Trẻ thích được bố mẹ thường xuyên khuyến khích
Nhiều nhà tâm lý và các giáo viên đã từng khuyến cáo bố mẹ nên cho phép trẻ làm những gì chúng thích và hãy tạo cho chúng được thoải mái.
Barack Obama có một bà mẹ năng động, Einstein và Edison cũng vậy. Vậy tại sao chúng ta lại thường chỉ trích những bà mẹ năng động thường khuyến khích con mình làm nhiều hơn để năng động hơn?
Còn mẹ của Thomas Edison lại giáo dục con bằng cách không cho ông tham gia chuyến picnic nào. Bà tự dạy ông ở nhà khi các giáo viên nghĩ ông chỉ là một cái bóng lờ mờ, không có gì nổi trội.
Mẹ Albert Einstein, bà Pauline giáo dục con bằng cách hướng dẫn con mình học piano và violin từ năm 12 tuổi. Trong khi đó Einstein thích cả hình học và đại số. Và bà Pauline đã mua cho ông rất nhiều sách nâng cao.
Sandra Hofferth từ trường ĐH Maryland lúc bắt đầu nghiên cứu cũng cho rằng quá nhiều hoạt động không tốt cho trẻ. Tuy nhiên, những dữ liệu thực tiễn đã làm thay đổi suy nghĩ của bà vì bà không tìm thấy đứa trẻ nào càng năng động lại càng gặp stress.
Các mẹ nên biết, những bài học nhạc, đặc biệt cho trẻ dưới 6 tuổi sẽ giúp trẻ phát triển trí não và có chỉ số IQ cao hơn. Nhà tâm lý học Joan Freeman, tác giả cuốn Cách phát triển trí não trẻ cho hay, một đứa trẻ sẽ rất háo hức học nhạc nếu có sự khuyến khích của người mẹ. Và việc học nhạc giúp cho chúng thêm khả năng tự tin, năng động và nhạy bén hơn trong cuộc sống.
Bà Joan Freeman cho biết thêm, những người mẹ năng động, thích thúc giục con làm nhiều việc đều muốn những điều tốt nhất cho con mình. Song bà tiết lộ, những đứa trẻ cần sự khuyến khích, động viên của mẹ chứ chúng không thích bị mẹ mình “lập trình” sẵn cách kế hoạch sinh hoạt và hoạt động mà trong đó không có thời gian cho chúng nghỉ ngơi, thư giãn.
Từ những nghiên cứu tâm lý, các nhà khoa học rút ra một số điều bố mẹ nên và không nên làm:
- Đừng kỳ vọng ở con cái sự hoàn hảo. Không có đứa trẻ nào hoàn hảo.
- Khuyến khích chúng chứ không nên đặt mục tiêu ép buộc.
- Hãy xem những biểu hiện stress ở chúng ví dụ như mệt mỏi hoặc buồn phiền.
- Đừng “tước đoạt” những giây phút thư giãn của chúng. Trẻ cũng cần thời gian thả hồn, suy nghĩ và mơ mộng.
- Đừng ngăn chặn trẻ tiếp tục làm nếu chẳng may trẻ mắc lỗi trong việc đó.
- Đừng bao giờ “giúp” trẻ làm bài về nhà vì như vậy chúng sẽ không bao giờ nhận ra lỗi thực sự của mình để sửa chữa.
- Hãy tạo các cuộc thi nhỏ để bạn có thể thi cùng trẻ. Ví dụ, nếu bạn muốn trẻ đọc nhiều, hãy tạo cuộc thi đọc. Từ cuộc thi đó, bạn hãy truyền sự đam mê đọc của mình cho trẻ.