dòng sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh: miếng lót sơ sinh và tã dán sơ sinh Bobby. Thiết kế rãnh rốn giúp hạn chế tiếp xúc giữa chất tiêu bẩn và rốn của bé, hỗ trợ quá trình chăm sóc con trong những năm tháng đầu đời được dễ dàng hơn. Tham khảo các sản phẩm tã giấy Bobby tại: http://bit.ly/taBobbychinhhang


Chia sẻ