Mang thai vẫn có thể cho con bú
Nhiều bà mẹ vẫn sai lầm khi cai sữa cho con lớn quá sớm vì tiếp tục mang thai lần 2. Điều này sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng và làm giảm sức đề kháng của bé lớn.
Chị Thanh - mẹ bé Buta bối rối khi phát hiện mình mang thai bé thứ hai vừa lúc bé Buta mới tròn 1 tuổi. Liệu có nên cai sữa cho Buta khi bé mới 1 tuổi không? Nếu Buta tiếp tục bú thì có ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng mẹ?
Theo bác sĩ Lan, Viện phụ sản Hà Nội chị Thanh hoàn toàn nên tiếp tục cho bé lớn bú trong
|
Cho con bú trong giai đoạn mang thai cũng không ảnh hưởng gì đến phần lớn phụ nữ, tuy nhiên bạn cần ăn nhiều và uống nhiều nước hơn.Tuy nhiên, nếu bạn từng có một trong các tiền sử các vấn đề sau: đẻ non, sẩy thai, không tăng đủ cân trong thời kỳ mang thai hay bị chảy máu, thì nên cai sữa cho con lớn bú.
Trong kỳ mang thai tháng thứ 4 hoặc thứ 5, sữa của bạn sẽ quay trở về trạng thái sữa non (sữa có màu hênh vàng nhẹ), vì thế mùi vị sữa sẽ thay đổi và nồng độ dinh dưỡng cũng giảm đi. Vì thế, bé lớn nhà bạn cũng có thể sẽ “chê” sữa mẹ và tự “cai” trong thời điểm này. Nếu bé lớn vẫn tiếp tục muốn “ti” mẹ, bạn cũng không nên lo lắng, cơ thể bạn sẽ tiếp tục đáp ứng được nhu cầu của bé cho đến khi nào con bạn cai hoàn toàn. Nếu bé chưa đầy 1 tuổi, nguồn dinh dưỡng chủ yếu vẫn là từ sữa mẹ thì bạn cần theo dõi kỹ sự tăng cân của bé vào thời điểm này. Do thai nhi bé tiếp theo ngày một lớn, bạn cũng phải thay đổi tư thế cho con bú như cho bé bú nằm, không nên bế bé lớn và cho bú như thường ngày.
Bạn cũng nên xem xét liệu bạn có muốn tiếp tục cho con lớn bú sau khi sinh hay không. Trong trường hợp bạn không muốn cho cả 2 bé cùng bú mẹ, bạn hãy quyết định cai sữa cho bé lớn ngay từ khi còn mang thai, nếu không bé lớn có thể sẽ rất khó chịu và trở nên rất khó cai sữa sau khi mẹ sinh em bé.
Đối với các bạn chưa có thai nhưng đang cố, hãy nhớ rằng việc thụ thai trong khi vẫn còn cho con bú là tương đối khó, vì cơ thể phụ nữ thường không rụng trứng trong khoảng 3-6 tháng sau khi vừa sinh xong.