Khuyến khích con học bằng cách thưởng tiền?
Học tốt, làm bố mẹ vui lòng, tất nhiên trẻ sẽ được bố mẹ khen, yêu quý, nhưng cũng có nhiều gia đình sẵn sàng chi một khoản tiền thưởng cho con khi được điểm cao.
Như nhà anh Hùng, có con gái chuẩn bị vào lớp 1. Hôm trước, có đứa cháu họ sang chơi, khoe điểm cuối năm toàn điểm 10, anh động viên con gái: “Con cố gắng học giỏi, được nhiều điểm 10 như anh Đức, bố mẹ sẽ rất vui.”
Tuy nhiên, khi Đức về, anh có thưởng cho cháu một chút tiền, để động viên và tạo điều kiện cho cháu có tiền mua đồ dùng học tập cho năm học mới. Con gái anh nhìn thấy, tối đó cháu hỏi anh: “Sau này học lớp 1, con được điểm 10 bố có cho tiền con như cho anh Đức không?”
Để động viên con học, vợ chồng chị Dung thường dùng tiền và nhiều phần thưởng có giá trị thưởng cho con mỗi khi con được điểm cao. Mỗi lần như vậy, bé Kiến lại tích cực học tập và giành được nhiều điểm cao hơn.
Nghĩ mình đi đúng hướng, anh chị Dung rất vui mừng mỗi khi được “trao” phần thưởng cho con, nhưng dạo gần đây, Kiến thường xuyên mặc cả chuyện học hành với bố mẹ, rồi chểnh mảng việc học hành.
Đến mức, có lần anh chị phát hiện con mình nói dối, giả điểm của cô giáo để lừa bố mẹ, lấy tiền thưởng đi chơi.
Học không phải vì tiền
Đúng là nếu dùng tiền thưởng, trẻ sẽ hăng say học hơn, sẽ có mục tiêu để phấn đấu nên cha mẹ hay áp dụng cách thưởng này. Tuy nhiên, khi “thuốc” đã nhờn thì mặt trái cũng xuất hiện, trẻ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào món tiền thưởng, nghĩ rằng học vì tiền chứ không phải học vì mình.
Có một câu chuyện về mặt trái của việc thưởng tiền. Trong xóm, cứ buổi tối là đám trẻ lại tụ tập chơi trò chơi với nhau, ầm ĩ khắp xóm. Nhiều lần bị bố mẹ mắng mà chúng không nghe, một bà mẹ mới nghĩ ra cách thưởng tiền cho bé nào nô ầm ĩ nhất.
Có động cơ để chơi, bọn trẻ rất hào hứng. Nhưng dần dần, mức tiền thưởng giảm xuống dần và một hôm, bà mẹ kia không thưởng tiền cho đứa trẻ nào nữa. Cả đám cảm thấy mất hứng, việc làm của mình là vô ích, không đem lại lợi ích gì nên tự động ngừng nô đùa ầm ĩ.
Nhiều trẻ cho rằng, mình học tập chăm chỉ, đạt điểm cao, mình có quyền đòi hỏi bố mẹ thưởng tiền, và nhiều cha mẹ vô tình cũng chấp nhận điều đó, với ý nghĩ động viên con cố gắng. Nhưng cha mẹ không thể lúc nào cũng thưởng tiền cho con, đến lúc không có động lực học, trẻ sẽ chán nản, hụt hẫng, dẫn đến chán học.
Động viên con theo cách khác
Tiền nên được các bậc cha mẹ đặt xuống cuối cùng, thay vì thưởng tiền, bạn có thể lựa chọn các cách thưởng khác, tích cực hơn.
Để động viên con học tập, chỉ cần cha mẹ khen ngợi, ghi nhận cố gắng của con, tự hào về thành tích của con, xa hơn nữa là những món thưởng gần gũi với con như một cuốn sách hay, một món đồ chơi, một buổi đi chơi…
Cuối năm học, nếu con có thành tích tốt có thể thưởng một quà lớn như là kỳ nghỉ hè ở biển cùng cả nhà chẳng hạn, vừa gắn kết tình cảm của cả nhà, vừa làm bé tự hào vì mình đã làm được một việc “vĩ đại” như thế.
Tuy nhiên, khi Đức về, anh có thưởng cho cháu một chút tiền, để động viên và tạo điều kiện cho cháu có tiền mua đồ dùng học tập cho năm học mới. Con gái anh nhìn thấy, tối đó cháu hỏi anh: “Sau này học lớp 1, con được điểm 10 bố có cho tiền con như cho anh Đức không?”
Để động viên con học, vợ chồng chị Dung thường dùng tiền và nhiều phần thưởng có giá trị thưởng cho con mỗi khi con được điểm cao. Mỗi lần như vậy, bé Kiến lại tích cực học tập và giành được nhiều điểm cao hơn.
Nghĩ mình đi đúng hướng, anh chị Dung rất vui mừng mỗi khi được “trao” phần thưởng cho con, nhưng dạo gần đây, Kiến thường xuyên mặc cả chuyện học hành với bố mẹ, rồi chểnh mảng việc học hành.
Đến mức, có lần anh chị phát hiện con mình nói dối, giả điểm của cô giáo để lừa bố mẹ, lấy tiền thưởng đi chơi.
Thay vì thưởng tiền, bạn có thể lựa chọn các cách thưởng khác, tích cực
hơn.
Học không phải vì tiền
Đúng là nếu dùng tiền thưởng, trẻ sẽ hăng say học hơn, sẽ có mục tiêu để phấn đấu nên cha mẹ hay áp dụng cách thưởng này. Tuy nhiên, khi “thuốc” đã nhờn thì mặt trái cũng xuất hiện, trẻ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào món tiền thưởng, nghĩ rằng học vì tiền chứ không phải học vì mình.
Có một câu chuyện về mặt trái của việc thưởng tiền. Trong xóm, cứ buổi tối là đám trẻ lại tụ tập chơi trò chơi với nhau, ầm ĩ khắp xóm. Nhiều lần bị bố mẹ mắng mà chúng không nghe, một bà mẹ mới nghĩ ra cách thưởng tiền cho bé nào nô ầm ĩ nhất.
Có động cơ để chơi, bọn trẻ rất hào hứng. Nhưng dần dần, mức tiền thưởng giảm xuống dần và một hôm, bà mẹ kia không thưởng tiền cho đứa trẻ nào nữa. Cả đám cảm thấy mất hứng, việc làm của mình là vô ích, không đem lại lợi ích gì nên tự động ngừng nô đùa ầm ĩ.
Nhiều trẻ cho rằng, mình học tập chăm chỉ, đạt điểm cao, mình có quyền đòi hỏi bố mẹ thưởng tiền, và nhiều cha mẹ vô tình cũng chấp nhận điều đó, với ý nghĩ động viên con cố gắng. Nhưng cha mẹ không thể lúc nào cũng thưởng tiền cho con, đến lúc không có động lực học, trẻ sẽ chán nản, hụt hẫng, dẫn đến chán học.
Động viên con theo cách khác
Tiền nên được các bậc cha mẹ đặt xuống cuối cùng, thay vì thưởng tiền, bạn có thể lựa chọn các cách thưởng khác, tích cực hơn.
Để động viên con học tập, chỉ cần cha mẹ khen ngợi, ghi nhận cố gắng của con, tự hào về thành tích của con, xa hơn nữa là những món thưởng gần gũi với con như một cuốn sách hay, một món đồ chơi, một buổi đi chơi…
Cuối năm học, nếu con có thành tích tốt có thể thưởng một quà lớn như là kỳ nghỉ hè ở biển cùng cả nhà chẳng hạn, vừa gắn kết tình cảm của cả nhà, vừa làm bé tự hào vì mình đã làm được một việc “vĩ đại” như thế.
Vũ Nhi
Tổng hợp
Tổng hợp