Mẹ mắng con, bà lại “cổ vũ” cháu
Mới tuần trước chị Tuyết lại bị mẹ chồng “xạc” cho một mẻ: “Gớm, chỉ có mình chị có con gái thôi đấy. Mắng con mà cứ như đánh chó đuổi mèo, mấy thân già này chịu không nổi”.
Bà nội là đầu câu chuyện!
Bố chồng nghe lời mẹ chồng tăm tắp. Chồng lại càng thần tượng mẹ hơn, dĩ nhiên khi bước chân về làm dâu, chị Tuyết cũng phải biết điều rồi. Với lại mẹ chồng chị làm nghề kinh doanh, kiếm tiền về chẳng kém ai nên chị càng phải nể nhiều bề. Nhưng cái khiến chị Tuyết ái ngại nhất là mẹ chồng thường xuyên “cự” lại con dâu để cổ vũ cháu được làm theo ý mình. Chị cũng nhiều phen mệt nhoài vì không quát nổi con.
Ly từ bé được bà nội cưng chiều nên mỗi lần bị bố mẹ mắng là lại ra mách bà. Thành thói quen, dù đã 16 tuổi rồi mà cô bé vẫn nhõng nhẽo bà khiến cho bà và mẹ xảy ra những xích mích vặt vãnh kiểu như: “Ly là con của vợ chồng con nên bà cứ để chúng con dạy cháu”. Mẹ chồng thì bật lại: “Nhưng nó là cháu của tôi nên chị không có quyền mắng mỏ như thế, tôi thấy xót lắm”.
Thế là mỗi lần định cao giọng quát con mà chị Tuyết vẫn phải nhìn trước ngó sau xem có mẹ chồng ở gần đó không? Bởi chị cứ mắng con một câu thì mẹ chồng lại xoa dịu cháu một câu.
Quá mệt mỏi và bất lực mỗi khi mẹ chồng đằng hắng vì chị Tuyết biết bà cũng sẽ nói cái câu cửa miệng quen thuộc là: “Con của chị nhưng là cháu tôi”. Không đôi co, chị Tuyết đành phải hạ giọng: “Thì con cũng biết vậy nhưng Ly lớn rồi. Con sợ cháu đi ra ngoài học điều hay không học lại nhiễm thói hư tật xấu mang về nhà, khi đó bà có xót cháu không? Bà mà cứ chiều, cháu lại đâm hư”.
- "Chị nói hay nhỉ? Tôi đẻ ra 3 đứa con đều ngoan và ăn học tử tế cả, có đứa nào lêu lổng, nhiễm thói hư tật xấu như chị nói đâu? Nuôi con là phải có lúc rắn lúc mềm, đằng này lúc nào chị cũng mắng té tát thế nó lại chẳng sợ”- Mẹ chồng phản ứng gay gắt.
Ngay như cái việc con gái chẳng ý tứ, chị Tuyết muốn “chỉnh” con mà cũng bị mẹ chồng can thiệp. Kể cả lúc Ly đi chơi đêm về muộn, chị Tuyết mắng con cũng không xong nên đành phải mắng lúc vắng mặt mẹ chồng. Nhưng sau đó thì kiểu gì cũng sẽ đến tai bà nội của Ly, rồi chị lại phải nghe những lời mắng nhiếc: “Chị lại làm cháu tôi sợ rồi đấy. Làm mẹ mà không biết dạy con”.
Thế là dù muốn cấm đoán con không được đi chơi đêm mà chị Tuyết vẫn phải “né” hoặc bị mẹ chồng chặn họng: “Cháu nó lớn sẽ khắc biết, cần gì phải đáy thế”.
Rõ ràng chính bà nội cũng không muốn cháu đàn đúm nhưng cứ hễ con dâu mà lên tiếng thì bà sẽ bênh cháu. Thành ra lời nào chị Tuyết nói ra, con gái đều dựa hơi bà để chống đối lại mẹ.
Thấy con gái có nhiều bạn trai, chị Tuyết “tuýt còi” thì mẹ chồng lại ra sức cổ vũ cháu: “Ly nó lớn rồi, cũng phải có người yêu chứ?”
- Mẹ không phải chiều cháu, bọn trẻ bây giờ mà cứ thả lỏng là dễ hư hỏng lắm. Đấy mẹ xem, con gái của một chị đồng nghiệp trên cơ quan con theo bạn trai đi chơi rồi ẫy bụng ra, khi đó có ai cưới cho đâu?
- Cháu tôi là cháu vàng cháu bạc chứ đâu phải mấy cái đồ quỷ ấy. Được thể, Ly cũng hùa theo bà nội: “Nhà này chỉ có bà thương con thôi”.
- Đúng đấy, cháu bà giỏi lắm…
Lần nào cũng như lần nào, mẹ chồng chính là đầu câu chuyện cãi vã nên chị Tuyết đành phải xuống nước nhún nhường. Mới tuần trước chị Tuyết lại bị mẹ chồng “xạc” cho một mẻ: “Gớm, chỉ có mình chị có con gái thôi đấy. Mắng con mà cứ như đánh chó đuổi mèo, mấy thân già này chịu không nổi”.
Kéo mẹ chồng thành “đồng minh”
Có một điều dễ hiểu rằng tâm lý của mẹ chồng thường tỏ ra là người có kinh nghiệm hơn con dâu. Thế nên họ vẫn cố gắng “cự” lại con dâu để chứng tỏ mình đúng. Trong từng trường hợp cụ thể, nếu con dâu cố gắng đối đầu chỉ càng thiệt thân. Vậy nên lúc này người con dâu cần kiếm tìm thêm “đồng minh” là bố chồng và chồng (nếu có thể).
Dạy con không phải ngày một ngày hai là xong, vậy nên đòi hỏi người mẹ phải thật sự mềm dẻo và kiên trì, tuyệt nhiên không nên tỏ ra bất mãn. Nếu như có thể thì con dâu nên “lôi kéo” mẹ chồng thành “đồng minh” để dễ bề dạy con, tránh tình trạng mẹ “nói gà”, bà “nói vịt”.
Bố chồng nghe lời mẹ chồng tăm tắp. Chồng lại càng thần tượng mẹ hơn, dĩ nhiên khi bước chân về làm dâu, chị Tuyết cũng phải biết điều rồi. Với lại mẹ chồng chị làm nghề kinh doanh, kiếm tiền về chẳng kém ai nên chị càng phải nể nhiều bề. Nhưng cái khiến chị Tuyết ái ngại nhất là mẹ chồng thường xuyên “cự” lại con dâu để cổ vũ cháu được làm theo ý mình. Chị cũng nhiều phen mệt nhoài vì không quát nổi con.
Ly từ bé được bà nội cưng chiều nên mỗi lần bị bố mẹ mắng là lại ra mách bà. Thành thói quen, dù đã 16 tuổi rồi mà cô bé vẫn nhõng nhẽo bà khiến cho bà và mẹ xảy ra những xích mích vặt vãnh kiểu như: “Ly là con của vợ chồng con nên bà cứ để chúng con dạy cháu”. Mẹ chồng thì bật lại: “Nhưng nó là cháu của tôi nên chị không có quyền mắng mỏ như thế, tôi thấy xót lắm”.
Cả bà và mẹ đều rất cưng chiều cháu (ảnh minh họa)
Thế là mỗi lần định cao giọng quát con mà chị Tuyết vẫn phải nhìn trước ngó sau xem có mẹ chồng ở gần đó không? Bởi chị cứ mắng con một câu thì mẹ chồng lại xoa dịu cháu một câu.
Quá mệt mỏi và bất lực mỗi khi mẹ chồng đằng hắng vì chị Tuyết biết bà cũng sẽ nói cái câu cửa miệng quen thuộc là: “Con của chị nhưng là cháu tôi”. Không đôi co, chị Tuyết đành phải hạ giọng: “Thì con cũng biết vậy nhưng Ly lớn rồi. Con sợ cháu đi ra ngoài học điều hay không học lại nhiễm thói hư tật xấu mang về nhà, khi đó bà có xót cháu không? Bà mà cứ chiều, cháu lại đâm hư”.
- "Chị nói hay nhỉ? Tôi đẻ ra 3 đứa con đều ngoan và ăn học tử tế cả, có đứa nào lêu lổng, nhiễm thói hư tật xấu như chị nói đâu? Nuôi con là phải có lúc rắn lúc mềm, đằng này lúc nào chị cũng mắng té tát thế nó lại chẳng sợ”- Mẹ chồng phản ứng gay gắt.
Ngay như cái việc con gái chẳng ý tứ, chị Tuyết muốn “chỉnh” con mà cũng bị mẹ chồng can thiệp. Kể cả lúc Ly đi chơi đêm về muộn, chị Tuyết mắng con cũng không xong nên đành phải mắng lúc vắng mặt mẹ chồng. Nhưng sau đó thì kiểu gì cũng sẽ đến tai bà nội của Ly, rồi chị lại phải nghe những lời mắng nhiếc: “Chị lại làm cháu tôi sợ rồi đấy. Làm mẹ mà không biết dạy con”.
Thế là dù muốn cấm đoán con không được đi chơi đêm mà chị Tuyết vẫn phải “né” hoặc bị mẹ chồng chặn họng: “Cháu nó lớn sẽ khắc biết, cần gì phải đáy thế”.
Rõ ràng chính bà nội cũng không muốn cháu đàn đúm nhưng cứ hễ con dâu mà lên tiếng thì bà sẽ bênh cháu. Thành ra lời nào chị Tuyết nói ra, con gái đều dựa hơi bà để chống đối lại mẹ.
Thấy con gái có nhiều bạn trai, chị Tuyết “tuýt còi” thì mẹ chồng lại ra sức cổ vũ cháu: “Ly nó lớn rồi, cũng phải có người yêu chứ?”
- Mẹ không phải chiều cháu, bọn trẻ bây giờ mà cứ thả lỏng là dễ hư hỏng lắm. Đấy mẹ xem, con gái của một chị đồng nghiệp trên cơ quan con theo bạn trai đi chơi rồi ẫy bụng ra, khi đó có ai cưới cho đâu?
- Cháu tôi là cháu vàng cháu bạc chứ đâu phải mấy cái đồ quỷ ấy. Được thể, Ly cũng hùa theo bà nội: “Nhà này chỉ có bà thương con thôi”.
- Đúng đấy, cháu bà giỏi lắm…
Hãy chuyển mối quan hệ mẹ chồng, nàng dâu từ đối đầu thành "đồng minh" của nhau để tránh tình trạng dạy con theo kiểu mẹ "nói gà", bà "nói vịt" (ảnh minh họa)
Lần nào cũng như lần nào, mẹ chồng chính là đầu câu chuyện cãi vã nên chị Tuyết đành phải xuống nước nhún nhường. Mới tuần trước chị Tuyết lại bị mẹ chồng “xạc” cho một mẻ: “Gớm, chỉ có mình chị có con gái thôi đấy. Mắng con mà cứ như đánh chó đuổi mèo, mấy thân già này chịu không nổi”.
Kéo mẹ chồng thành “đồng minh”
Có một điều dễ hiểu rằng tâm lý của mẹ chồng thường tỏ ra là người có kinh nghiệm hơn con dâu. Thế nên họ vẫn cố gắng “cự” lại con dâu để chứng tỏ mình đúng. Trong từng trường hợp cụ thể, nếu con dâu cố gắng đối đầu chỉ càng thiệt thân. Vậy nên lúc này người con dâu cần kiếm tìm thêm “đồng minh” là bố chồng và chồng (nếu có thể).
Dạy con không phải ngày một ngày hai là xong, vậy nên đòi hỏi người mẹ phải thật sự mềm dẻo và kiên trì, tuyệt nhiên không nên tỏ ra bất mãn. Nếu như có thể thì con dâu nên “lôi kéo” mẹ chồng thành “đồng minh” để dễ bề dạy con, tránh tình trạng mẹ “nói gà”, bà “nói vịt”.
Theo Eva