Cách đối xử thông minh với những đứa trẻ hướng nội
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, những đứa trẻ có tính cách quá hướng nội càng dễ gặp trở ngại tâm lý. Sau đây là những liệu pháp cơ bản giúp bạn đối xử thông minh với con hướng nội.
1. Tập cho con thói quen mạnh dạn nói
Để làm được điều này, bố mẹ cần bỏ nhiều công sức hơn. Trước tiên, bạn không được vội, không thể đánh mắng, quở trách và thúc ép con phải lên tiếng. Tiếp theo, có thể mời vài người bạn cùng trang lứa với con và cũng có tính cách yếu đuối như vậy cùng tham gia những hoạt động tập thể. Lúc này, bạn hãy ngồi bên cạnh dẫn dắt hoặc giúp đỡ khi cần thiết trong cuộc chơi của bọn trẻ. Quan trọng là đừng can thiệp quá nhiều, để chúng có không gian đối thoại tự do không trói buộc. Nếu điều kiện cho phép, hãy thường xuyên đưa trẻ đến những nơi thoáng đãng, có cây cối thiên nhiên và khích lệ trẻ hét thật to với tâm trạng thật thoải mái.
2. Để con học cách sống và nắm bắt chính mình
Sự bảo bọc, làm thay của người lớn là một trong những nguyên nhân chủ yếu hình thành tính cách yếu đuối ở trẻ. Một số gia đình chăm con 24/24, không để con làm bất cứ việc gì. Hành vi này đồng nghĩa với việc bạn đã cướp mất cơ hội để trẻ tự thể hiện mình. Từ đó khiến con bạn mất đi khả năng sinh hoạt độc lập. Khi gặp khó khăn, trẻ sẽ co mình lại và lo lắng, sợ hãi vì không có kỹ năng sống cần thiết.
Hãy dạy con làm việc phù hợp với sức khỏe và độ tuổi bên cạnh sự chỉ dẫn của bạn. Với trẻ hướng nội, đặc biệt bạn nên từ tốn, nhẹ nhàng dạy bảo khi con làm sai, và hãy nhớ tuyệt đối không nôn nóng và ép buộc con nhé.
3. Tôn trọng con, không chê khuyết điểm của con trước mặt người khác
Những đứa trẻ hướng nội thì mặt tình cảm cũng rất yếu đuối. Bạn nên chú ý bảo vệ lòng tự tôn của con. Trước mặt người khác, nếu bạn chê bai hay đem khuyết điểm của con ra để trêu chọc sẽ làm tổn thương đến sự tôn nghiêm của trẻ, vô hình trung lại làm những khiếm khuyết ấy trở nên nặng nề hơn trong tâm hồn non nớt.
4. Cho con tiếp xúc với bạn bè để rèn luyện bản thân
Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng, tính cách của trẻ biểu hiện rõ ràng nhất trong sinh hoạt hằng ngày và trong những trò chơi. Đây cũng là con đường tốt nhất để cải thiện tính cách ở trẻ. Thích bắt chước là đặc điểm lớn của trẻ con. Bạn hãy cho con thường xuyên chơi cùng những người bạn mạnh dạn, hoạt bát; dẫn dắt bọn trẻ làm một số việc mà bình thường chúng không dám, đương nhiên bạn phải ở bên cạnh theo dõi an toàn và xem xét phản ứng của trẻ. Cách này dần dần sẽ giúp con bạn rèn luyện được lòng can đảm, dám bước ra thế giới bên ngoài và tích cực giao tiếp hơn.
Để làm được điều này, bố mẹ cần bỏ nhiều công sức hơn. Trước tiên, bạn không được vội, không thể đánh mắng, quở trách và thúc ép con phải lên tiếng. Tiếp theo, có thể mời vài người bạn cùng trang lứa với con và cũng có tính cách yếu đuối như vậy cùng tham gia những hoạt động tập thể. Lúc này, bạn hãy ngồi bên cạnh dẫn dắt hoặc giúp đỡ khi cần thiết trong cuộc chơi của bọn trẻ. Quan trọng là đừng can thiệp quá nhiều, để chúng có không gian đối thoại tự do không trói buộc. Nếu điều kiện cho phép, hãy thường xuyên đưa trẻ đến những nơi thoáng đãng, có cây cối thiên nhiên và khích lệ trẻ hét thật to với tâm trạng thật thoải mái.
2. Để con học cách sống và nắm bắt chính mình
Sự bảo bọc, làm thay của người lớn là một trong những nguyên nhân chủ yếu hình thành tính cách yếu đuối ở trẻ. Một số gia đình chăm con 24/24, không để con làm bất cứ việc gì. Hành vi này đồng nghĩa với việc bạn đã cướp mất cơ hội để trẻ tự thể hiện mình. Từ đó khiến con bạn mất đi khả năng sinh hoạt độc lập. Khi gặp khó khăn, trẻ sẽ co mình lại và lo lắng, sợ hãi vì không có kỹ năng sống cần thiết.
Hãy dạy con làm việc phù hợp với sức khỏe và độ tuổi bên cạnh sự chỉ dẫn của bạn. Với trẻ hướng nội, đặc biệt bạn nên từ tốn, nhẹ nhàng dạy bảo khi con làm sai, và hãy nhớ tuyệt đối không nôn nóng và ép buộc con nhé.
3. Tôn trọng con, không chê khuyết điểm của con trước mặt người khác
Những đứa trẻ hướng nội thì mặt tình cảm cũng rất yếu đuối. Bạn nên chú ý bảo vệ lòng tự tôn của con. Trước mặt người khác, nếu bạn chê bai hay đem khuyết điểm của con ra để trêu chọc sẽ làm tổn thương đến sự tôn nghiêm của trẻ, vô hình trung lại làm những khiếm khuyết ấy trở nên nặng nề hơn trong tâm hồn non nớt.
4. Cho con tiếp xúc với bạn bè để rèn luyện bản thân
Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng, tính cách của trẻ biểu hiện rõ ràng nhất trong sinh hoạt hằng ngày và trong những trò chơi. Đây cũng là con đường tốt nhất để cải thiện tính cách ở trẻ. Thích bắt chước là đặc điểm lớn của trẻ con. Bạn hãy cho con thường xuyên chơi cùng những người bạn mạnh dạn, hoạt bát; dẫn dắt bọn trẻ làm một số việc mà bình thường chúng không dám, đương nhiên bạn phải ở bên cạnh theo dõi an toàn và xem xét phản ứng của trẻ. Cách này dần dần sẽ giúp con bạn rèn luyện được lòng can đảm, dám bước ra thế giới bên ngoài và tích cực giao tiếp hơn.