Khác biệt một trời một vực của bố mẹ trong cách chăm sóc con đầu và con thứ

HH,
Chia sẻ

Có một sự khác biệt rất lớn trong cách cư xử cũng như chăm sóc của bố mẹ dành cho con đầu lòng và con thứ 2 mà bố mẹ phải gật gù "Ừ, đúng là thế thật!".

Cuộc đời mỗi người giống như một cuốn sách, mỗi giai đoạn là một chương khác nhau. Và việc có con khiến cuộc sống của bố mẹ bước qua một chương mới: Làm cha mẹ. Lần đầu làm cha mẹ, ai cũng bỡ ngỡ, lo lắng như một đứa trẻ ngày đầu tiên đi học. Con khóc thì cuống quýt lên không biết con bị làm sao, bao nhiêu suy đoán nảy sinh trong đầu. Thay tã cho con mà bố cứ làm như đây là hình phạt tra tấn bố. Hay mẹ cảm thấy không yên tâm khi phải xa con một lát vì đi ra ngoài có việc. Hoặc bố sẽ nhảy cẫng lên khi nghe tiếng con gọi "Bố" lần đầu tiên.

Ai cũng phải thừa nhận đã có một sự thay đổi chóng mặt từ khi nuôi con đầu đến con thứ.

Thế nhưng, rồi mọi chuyện cũng qua, bố mẹ tích lũy được biết bao nhiêu là kinh nghiệm nuôi dạy con theo từng ngày con lớn. Đến khi có em bé thứ 2 thì mọi chuyện đã thay đổi. Chẳng còn những lo lắng, chẳng còn những bỡ ngỡ, chẳng còn những cáu giận, buồn vui phụ thuộc vào con. Mà thay vào đó là sự bình thản, ung dung, điềm tĩnh và kiên nhẫn.

Trang Brightside đã làm một phép so sánh sự thay đổi của bố mẹ qua 8 vấn đề khi chăm con đầu lòng và con thứ 2 "chuẩn không cần chỉnh".

1. Lo lắng

Khác biệt một trời một vực của bố mẹ trong cách chăm sóc con đầu và con thứ - Ảnh 2.

Nếu như khi sinh con đầu lòng, mọi biểu hiện của con đều có thể biến thành nỗi lo lắng của mẹ thì khi sinh con thứ, mẹ có thể ngồi "bình chân như vại" vì đã tích lũy đủ kinh nghiệm để nhận biết con muốn gì qua từng tiếng khóc.

2. Kiến thức chăm con

Khác biệt một trời một vực của bố mẹ trong cách chăm sóc con đầu và con thứ - Ảnh 3.

3. Thay tã

Khác biệt một trời một vực của bố mẹ trong cách chăm sóc con đầu và con thứ - Ảnh 4.

Mỗi lần thay tã cho con đầu lòng là bố lại bịt mũi vì sợ bẩn, con thì ngơ ngác "không biết bố đang làm gì mình thế nhỉ?". Vụng về và bối rối.

Thế nhưng, mọi chuyện đã thay đổi với bé thứ 2, thay tã là khoảng thời gian thư giãn của cả bố lẫn con. Được bố mát-xa thật là thích, bé cười tít mắt. Còn bố thì ung dung vì đã được bé lớn "huấn luyện" suốt bao nhiêu năm qua.

4. Đồ chơi

Khác biệt một trời một vực của bố mẹ trong cách chăm sóc con đầu và con thứ - Ảnh 5.

Mua đồ chơi dường như là đặc quyền của đứa con đầu tiên, muốn gì là được nấy nên khắp nhà toàn là đồ chơi. Bố mẹ dọn hoài không hết. Tuy nhiên, đến con thứ 2 thì khác, đồ chơi ít đi và bố mẹ đã được rèn luyện tính kiên nhẫn rồi, nên dọn đồ chơi cho con chỉ là chuyện nhỏ.

5. Lần đầu tiên nghe con gọi "Bố"

Khác biệt một trời một vực của bố mẹ trong cách chăm sóc con đầu và con thứ - Ảnh 6.

Lần đầu tiên nghe từ "Bố" thốt ra từ khuôn miệng nhỏ xinh của đứa con đầu lòng làm bố nhảy cẫng lên sung sướng đến nỗi hét toáng lên mẹ: "Con gọi "Bố" kìa, em có nghe thấy không?". Thì đến đứa con thứ 2 bố chỉ lặng lẽ đến bên con, mỉm cười hạnh phúc và bế bổng con lên trong vui sướng.

6. Thú cưng

Khác biệt một trời một vực của bố mẹ trong cách chăm sóc con đầu và con thứ - Ảnh 7.

Nhà có một con mèo, bố mẹ chẳng muốn bắt nó lại cho con chơi vì sợ bẩn, sợ mèo cào con, sợ lông mèo làm con bị dị ứng. Nhưng đến khi có em thì không cần bố mẹ can thiệp, đứa lớn sẽ bắt mèo lại, hai anh em cùng chơi, chú mèo chỉ còn biết ngoan ngoãn phục tùng trong miễn cưỡng mà thôi.

7. Tụ tập bạn bè

Khác biệt một trời một vực của bố mẹ trong cách chăm sóc con đầu và con thứ - Ảnh 8.

Đã qua rồi cái thời mẹ đi làm mà lo lắng không biết con ở nhà như thế nào. Với đứa con thứ 2, mẹ thảnh thơi đi uống trà cùng bạn bè vì tin rằng: "Chắc chắn ở nhà mọi thứ đều ổn".

8. Cho con ăn

Khác biệt một trời một vực của bố mẹ trong cách chăm sóc con đầu và con thứ - Ảnh 9.

Nếu với đứa con đầu tiên, bố mẹ buồn vui theo từng lượng thức ăn mà con ăn được. Thậm chí bố mẹ sẵn sàng làm trò hề, hay quát nạt, cáu giận hoặc năn nỉ con mới chịu ăn. Thì với đứa con thứ 2, mọi chuyện đã khác. Bố mẹ đã có kinh nghiệm nhiều hơn, biết cách bình tĩnh và "bày trò" để con tự xúc ăn mà bố mẹ cũng nhàn thân.

Nguồn: Bright

Chia sẻ