Mẹ nên cân nhắc khi cho con dùng bàn chải đánh răng điện
Theo một nghiên cứu mới đây, các chuyên gia chăm sóc răng miệng đều cho rằng không nên cho trẻ dưới 7 tuổi dùng bàn chải đánh răng điện.
Để trẻ có một hàm răng khỏe mạnh và đảm bảo thẩm mĩ, thói quen vệ sinh răng miệng là chìa khóa quan trọng. Vì vậy, các bác sĩ nhi khoa tư vấn cho các bà mẹ dùng gạc chuyên dụng hoặc khăn mềm để lau sạch răng cho trẻ ngay từ khi mọc chiếc răng sữa đầu tiên.
Đến khi trẻ được 2 tuổi trở đi, trong khoảng thời gian 6 tháng cho đến một năm, các bà mẹ có thể hướng dẫn thành công để con tự mình đánh răng. Nhưng trẻ ở độ tuổi này khá hiếu động, ý thức tự giác chưa tốt, hơn nữa có bé còn không thích đánh răng, vì vậy bố mẹ vẫn phải giám sát và kèm “sát sạt” việc đánh răng mỗi ngày của con. Việc này gây ra không ít phiền toái và làm mất thời gian nên nhiều bà mẹ đã chọn giải pháp cho dùng bàn chải đánh răng điện.
Bàn chải đánh răng điện có giá đắt gấp nhiều lần so với bàn chải đánh răng thường nhưng sau một thời gian sử dụng, nhiều trẻ luôn nói miệng đau, khi đến bác sĩ kiểm tra mới biết nướu răng của các em bị sưng đỏ lên.
Trên thực tế, nguyên nhân không phải do bàn chải đánh răng điện mà là do cách sử dụng, cách cầm bàn chải của trẻ. Nguyên tắc vận hành của bàn chải đánh răng điện là dựa vào tốc độ quay của đầu bàn chải để tạo thành độ rung ở tần số cao khiến kem đánh răng ma sát vớ bề mặt răng sản sinh ra các lớp bọt thâm nhập vào các kẽ răng. Đồng thời, các lông bàn chải thúc đẩy lưu thông máu, một số bàn chải còn có lớp cao su mềm đặc dụng có hiệu quả massage.
Nguyên nhân của những nguy hiểm không phải do bàn chải đánh răng điện mà là do cách sử dụng, cách cầm bàn chải của trẻ. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, không giống như người trưởng thành, nướu răng của trẻ em còn mềm, yếu nên không chịu được lực tác động của bàn chải đánh răng điện trong thời gian dài và thường bị thương tổn.
Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp trẻ cầm bàn chải và tác động lực tỳ khiến bàn chải tác động một lực lớn hơn lên bề mặt răng, nhiều trẻ lại giữ nguyên vị trí bàn chải khiến đầu bàn chải quay qua quay lại một chỗ trong thời gian dài. Làm như vậy rất dễ gây tổn thương nướu răng và mài mòn men răng.
Vì vậy, các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo bạn không nên cho trẻ dưới 7 tuổi sử dụng bàn chải đánh răng điện. Nếu vẫn muốn sử dụng thì bạn nên cho trẻ dùng cả hai loại bàn chải đánh răng điện và bàn chải đánh răng thông thường. Bạn nên chọn loại bàn chải lông mềm, đầu nhỏ, điện năng thấp.
Một số chú ý khi đánh răng cho trẻ
- Dùng kem đánh răng dành cho trẻ nhỏ, chỉ dùng lượng nhỏ bằng hạt đậu.
- Thời gian đánh răng phù hợp là 3 phút/lần, mỗi ngày đánh răng 1 – 2 lần.
- Hai phút đánh răng đầu tiên có thể tập trung vào phần trên và dưới ở bên trong của hàm răng, di chuyển bàn chải từ từ và vòng quanh giống như bạn đánh răng của mình.
- Phút cuối cùng nên tập trung vào phần trên và phần dưới của răng cửa, chải sạch cả các phần gần lưỡi và môi.
- Chú ý cho trẻ súc miệng thật sạch (nghe thấy tiếng ùng ục trong miệng trẻ là được) để tránh kem đánh răng còn sót lại trong miệng.
Đến khi trẻ được 2 tuổi trở đi, trong khoảng thời gian 6 tháng cho đến một năm, các bà mẹ có thể hướng dẫn thành công để con tự mình đánh răng. Nhưng trẻ ở độ tuổi này khá hiếu động, ý thức tự giác chưa tốt, hơn nữa có bé còn không thích đánh răng, vì vậy bố mẹ vẫn phải giám sát và kèm “sát sạt” việc đánh răng mỗi ngày của con. Việc này gây ra không ít phiền toái và làm mất thời gian nên nhiều bà mẹ đã chọn giải pháp cho dùng bàn chải đánh răng điện.
Bàn chải đánh răng điện có giá đắt gấp nhiều lần so với bàn chải đánh răng thường nhưng sau một thời gian sử dụng, nhiều trẻ luôn nói miệng đau, khi đến bác sĩ kiểm tra mới biết nướu răng của các em bị sưng đỏ lên.
Trên thực tế, nguyên nhân không phải do bàn chải đánh răng điện mà là do cách sử dụng, cách cầm bàn chải của trẻ. Nguyên tắc vận hành của bàn chải đánh răng điện là dựa vào tốc độ quay của đầu bàn chải để tạo thành độ rung ở tần số cao khiến kem đánh răng ma sát vớ bề mặt răng sản sinh ra các lớp bọt thâm nhập vào các kẽ răng. Đồng thời, các lông bàn chải thúc đẩy lưu thông máu, một số bàn chải còn có lớp cao su mềm đặc dụng có hiệu quả massage.
Nguyên nhân của những nguy hiểm không phải do bàn chải đánh răng điện mà là do cách sử dụng, cách cầm bàn chải của trẻ. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, không giống như người trưởng thành, nướu răng của trẻ em còn mềm, yếu nên không chịu được lực tác động của bàn chải đánh răng điện trong thời gian dài và thường bị thương tổn.
Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp trẻ cầm bàn chải và tác động lực tỳ khiến bàn chải tác động một lực lớn hơn lên bề mặt răng, nhiều trẻ lại giữ nguyên vị trí bàn chải khiến đầu bàn chải quay qua quay lại một chỗ trong thời gian dài. Làm như vậy rất dễ gây tổn thương nướu răng và mài mòn men răng.
Vì vậy, các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo bạn không nên cho trẻ dưới 7 tuổi sử dụng bàn chải đánh răng điện. Nếu vẫn muốn sử dụng thì bạn nên cho trẻ dùng cả hai loại bàn chải đánh răng điện và bàn chải đánh răng thông thường. Bạn nên chọn loại bàn chải lông mềm, đầu nhỏ, điện năng thấp.
Một số chú ý khi đánh răng cho trẻ
- Dùng kem đánh răng dành cho trẻ nhỏ, chỉ dùng lượng nhỏ bằng hạt đậu.
- Thời gian đánh răng phù hợp là 3 phút/lần, mỗi ngày đánh răng 1 – 2 lần.
- Hai phút đánh răng đầu tiên có thể tập trung vào phần trên và dưới ở bên trong của hàm răng, di chuyển bàn chải từ từ và vòng quanh giống như bạn đánh răng của mình.
- Phút cuối cùng nên tập trung vào phần trên và phần dưới của răng cửa, chải sạch cả các phần gần lưỡi và môi.
- Chú ý cho trẻ súc miệng thật sạch (nghe thấy tiếng ùng ục trong miệng trẻ là được) để tránh kem đánh răng còn sót lại trong miệng.
Một phụ huynh hỏi: ‘Khi nào tôi nên bắt đầu đánh răng cho bé? Bé trai 13 tháng tuổi nhà tôi uống sữa và ăn vặt gần như suốt ngày".