Hermès gây tranh cãi về việc xây dựng trang trại nuôi nhốt cá sấu ở Úc để lấy da

NAM VU,
Chia sẻ

Có 2 luồng ý kiến được đưa ra để bàn luận về vấn đề "nóng" này.

Túi xách bằng da của Hermès luôn là ước mơ của rất nhiều tín đồ thời trang. Hơn thế, những chiếc túi được chế tác bằng da cá sấu mới chính là sản phẩm chủ lực của hãng, đặc biệt là dòng Birkin, với giá trị từ vài trăm triệu tới cả tỷ đồng cho mỗi chiếc.

 - Ảnh 1.

Để thỏa mãn được đầy đủ các tiêu chuẩn về thuộc da để làm nên một chiếc túi của Hermès  quả thật không dễ dàng. Tất cả đều phải trải qua một giai đoạn dài, đi kèm với môi trường làm việc hết sức nguy hiểm, chính vì lý do đó, rất ít người có thể đầu tư cho hình thức trang trại loại này một cách đúng nghĩa.

Mới đây, Hermès đã chia sẻ một quyết định gây sốc khi công bố họ sẽ tự mình xây dựng nên một trang trại cá sấu với quy mô lớn nhất nước Úc, hợp tác với nhiều cá nhân kỳ cựu trong ngành để bắt đầu việc thu mua gần Darwin, thuộc Lãnh thổ phía Bắc quốc gia này.

Theo kế hoạch được chính phủ Úc phê duyệt, trang trại sẽ bao gồm 30 nhân viên và bắt đầu với 4.000 con cá sấu nước mặn. Mục tiêu dự kiến sẽ là 50.000 con - tất cả sẽ được nuôi để lấy da và các sản phẩm thịt - với mức sản xuất 15.000 bộ da/năm. Theo hãng thông tấn ABC, khi đạt công suất sản xuất cao nhất, dự án sẽ tăng số lượng cá sấu nuôi nhốt ở khu vực lãnh thổ phía Bắc lên tới 50%.

 - Ảnh 3.

Tuy nhiên, động thái này của hãng gây tranh cãi trên mạng xã hội và vấp phải rất nhiều chỉ trích từ các nhóm bảo vệ động vật, những người cho rằng sử dụng da động vật trong sản xuất hàng hóa là vô nhân đạo.

"Người tiêu dùng và các hãng thời trang đang tránh xa sự tàn ác đối với động vật càng xa càng tốt. Các thương hiệu như Chanel, Mulberry, Calvin Klein và Tommy Hilfiger đều đã áp dụng các chính sách bảo vệ động vật, chống lại việc sử dụng da của chúng. Hermès có vẻ ngu ngốc khi đầu tư vào một thứ không còn hợp thời nữa", Nicola Beynon, thuộc Hiệp hội Nhân đạo Quốc tế, nhận xét.

 - Ảnh 4.

Tiến sĩ Jed Goodfellow tại RSPCA (Hiệp hội Hoàng gia về Ngăn chặn sự tàn ác với động vật) tại Úc cũng lên án việc giết bất kỳ động vật nào "trong đó mục đích cái chết của chúng chủ yếu là để sản xuất một mặt hàng xa xỉ không thiết yếu". Đồng thời, tiến sĩ Jed cũng cho rằng nuôi nhốt số lượng lớn cá sấu trong một trang trại chật hẹp là ngược đãi chúng.

Ngược lại, Giáo sư Grahame Webb, Chủ tịch nhóm chuyên gia về cá sấu thuộc Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, nói rằng các thương hiệu thời trang như Hermès thực sự đóng góp vào nỗ lực bảo tồn trong khu vực.

"Nếu thương hiệu kiểm soát chuỗi cung ứng đảm bảo tiêu chuẩn cao nhất, việc này sẽ không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng. Hermès là công ty rất bảo thủ, họ đang cố gắng làm điều đúng đắn. Hơn nữa, Australia có tiếng về việc quản lý cá sấu trên toàn thế giới. Số lượng cá sấu nước mặn hoang dã hiện cũng khỏe mạnh và ổn định", Giáo sư Grahame Webb lập luận.

 - Ảnh 5.

Hermès đã từng gây tranh cãi trong quá khứ sau những cáo buộc nói rằng họ đang dựa vào các phương pháp phi đạo đức để thu hoạch da cá sấu. Một cuộc điều tra năm 2016 của PETA công bố rằng các trang trại ở Hoa Kỳ và Zimbabwe của nhà mốt này đã xẻ thịt và mổ cá sấu khi vẫn còn sống để lấy da của chúng. Thương hiệu thời trang không phủ nhận các cáo buộc, nhưng gọi vụ việc là một "bất thường cá biệt".

 - Ảnh 6.

Trước mức độ căng thẳng của sự việc trên, đại diện của nhà mốt Pháp vẫn chưa có câu trả lời chính nào với giới truyền thông. Chỉ vài tháng trước đó, Hermès đã lập kỷ lục giá bán cao nhất mọi thời đại dành cho một chiếc túi khi thiết kế Birkin da cá sấu Himalaya Niloticus màu trắng, mẫu túi này được đấu giá thành công với số tiền lên đến 300.000 USD (khoảng 7 tỉ đồng).

Nguồn: HYPEBEAST, Vice
Chia sẻ