Lợi ích không tưởng của việc lưu trữ máu cuống rốn mọi bố mẹ cần làm cho con

Ngọc Anh,
Chia sẻ

Ngày càng có nhiều bậc phụ huynh ý thức được tầm quan trọng của cuống rốn hơn và họ đã bắt đầu lựa chọn một phương pháp mới để bảo vệ con mình suốt đời, đó là lưu trữ máu cuống rốn.

Việc thu thập và lưu giữ máu cuống rốn sau khi sinh không hề có tác hại hay gây đau đớn gì cho đứa bé mới ra đời hoặc sản phụ. Đây là một quá trình rất đơn giản, tất cả các bà mẹ dù sinh thường hay sinh mổ cũng đều có thể lựa chọn lưu trữ loại máu này.
 
Thời cơ để lưu trữ máu cuống rốn của đứa bé chỉ có đúng 1 lần vì vậy tốt nhất là các bạn nên chuẩn bị kiến thức về quá trình hoạt động và ích lợi của biện pháp này, như vậy bạn sẽ có thể đưa ra một quyết định đúng đắn trước khi sinh.
 
 Dây cuống rốn là một thứ vô giá.
 
Ngân hàng máu cuống rốn là gì?
 
Dây rốn là sợi dây huyết mạch kết nối giữa người mẹ và thai nhi thông qua nhau thai, có vai trò vận chuyển chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ cho thai nhi và chất thải của thai nhi sang mẹ để bài tiết. Máu cuống rốn hay còn gọi là máu nhau thai là loại máu chảy trong dây rốn và nhau thai trong lúc sinh nở và sau khi cắt dây rốn bé.
 
Ngân hàng máu cuống rốn thực chất là quá trình thu thập và bảo quản loại máu nói trên để tạo ra một nguồn tế bào gốc sẵn có cho các trường hợp cần thiết trong suốt cuộc đời đứa bé khi cần cấy ghép tế bào gốc. Các tế bào gốc trong máu cuống rốn được biết đến với cái tên tế bào gốc tạo máu (HSCs) và có khả năng cũng như vai trò tái tạo các tế bào máu và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
 
 Máu cuống rốn và dây rốn quý giá từ đứa trẻ mới sinh sẽ là nguồn bảo vệ an toàn suốt đời cho bé. (Ảnh minh họa)
 
Đôi khi các bậc cha mẹ cũng sẽ lựa chọn phương án lưu trữ niêm mạc dây rốn, bộ phận chưa các tế bào gốc dưới một dạng khác gọi là tế bào gốc trung mô và tế bào gốc biểu mô, đây là các tế bào có khả năng tái tạo cơ sở hạ tầng của cơ thể con người như da và cơ.
 
Lợi ích từ ngân hàng máu cuống rốn của bé
 
Ngân hàng máu cuống rốn của bé sẽ mang lại những lợi ích mà cha mẹ không thể tưởng tượng được. 
 
- Nếu máu cuống rốn của đứa bé được dự trữ thì cả đời đứa bé sẽ sống an toàn hơn, bất cứ khi nào có nhu cầu về máu và tế bào gốc thì nguồn máu và tế bào gốc tự thân luôn sẵn sàng.
 
-  Cấy ghép tế bào gốc cũng có lợi trong trường hợp người cần là người khác (anh, em ruột hoặc người có trùng tiêu chuẩn tế bào) với liệu pháp cấy ghép tế bào đồng loại.
 
- Khi nhu cầu khẩn cấp nảy sinh, nguồn tế bào gốc sẵn có sẽ trở nên cực kỳ quan trọng. Nghiên cứu cấp quốc gia đã cho thấy phương pháp lưu trữ này vừa tiết kiệm chi phí và thời gian. Tại Singapore, chi phí cho việc tìm kiếm tế bào gốc thay thế có thể lên tới 75.000USD với điều kiện tìm được người hiến thích hợp và tỉ lệ tìm được là 1/20.000.
 
 Lợi ích từ ngân hàng máu cuống rốn của bé là không tưởng (Ảnh minh họa).
 
Tế bào gốc máu dây rốn là phao cứu sinh để chữa trị nhiều bệnh
 
Khả năng biến đổi độc nhất vô nhị thành các loại tế bào trong máu của tế bào gốc là rất đáng chú ý. Chúng có thể sản sinh ra các tế bào máu sau:
 
- Tế bào hồng cầu mang oxy tới toàn bộ các tế bào khác.
 
- Tế bào bạch cầu có chức năng miễn dịch.
 
- Tế bào tiểu cầu giúp đông máu khi bị thương.
 
Điều này đồng nghĩa với việc các tế bào gốc có thể được sử dụng để điều trị nhiều loại ung thư máu, thay thế tủy xương và sửa chữa các rối loạn do di truyền.
 
So với các loại tế bào gốc khác (ví dụ tủy xương) thì tế bào gốc dây rốn có khả năng tái tạo các tế bào máu khỏe mạnh với tốc độ nhanh hơn nhờ đó mà phương pháp điều trị bằng loại tế bào này sẽ có hiệu quả hơn với một số lớn các chứng bệnh.
 
 Có rất nhiều loại bệnh có thể điều trị bằng cuống dây rốn.
 
Theo các nghiên cứu, cứ 217 người sẽ có 1 người cần tế bào gốc để chữa trị trong đời. Từ năm 1988 các bác sĩ trên toàn thế giới đã bắt đầu sử dụng các tế bào gốc dây rốn để chữa trị cho hơn 30000 bệnh nhân.
 
Trên thế giới, đã có rất nhiều trường hợp bệnh nhân được cứu sống nhờ tế bào gốc cuống rốn. Trường hợp ghép tế bào gốc cuống rốn đầu tiên được thực hiện vào tháng 10 năm 1988, bởi bác sĩ Eliane Gluckman - Bệnh viện Saint Louis - Paris - Pháp, trên bé trai 5 tuổi tên Fanconi bị bệnh thiếu máu. Từ tế bào gốc cuống rốn được lưu trữ của em gái sơ sinh của bệnh nhân, các bác sĩ đã tiến hành điều trị cho Fanconi. Sau ghép tủy mọc tốt, Fanconi khỏi bệnh và cho đến nay bệnh nhân vẫn ở trong tình trạng sức khỏe ổn định.
 
Có thể nói, việc lưu trữ máu cuống rốn là một việc làm đúng đắn của các bậc cha mẹ. Tại Việt Nam, mẹ hãy tham khảo những trung tâm có lưu giữ máu cuống rốn dưới đây:
 
1. Bệnh viện Truyền máu – Huyết học Tp.HCM: 201 Phạm Viết Chánh, Q.1. Điện thoại: (08) 39571342
 
2. Ngân hàng Tế bào gốc MekoStem
 
Tại Hà Nội: 95 Láng Hạ, Q. Đống Đa. Điện thoại: (04) 35143535
 
Tại Tp.HCM: 297/5 Lý Thường Kiệt, P.15, Q.11 - ĐT: (08) 38686546
 
3. Trung tâm Tế bào gốc, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương: Phòng 508, tầng 5, tòa nhà T, 14 Trần Thái Tông, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội. ĐT: (04) 37824267
 
4. Bệnh viện Nhi Trung ương: 18/879 La Thành, Q. Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: (04) 62738873
 
Nguồn: Tổng hợp
 
Chia sẻ