Làm cách nào để thoát khỏi sự áp đặt của cha mẹ?
Cuộc sống có thể trở nên ngột ngạt nếu cha mẹ liên tục cho rằng bạn không đủ tốt. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống trưởng thành, khiến bạn không còn tự tin, không có ý kiến riêng và tiếng nói phê phán bên trong mình. Sự chữa lành không đến từ sức mạnh ý chí, nhưng với lời khuyên đúng đắn, nó sẽ trở thành hành trình mà bạn cần cho chính mình.
Dưới đây là một số cách bạn có thể học để hiểu được hoàn cảnh và phục hồi cuộc sống của mình tốt hơn.
1. Ngừng cố gắng làm hài lòng mọi sự áp đặt
Nếu không thích những gì cha mẹ đã áp đặt, bạn không cần phải lắng nghe họ. Điều bạn cần làm ở đây là khiến chính mình cảm thấy hài lòng và đặt bản thân lên hàng đầu.
Hãy nhớ rằng sự hào phóng và làm hài lòng mọi người là 2 điều khác nhau. Sự hào phóng thực sự đến từ lòng tự trọng chân chính và lành mạnh từ việc chia sẻ niềm vui đó. Tuy nhiên, làm hài lòng mọi người đến từ việc hạ thấp lòng tự trọng, ở đây là tìm kiếm sự chấp thuận của cha mẹ bạn.
2. Bày tỏ ý kiến
Sống với những người cha mẹ áp đặt quá mức có nghĩa là bạn không biết cách thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của mình một cách lành mạnh. Bạn rất dễ lạc lối khi có một giọng nói khác mạnh mẽ hơn bên cạnh bạn.
Bạn cũng cần phải được nêu ý kiến và quan điểm của bản thân. Hãy thực hành điều này với người mà bạn có thể tin tưởng, chẳng hạn như bạn bè hoặc thành viên khác trong gia đình.
Hãy nhớ rằng sở thích không phải là thứ mà bạn phải đem ra làm chủ đề tranh cãi. Nó nói về sự trung thực, ngay cả khi bạn lắng nghe ý kiến của người khác, chẳng hạn như “Tôi hiểu những gì bạn đang nói, nhưng tôi nhìn nhận tình huống theo cách khác”.
3. Ngừng chỉ trích bản thân
Nếu bạn bị phớt lờ hoặc nhận về nhiều chỉ trích khi còn nhỏ, trong tâm trí bạn, có lẽ bạn đã quen với việc phải tự độc thoại. Chúng ta có xu hướng bị mắc kẹt với những lời nói độc ác từ người khác. Điều bạn cần làm là thay đổi suy nghĩ của mình. Cần nhận thức được tiếng nói chỉ trích trong đầu bạn và viết ra những điều ấy. Bên cạnh những điều này, hãy viết một suy nghĩ tích cực để thay thế chúng. Điều này có thể giống như: “Bạn sẽ không bao giờ giỏi bằng những người khác đâu” thành “Không ai có thể thay thế vị trí của tôi”.
Bạn cũng có thể đii dạo, chợp mắt, ghé thăm địa điểm yêu thích hoặc làm bất cứ điều gì bạn thích làm để giải tỏa cảm xúc.
4. Đặt ra ranh giới và thực thi chúng
Khi bạn đặt ra ranh giới rõ ràng, nó sẽ hạn chế cách người khác đối xử với bạn. Đồng thời cũng tạo ra không gian vật chất, tình cảm giữa cha mẹ bạn và bạn, đó là điều mà bạn có thể không có khi còn nhỏ.
Việc thiết lập ranh giới với cha mẹ cần được bắt đầu khi bạn quyết định điều gì là vượt quá giới hạn và điều bạn sẵn sàng làm. Hãy suy nghĩ trước nếu có bất cứ điều gì bạn không muốn chia sẻ với họ.
Hãy nhớ rằng các mối quan hệ nên được xây dựng dựa trên sự tôn trọng, và tất nhiên điều này không nên xảy ra với những người đối xử tệ bạc với bạn.
5. Cố gắng không ở gần những người có tư tưởng độc hại khác
Lớn lên với cha mẹ hay áp đặt có thể có nghĩa là bạn đã bỏ lỡ sự nuôi dưỡng, hơi ấm và tình yêu thương. Điều này kéo bạn đến gần hơn với những người có cùng phẩm chất với cha mẹ bạn. Bạn có thể vô tình tìm kiếm một người có tính cách tương tự để nhận được sự hỗ trợ mà cha mẹ bạn không có.
Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi sẽ giúp bạn nhận thức được kiểu người xung quanh mình, chẳng hạn như “Họ có điểm chung gì?” hoặc “Bạn làm gì gần giống với mối quan hệ với cha mẹ mình?” hoặc “Điều gì giữ bạn lại với họ?”
Hãy nhớ rằng những người độc hại khác có thể có ảnh hưởng tiêu cực tương tự đến cuộc sống của bạn và bạn cũng sẽ không tìm thấy sự ấm áp, tình yêu thương và sự nuôi dưỡng mà bạn đã bỏ lỡ ở họ.
6. Đôi khi nên hiểu rằng buông tay là được
Lòng trung thành đôi khi có thể cản trở việc bảo vệ chính bạn. Buông bỏ có vẻ như là quyết định khó khăn nhất, nhưng nó rất quan trọng.
Ngay cả khi những người độc hại không xứng đáng với tất cả sự chú ý mà họ nhận được, thì bản chất của chúng là sự kết nối. Đó là lý do tại sao để họ ra đi có thể là bước tốt nhất để thực hiện. Tình trạng mối quan hệ của bạn không phải là lỗi của bạn.
Hãy nhớ rằng bạn đã trải qua rất nhiều điều, vì vậy đừng nghĩ rằng bạn không đủ mạnh mẽ để tự mình đứng lên. Bạn là người có thể đưa ra quyết định và một khi làm được điều đó, bạn sẽ bắt đầu hồi phục.
7. Đừng chia sẻ mọi thứ
Sự tin tưởng là yếu tố then chốt cho một mối quan hệ bền chặt, lành mạnh, và thông tin cá nhân chỉ nên được chia sẻ với những người đáng tin cậy. Trong trường hợp đối với những người cha mẹ với tư tưởng độc hại, họ không thuộc loại này, đặc biệt nếu họ chỉ trích bạn, buôn chuyện về bạn và chia sẻ mọi thứ với người khác mà không có sự cho phép của bạn.
Hãy nhận biết những gì bạn chia sẻ với cha mẹ. Hãy tự đặt câu hỏi cho bản thân trước khi cởi mở, chẳng hạn như “Điều gì khiến bạn cảm thấy không an toàn?” hoặc “Điều gì khiến tôi cảm thấy an toàn khi chia sẻ với cha mẹ mình?”
Nếu bạn không bắt buộc phải nói với cha mẹ về mọi thứ, hãy chỉ chia sẻ những gì bạn cảm thấy an toàn và thoải mái.
8. Kiểm soát nơi gặp gỡ
Cha mẹ độc hại sẽ cảm thấy thoải mái nhất khi ở nhà và ở những nơi quen thuộc hác. Đó là bởi vì, ở những nơi này, họ có quyền kiểm soát bạn.
Để tránh điều này, mỗi khi muốn gặp cha mẹ mình, hãy chọn một nơi công cộng có nhiều người vây quanh. Ở đó, bạn có thể kiểm soát được vì họ sẽ không có cơ hội rơi vào hành vi cũ. Ngay cả khi họ rơi vào khuôn mẫu cũ, bạn sẽ có thể đứng dậy và rời đi.
Hãy nhớ rằng: kiểm soát nơi bạn gặp bố mẹ cũng sẽ cho bạn cơ hội nhận thức được hành vi của họ./.