Nguyên tắc “vàng” cho mẹ đang tập cho bé ăn dặm
(aFamily.vn) - Tập cho bé ăn dặm cũng cần phải có kiến thức và sự hiểu biết. Dưới đây là những nguyên tắc “vàng” các mẹ cần biết để chăm sóc con tốt hơn.
Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì việc chỉ cho con uống sữa sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Cơ thể trẻ bị thiếu chất sẽ khiến cho quá trình tăng trưởng bị chậm lại. Nhiều trường hợp, trẻ có thể bị mắc bệnh do sự thiếu hụt chất. Chính vì vậy, vấn đề tập cho bé ăn dặm để đảm bảo bổ sung đủ chất là vô cùng quan trọng.
Khi tập cho bé ăn dặm, các mẹ nên đảm bảo đủ các nhóm dinh dưỡng chính là tinh bột, rau xanh, đạm, chất béo, vitamin… Các mẹ có thể nêm thêm dầu ăn vào bát bột cho bé để đảm bảo chất béo cần thiết, giúp bé tăng cân. Không nên thêm bất cứ hương liệu nào như bột ngọt, muối, nước tương hay dầu mè, đường vào đồ ăn của trẻ.
Nên cho trẻ ăn bằng muỗng nhỏ. Muỗng phải đúng kích cỡ và mềm. Ban đầu, mẹ nên cho bé ăn từng miếng nhỏ và đặt nơi đầu lưỡi, sau đó nhẹ nhàng đổ thức ăn vào, tránh việc nhét muỗng quá sâu khiến bé bị nghẹn hoặc cảm thấy buồn nôn.
Trong hai ngày đầu khi cho bé ăn dặm, chỉ nên cho con ăn từ 1 đến 2 muỗng nhỏ để bé làm quen, sau đó mới tiếp tục tăng số lượng. Mỗi một món ăn dặm của trẻ, hãy chờ từ 3 đến 5 ngày để quan sát xem trẻ có phản ứng lạ nào không. Nếu cơ thể trẻ xuất hiện những dấu hiệu lạ thì ngay lập tức nên dừng lại.
Không cho trẻ ăn quá sớm
Nhiều bà mẹ vì muốn con mau lớn nên đã ép trẻ ăn dặm sớm khiến hệ tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề. Trẻ sẽ mắc chứng khó tiêu và dần dần sẽ sợ ăn, biếng ăn. Hệ tiêu hóa của trẻ lúc này rất non yếu, chưa phát triển hoàn thiện, các enzyme tiêu hóa chưa được hình thành. Nếu mẹ cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá nhiều thì sẽ làm tăng gánh nặng của chức năng tiêu hóa. Những thức ăn này không được tiêu hóa sẽ bị lên men gây đầy hơi, táo bón, chán ăn và trẻ có thể sẽ bị tiêu chảy.
Không nên cho trẻ ăn dặm quá muộn
Cho con ăn dặm quá muộn cũng là một sai lầm. Có những trường hợp cha mẹ đợi đến khi trẻ được 8 đến 9 tháng mới cho con ăn dặm mà không biết rằng, trẻ đang lớn và cần tăng nhu cầu về dinh dưỡng, nặng lượng. Sữa lúc này không thể đáp ứng đủ nhu cầu về chất mà cơ thể cần.
Nếu lúc này không có thức ăn bổ sung, cơ thể trẻ sẽ bị thiếu sức đề kháng và mắc nhiều loại bệnh như thiếu máu, còi xương. Hơn nữa, khi uống sữa quá lâu, trẻ sẽ không chịu cai sữa và mẹ lại bỏ qua mất thời điểm khiến bé có thể thử các loại thức ăn mới.
Cho con ăn dặm thừa chất
Mặc dù lúc này nhu cầu về chất trong cơ thể trẻ đã tăng lên, tuy nhiên hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện, bởi vậy việc gia tăng số lượng đồ ăn dặm một cách thái quá có thể khiến trẻ mắc chứng khó tiêu hoặc béo phì.
Vì vậy, khi cho con ăn dặm, các mẹ chỉ nên cho con ăn vừa đủ và nên có sự hướng dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng. Việc bổ sung chất nên theo nguyên tắc từ nhỏ đến lớn, từ mềm đến cứng, từ lỏng đến đặc…và tăng dần theo thời gian.
Khi tập cho bé ăn dặm, các mẹ nên đảm bảo đủ các nhóm dinh dưỡng chính là tinh bột, rau xanh, đạm, chất béo, vitamin… Các mẹ có thể nêm thêm dầu ăn vào bát bột cho bé để đảm bảo chất béo cần thiết, giúp bé tăng cân. Không nên thêm bất cứ hương liệu nào như bột ngọt, muối, nước tương hay dầu mè, đường vào đồ ăn của trẻ.
Nên cho trẻ ăn bằng muỗng nhỏ. Muỗng phải đúng kích cỡ và mềm. Ban đầu, mẹ nên cho bé ăn từng miếng nhỏ và đặt nơi đầu lưỡi, sau đó nhẹ nhàng đổ thức ăn vào, tránh việc nhét muỗng quá sâu khiến bé bị nghẹn hoặc cảm thấy buồn nôn.
Trong hai ngày đầu khi cho bé ăn dặm, chỉ nên cho con ăn từ 1 đến 2 muỗng nhỏ để bé làm quen, sau đó mới tiếp tục tăng số lượng. Mỗi một món ăn dặm của trẻ, hãy chờ từ 3 đến 5 ngày để quan sát xem trẻ có phản ứng lạ nào không. Nếu cơ thể trẻ xuất hiện những dấu hiệu lạ thì ngay lập tức nên dừng lại.
Không cho trẻ ăn quá sớm
Nhiều bà mẹ vì muốn con mau lớn nên đã ép trẻ ăn dặm sớm khiến hệ tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề. Trẻ sẽ mắc chứng khó tiêu và dần dần sẽ sợ ăn, biếng ăn. Hệ tiêu hóa của trẻ lúc này rất non yếu, chưa phát triển hoàn thiện, các enzyme tiêu hóa chưa được hình thành. Nếu mẹ cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá nhiều thì sẽ làm tăng gánh nặng của chức năng tiêu hóa. Những thức ăn này không được tiêu hóa sẽ bị lên men gây đầy hơi, táo bón, chán ăn và trẻ có thể sẽ bị tiêu chảy.
Không nên cho trẻ ăn dặm quá muộn
Cho con ăn dặm quá muộn cũng là một sai lầm. Có những trường hợp cha mẹ đợi đến khi trẻ được 8 đến 9 tháng mới cho con ăn dặm mà không biết rằng, trẻ đang lớn và cần tăng nhu cầu về dinh dưỡng, nặng lượng. Sữa lúc này không thể đáp ứng đủ nhu cầu về chất mà cơ thể cần.
Nếu lúc này không có thức ăn bổ sung, cơ thể trẻ sẽ bị thiếu sức đề kháng và mắc nhiều loại bệnh như thiếu máu, còi xương. Hơn nữa, khi uống sữa quá lâu, trẻ sẽ không chịu cai sữa và mẹ lại bỏ qua mất thời điểm khiến bé có thể thử các loại thức ăn mới.
Cho con ăn dặm thừa chất
Mặc dù lúc này nhu cầu về chất trong cơ thể trẻ đã tăng lên, tuy nhiên hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện, bởi vậy việc gia tăng số lượng đồ ăn dặm một cách thái quá có thể khiến trẻ mắc chứng khó tiêu hoặc béo phì.
Vì vậy, khi cho con ăn dặm, các mẹ chỉ nên cho con ăn vừa đủ và nên có sự hướng dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng. Việc bổ sung chất nên theo nguyên tắc từ nhỏ đến lớn, từ mềm đến cứng, từ lỏng đến đặc…và tăng dần theo thời gian.
Đa phần các bà mẹ chưa biết cách cho con ăn dặm