Hình ảnh phản ánh sự thật trần trụi của những bà mẹ phải sinh mổ
Đó là chia sẻ của cô Becky Vieira, người mẹ buộc phải sinh mổ gặp phải những chỉ trích không đáng có do không sinh thường.
Có người có quyền lựa chọn giữa sinh mổ và sinh thường nhưng cũng có người buộc phải sinh mổ dù không mong muốn. Nhưng dẫu bằng phương pháp nào, sau 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau, tất cả những người phụ nữ đáng được nhận sự chăm sóc, cảm thông và khen ngợi.
Nhưng cô Becky Vieira sau khi trải qua ca sinh mổ bắt buộc vô cùng khó khăn thì khác. Cô đã phải chịu đựng những ánh mắt dò xét, chỉ trích không đáng có. Dưới đây là những chia sẻ của bà mẹ này về những gì đã trải qua.
“Vào thời điểm giữa thai kỳ, tôi biết rằng con trai của mình phải chào đời bằng phương pháp sinh mổ. Đó là khuyến cáo mạnh mẽ của bác sĩ sản phụ khoa của tôi cùng một số các chuyên gia và quyết định thực hiện điều đó không dễ chút nào.
Theo đó, nhiều người không xem qua hồ sơ y tế của tôi đã đánh giá và xem đó là sai lầm khủng khiếp nhất tôi đã làm. Thêm nữa là tất cả trong số họ đều không phải chuyên gia y tế. Vì vậy, tôi nhanh chóng bỏ qua những người chỉ trích sinh mổ. Nó rõ ràng không phải là chủ đề để tranh luận.
Nhưng rồi lại có những người cả ngụ ý và thẳng thắn cho rằng tôi sinh nở thật dễ dàng vì không phải sinh thường. Tôi bị cáo buộc đặt lợi ích của mình lên hàng đầu, rằng tôi ích kỷ để không phải chịu những đau đớn do rách, nát âm đạo.
Vết mổ còn ngấn máu của cô Becky Vieira.
Theo những gì tôi thu thập được thì dường như giữa các bà mẹ có một thứ bậc xếp hạng cho “những kế hoạch sinh được chấp nhận". Tự nhiên là nhất, tiếp đó là sinh qua âm đạo bằng gây tê màng cứng, chuyển dạ rồi tới sinh mổ. Vì ít nhất, bạn cũng đã cố gắng sinh con qua đường âm đạo. Cuối cùng là sinh mổ lên kế hoạch từ trước.
Mọi người nghĩ rằng chúng tôi – những người sinh mổ chỉ cần điền ngày sinh theo lịch trình thuận lợi nhất cho bản thân?
Tôi không hề muốn sinh mổ. Tôi buộc phải mổ vì sinh thường sẽ đe dọa đến tính mạng của mình. Và mọi người hãy nhớ rằng sinh mổ thực ra là phẫu thuật ổ bụng. Giờ thì chồng tôi đã biết một số cơ quan nội tạng như thế nào vì bụng của tôi đã bị mở ra và anh ấy đã trực tiếp nhìn thấy.
Sau ca mổ, tôi còn bị phản ứng gây tê và nôn mửa rất nhiều và ra cả máu. Tôi đã bỏ lỡ lần tắm đầu tiên của con trai. Tôi phải thở oxy, run rẩy khi cho con tôi bú. Tôi chỉ biết điều này khi sau đó được xem ảnh và từ ngày đó tôi không nhớ được mấy chuyện.
Cô Becky Vieira sau ca sinh mổ.
Vào buổi tối hôm cả gia đình quây quần bên nhau để gặp thành viên mới, tôi còn yếu và bối rối trên chiếc giường bệnh viện ở một góc phòng vì tôi bị phản ứng nhẹ với 2/4 loại thuốc giúp kiểm soát nôn mửa.
Tôi được lắp một ống thông, âm đạo và vết rạch chảy máu. Khi dịch tê ngoài màng cứng hết tác dụng, tôi có cảm giác ai đó đã dùng dao cứa ra vết rạch đó rồi từ từ nhúng acid vào vết thương. Tôi thậm chí không thể rời khỏi giường để bế con khi con khóc.
Tôi về nhà với băng gạc dính trên bụng, phản ứng dị ứng khắp cơ thể, nhiễm khuẩn vết rạch. Tôi không phàn nàn rằng trải nghiệm của mình tệ hơn bất kỳ ai khác nhưng đó không phải là một ngày được nuông chiều.
Hình ảnh của Becky Vieira khi xuất viện.
Tôi cố gắng để không phán xét. Cho con ăn như thế nào, sữa bột công thức hay sữa mẹ là tùy thuộc vào bạn, chỉ cần bạn nuôi con mình. Đó là tất cả những gì tôi yêu cầu. Việc sinh con cũng vậy: “Em bé đã chào đời. Làm tốt lắm”. Còn lại, tất cả những câu hỏi khác đều không cần thiết.
Trong khi tôi biết chắc rằng ai cũng thích chỉ cần hắt hơi là có thể sinh em bé nhưng đó chưa phải là lựa chọn có thể ở thời điểm này đúng không nào. Nhưng ai mà biết được tương lai sẽ đem đến những điều gì và biết đâu 100 năm nữa, hắt hơi sẽ trở thành một xu hướng sinh đẻ. Song, cho tới lúc đó, hãy để tất cả phụ nữ hưởng niềm hạnh phúc khi sinh con và không phải xấu hổ vì những gì đã làm.”
Nguồn: B.C