Kawasaki: Căn bệnh lạ ở trẻ
Sốt cao kéo dài, phát ban đỏ khắp cơ thể, hai mắt đỏ…là biểu hiện của Kawasaki, căn bệnh xuất hiện ở Việt Nam mấy năm gần đây, có thể gây rối loạn tim mạch.
Sở dĩ căn bệnh được gọi là Kawasaki bởi đây là căn bệnh do một bác sĩ người Nhật có tên Kawasaki phát hiện. Bệnh thường viếng thăm những trẻ dưới 5 tuổi vào khoảng thời điểm mùa đông hoặc mùa xuân.
Gây nguy hiểm
Bác sĩ Lê Thị Bích Liên, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM, cho biết theo thống kê của bệnh viện, năm 2010 có 127 trẻ mắc bệnh Kawasaki. Từ đầu năm 2011 đến nay, khoa Tim mạch cũng tiếp nhận 34 ca mắc bệnh này. Còn tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, theo thống kê, mỗi năm có gần 30 ca bệnh này, với những triệu chứng điển hình: sốt cao kéo dài 5 ngày; phát ban đỏ khắp cơ thể; hai mắt đỏ, môi đỏ, lưỡi đỏ rực; bong rộp ở miệng; bong rộp ở đầu các ngón tay, ngón chân; nổi hạch ở cổ; có thể kèm theo sưng và đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân... Ngoài ra còn có những triệu chứng ít gặp hơn như rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, ói mửa), trẻ có thể bị đau bụng, vàng da, túi mật to, gan to.
Theo bác sĩ Liên, đây là dạng bệnh rất hiếm gặp ở trẻ em và mới xuất hiện ở Việt Nam những năm gần đây. Hiện các chuyên gia hàng đầu trên thế giới cũng chưa tìm ra nguyên nhân của căn bệnh này. Tuy nhiên, nếu sớm phát hiện thì có thể điều trị được kịp thời. “Thường đến ngày thứ hai mắc bệnh, nếu được phát hiện thì sẽ được điều trị nhanh chóng trong khoảng 10 ngày và không gây nên tổn hại đến tim mạch”, bác sĩ Liên cho biết.
Gây nguy hiểm
Bác sĩ Lê Thị Bích Liên, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM, cho biết theo thống kê của bệnh viện, năm 2010 có 127 trẻ mắc bệnh Kawasaki. Từ đầu năm 2011 đến nay, khoa Tim mạch cũng tiếp nhận 34 ca mắc bệnh này. Còn tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, theo thống kê, mỗi năm có gần 30 ca bệnh này, với những triệu chứng điển hình: sốt cao kéo dài 5 ngày; phát ban đỏ khắp cơ thể; hai mắt đỏ, môi đỏ, lưỡi đỏ rực; bong rộp ở miệng; bong rộp ở đầu các ngón tay, ngón chân; nổi hạch ở cổ; có thể kèm theo sưng và đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân... Ngoài ra còn có những triệu chứng ít gặp hơn như rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, ói mửa), trẻ có thể bị đau bụng, vàng da, túi mật to, gan to.
Theo bác sĩ Liên, đây là dạng bệnh rất hiếm gặp ở trẻ em và mới xuất hiện ở Việt Nam những năm gần đây. Hiện các chuyên gia hàng đầu trên thế giới cũng chưa tìm ra nguyên nhân của căn bệnh này. Tuy nhiên, nếu sớm phát hiện thì có thể điều trị được kịp thời. “Thường đến ngày thứ hai mắc bệnh, nếu được phát hiện thì sẽ được điều trị nhanh chóng trong khoảng 10 ngày và không gây nên tổn hại đến tim mạch”, bác sĩ Liên cho biết.
Nổi ban đỏ khắp người là một triệu chứng của bệnh.
Cách chăm sóc khi trẻ mắc bệnh
Do chưa phát hiện ra nguyên nhân của bệnh nên hiện nay trên thế giới chưa có biện pháp phòng ngừa. Vì vậy, các chuyên gia y tế chỉ có thể đưa ra cảnh báo người lớn nên chú ý phát hiện sớm bệnh cho trẻ.
Các chuyên gia y tế cũng khuyên, với trẻ mắc chứng bệnh này nên được cách ly, không cho trẻ tiếp xúc với những trẻ khác. Áp dụng cho trẻ một chế độ ăn uống lành mạnh để tăng cường hệ miễn dịch, giúp cho quá trình điều trị bệnh được nhanh chóng và có hiệu quả hơn. Đảm bảo giấc ngủ cho trẻ từ 8 đến 10 tiếng mỗi đêm.
Không nên cho trẻ ăn những đồ ăn sẵn, những đồ ăn nhanh, hay đồ ngọt, vì đó đều là những loai thực phẩm không có lợi cho hệ miễn dịch của trẻ, làm cho trẻ càng dễ nhạy cảm hơn với sự tấn công của các loại vi rut hay vi khuẩn vào trong cơ thể. Thêm vào đó, trẻ nên được tăng cường bổ sung các loại vitamin và khoáng chất có nhiều trong các loại rau xanh và trái cây.
Khi trẻ mắc chứng bệnh bệnh Kawasaki có sử dụng thuốc gamma globulin thì không nên tiêm vắc-xin cho trẻ. Đặc biệt là những vắc-xin sống như: sởi, quai bị, rubella, thủy đậu. Ít nhất nên kiêng khoảng 3 tháng kể từ khi dùng gamma globulin rồi mới dùng vaccine.