Học lỏm mẹ Hà Nội biến nhà thành "bãi chiến trường", sáng tạo muôn vàn trò chơi cho con

Tuấn Anh,
Chia sẻ

Dù công việc bận rộn, nhà cửa như "bãi chiến trường" nhưng chị Trang vẫn luôn muốn dành thời gian thật chất lượng bên con. Vì thế, chị đã không ngừng sáng tạo ra muôn vàn trò chơi cho con mà rất nhiều trong số đó được làm từ những nguyên liệu có sẵn trong nhà.

Cuộc sống bộn bề với muôn ngàn nỗi lo toan khiến các mẹ thường quên mất việc tạo cho con một tuổi thơ thật đẹp, được thỏa sức thử nghiệm những trò chơi sáng tạo nhưng lại bừa bộn, lấm bẩn... Ấy thế nhưng với chị Trang (28 tuổi, hiện đang sống ở Hà Nội) – mẹ của 2 bé Ken, 6 tuổi và Tini, 3 tuổi thì lại khác. Chị luôn có phương châm rằng "ngại gì lấm bẩn, miễn con được vui", nên dù rất bận rộn, nhà cửa đôi khi như "bãi chiến trường" trong những giờ chơi của con đi nữa, chị vẫn cố gắng tạo điều kiện cho con được hào hứng vui chơi hết mình.

Học lỏm mẹ Hà Nội biến nhà thành bãi chiến trường, sáng tạo muôn vàn trò chơi cho con  - Ảnh 1.

Chị Trang và 2 con của mình.

Học lỏm mẹ Hà Nội biến nhà thành bãi chiến trường, sáng tạo muôn vàn trò chơi cho con  - Ảnh 2.

Bé Ken năm nay đang học lớp 1 còn bé Tini mới 3 tuổi.

Chia sẻ về lý do bắt đầu những giờ chơi bổ ích cùng con mình, chị Trang cho biết: "Bắt đầu từ khi ở nhà chăm bé lớn, mình có thời gian học hỏi từ các bà mẹ khác và áp dụng rồi quan sát cách con chơi. Cũng từ đấy, mình đúc kết được khá nhiều kiến thức hay ho về cách tương tác cùng con và cách tạo ra các trò chơi cho con từ những nguyên vật liệu sẵn có trong gia đình. Mình không đặt nặng vấn đề con phải thu nhận được gì qua các trò chơi này, mà chú trọng chất lượng thời gian ở bên nhau của 3 mẹ con".

Học lỏm mẹ Hà Nội biến nhà thành bãi chiến trường, sáng tạo muôn vàn trò chơi cho con  - Ảnh 3.

Vận động tinh với nắp chai và giấy vụn, em dùng tay còn anh gắp rất tập trung.

Học lỏm mẹ Hà Nội biến nhà thành bãi chiến trường, sáng tạo muôn vàn trò chơi cho con  - Ảnh 4.

Vỉ thuốc đã hết cũng thành trò chơi.

Học lỏm mẹ Hà Nội biến nhà thành bãi chiến trường, sáng tạo muôn vàn trò chơi cho con  - Ảnh 5.

Cắt dán thành cầu vồng.

Học lỏm mẹ Hà Nội biến nhà thành bãi chiến trường, sáng tạo muôn vàn trò chơi cho con  - Ảnh 6.

Thỏa sức sáng tạo với đất nặn tự làm.

Chị Trang hiện tại đang làm việc tại một trung tâm giáo dục trẻ, chị cũng có cơ hội được tiếp xúc nhiều với các ý tưởng về trò chơi, đồ chơi cho con và chị tin rằng thời gian chơi với con quan trọng mặt chất lượng hơn số lượng. Nghĩa là dù thời gian dành cho con có ít, nhưng mẹ biết tận dụng một cách hợp lý thì vẫn tạo ra những ý nghĩa, giá trị rất lớn. Vì vậy, ngoài việc chơi cùng con, chị vẫn đảm bảo được sự cân bằng với các yếu tố khác trong cuộc sống của mình.

Với vài chiếc ống nước là bé đã có thể mải mê chơi không biết chán.

Sáng tạo với trò chơi hoa nở dưới nước.

Những nguyên vật liệu chị dùng để chơi với con thường rất đơn giản, sẵn có trong nhà như: nắp chai, giấy vụn, những mẩu gỗ, viên đá, sỏi, vòng dây chun, giấy loại để cắt dán, làm thí nghiệm với baking soda, những vỉ thuốc bỏ đi sau khi đã dùng hết thuốc… Thông qua những trò chơi này, không những mang lại niềm vui, phấn khích tột cùng cho con mà còn giúp rèn luyện các kỹ năng vận động tinh, lắp ghép, kết nối, quan sát, ngôn ngữ, logic… Và tưởng chừng như là những trò chơi rất đơn giản vậy thôi, nhưng đều là những điều đẹp đẽ trong tuổi thơ của trẻ.

Học lỏm mẹ Hà Nội biến nhà thành bãi chiến trường, sáng tạo muôn vàn trò chơi cho con  - Ảnh 9.

Học đếm qua que kem và dây chun.

Học lỏm mẹ Hà Nội biến nhà thành bãi chiến trường, sáng tạo muôn vàn trò chơi cho con  - Ảnh 10.

Em thỏa sức tạo ra thế giới của mình.

Học lỏm mẹ Hà Nội biến nhà thành bãi chiến trường, sáng tạo muôn vàn trò chơi cho con  - Ảnh 11.

Học mà chơi, chơi mà học.

Học lỏm mẹ Hà Nội biến nhà thành bãi chiến trường, sáng tạo muôn vàn trò chơi cho con  - Ảnh 12.

Ngại gì lấm bẩn.

Vì đặc thù trông cả 2 bé cùng một lúc nên chị Trang thường kết hợp tạo trò chơi cho cả 2 bé cùng tham gia, dù độ tuổi khá khác xa nhau. Thế nhưng chị cho rằng, việc chơi có anh, có em như thế sẽ giúp khoảng thời gian trở nên ý nghĩa hơn, tăng cường sự gắn kết giữa hai anh em. Mặt khác, mỗi lứa tuổi sẽ có các cách chơi khác nhau và bài học nhận được cũng khác nhau dù chơi cùng một trò. Chị cũng tôn trọng các cá tính khác biệt của con, thường thiết kế trò chơi dựa trên mong muốn, ý thích của con ở các thời điểm khác nhau.

Chỉ với chiếc chai nhựa cũ và ít que tre, hai anh em đã say sưa mỗi người một trò.

Tuyết rơi mùa hè với nguyên liệu chính là baking soda.

Mỗi đứa trẻ lại là một cá thể riêng biệt, cũng rất nhiều lần có mâu thuẫn tranh giành xảy ra giữa hai anh em, nhưng chị Trang lại cố gắng hòa giải khéo léo, điều chỉnh giúp con quay lại cuộc chơi. Chị tin rằng những giờ chơi còn giúp gắn kết tình cảm giữa mẹ con, anh em với nhau. Mẹ được trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của con, luôn hiện hữu rõ ràng trên chặng đường phát triển của con. Đó mới là những điều tuyệt vời nhất!

Học lỏm mẹ Hà Nội biến nhà thành bãi chiến trường, sáng tạo muôn vàn trò chơi cho con  - Ảnh 15.

Học lỏm mẹ Hà Nội biến nhà thành bãi chiến trường, sáng tạo muôn vàn trò chơi cho con  - Ảnh 16.

Chơi với màu sắc.

Học lỏm mẹ Hà Nội biến nhà thành bãi chiến trường, sáng tạo muôn vàn trò chơi cho con  - Ảnh 17.

Kết hợp muôn loại đồ chơi để tạo ra thế giới cho riêng mình.

Học lỏm mẹ Hà Nội biến nhà thành bãi chiến trường, sáng tạo muôn vàn trò chơi cho con  - Ảnh 18.

Chơi trò thủ công cắt dán sáng tạo chỉ từ giấy và lõi giấy vệ sinh.

Học lỏm mẹ Hà Nội biến nhà thành bãi chiến trường, sáng tạo muôn vàn trò chơi cho con  - Ảnh 19.

Em rèn luyện sự khéo léo của đôi tay.

Học lỏm mẹ Hà Nội biến nhà thành bãi chiến trường, sáng tạo muôn vàn trò chơi cho con  - Ảnh 20.

Mỗi người một việc.

Đưa ra lời khuyên cho các mẹ khác, chị Trang cho rằng, mẹ chỉ cần để tâm một chút là sẽ biết con cần gì, chơi như thế nào và có thể mở rộng được muôn vàn kiểu chơi cùng con. Những giờ tương tác cùng nhau như thế còn có giá trị gấp nhiều lần những món đồ chơi mua sẵn mà con cặm cụi, cô đơn ngồi chơi một mình hoặc dán mắt vào điện thoại không rời. Nhà cửa có thể bừa bộn một chút, những bữa ăn hay áo quần chưa giặt có thể chậm lại một chút nhưng tuổi thơ của con là điều không bao giờ có thể quay lại được.

Chia sẻ