Giúp mẹ xử lý rối loạn tiêu hóa cho trẻ
Chuyện tiêu hóa, hấp thu của bé luôn là “bài toán khó” với mẹ. Dù tham khảo thông tin từ sách báo, internet, bạn bè... nhưng không phải mẹ nào cũng có thể là chuyên gia cho con.
Hãy cùng kiểm tra nhanh hiểu biết với TS, BS Nguyễn Anh Tuấn – Thư ký Chi hội Tiêu hóa Gan Mật Nhi VN để có thêm những kinh nghiệm chăm sóc cho con cái.
Tình huống 1: Mẹ biết gì về hiện tượng trào ngược dạ dày?
Mẹ: Sau khi ăn, thức ăn thường trào ngược lên thực quản, khiến bé dễ ói. Chỉ cần giữ bé bú ở tư thế đầu cao hơn thân và vỗ lưng cho bé ợ sau khi ăn là có thể phòng tránh.
Tư vấn của Tiến sĩ - Bác Sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Về cơ bản, mẹ đã có thông tin và cách xử lý đúng nhưng chưa đủ. Trào ngược dạ dày có thể là hiện tượng sinh lý, cũng có khi là triệu chứng của một bệnh nào đó. Điều cốt lõi của phương pháp phòng tránh hiện tượng này là không nên cho bé ăn hoặc bú quá no và trẻ luôn cần được ợ hơi dễ dàng. Chính vì vậy, ngoài việc chú ý tư thế bú với đầu cao hơn thân, mẹ nên chia nhỏ các cữ bú, kết hợp vỗ nhẹ vào lưng cho trẻ sau ăn, giúp trẻ ợ hơi. Hãy cố gắng giữ trẻ ngồi yên (nằm yên) ít nhất 15 phút sau khi ăn nhé!
Tình huống 2: Khi nào mẹ biết bé “nặng bụng” vì táo bón? Mẹ phải làm gì để giúp bé?
Mẹ: Khi bé không đi tiêu được. Ăn rau và uống nước sẽ giúp con hết táo bón.
Tư vấn của TS-BS Nguyễn Anh Tuấn: Tình trạng táo bón có thể nặng và nhẹ. Khi bị táo bón nhẹ, trẻ vẫn đi tiêu được nhưng khó khăn và phân rắn. Nặng hơn, bé sẽ không đi tiêu tự nhiên được. Thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống và một số rối loạn sức khỏe khác chính là nguyên nhân gây táo bón. Không chỉ cho trẻ uống thêm nước, nước trái cây, thêm rau xanh vào thực đơn, Mẹ còn phải xem lại thành phần dinh dưỡng trong loại sữa mà Mẹ đang cho trẻ sử dụng. Sữa bột có hệ dưỡng chất bổ sung thành phần giàu chất xơ GOS, sẽ giúp làm phân mềm và tăng cường đào thải cặn bã thức ăn. Tập cho bé đi cầu mỗi ngày vào một giờ nhất định sẽ giúp bé có phản xạ thói quen và tránh hiện tượng “nín nhịn” đi cầu.
Hiểu rõ hệ tiêu hóa của trẻ và chọn lựa nguồn dinh dưỡng bổ sung phù hợp, Mẹ cũng có thể trở thành “chuyên gia” tại nhà của bé yêu. (Hình minh họa)
Tình huống 3: Mẹ làm gì khi trẻ đầy hơi, khó tiêu, hấp thu kém?
Mẹ: Thay đổi các loại thức ăn mềm, sẽ giúp con dễ tiêu hoá và hấp thu tốt.
Tư vấn của TS-BS Nguyễn Anh Tuấn: Mẹ cần hiểu rõ hơn nguyên nhân đầy hơi để có cách phòng chống khoa học nhất cho con. Đầy hơi ở trẻ có thể do cơ thể trẻ bất dung nạp lactose trong sữa công thức thông thường hoặc chưa đủ men để tiêu hóa. Hấp thu kém thường do các bệnh cấp tính như viêm hô hấp, viêm tai… thậm chí, do rối loạn sinh lý (VD: mọc răng) hay can thiệp (VD: chủng ngừa) và đặc biệt là do khẩu phần ăn thiếu cân bằng, làm giảm tiết men tiêu hóa và co bóp của ống tiêu hóa.
Mẹo nhỏ cho mẹ là hãy chọn dinh dưỡng dễ tiêu hóa cho trẻ. Chọn sữa chứa đạm Whey thủy phân một phần, với hỗn hợp đa đường bột, giảm lactose, kết hợp với hỗn hợp chất béo không dầu cọ và tăng cường chất xơ GOS sẽ giúp trẻ nhỏ không gặp các vấn đề rắc rối ở hệ tiêu hóa như: táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, nôn trớ… từ đó, hấp thu đầy đủ các dưỡng chất và phát triển toàn diện.
Đồng hành cùng mẹ trong hành trình chăm sóc và giúp bé yêu hoàn thiện
hệ tiêu hoá, Abbott giới thiệu dòng sản phẩm dinh dưỡng cao cấp dành cho
trẻ nhỏ, bao gồm GainPlus Total Comfort dành cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi. Sản phẩm chứa hệ dưỡng chất Tummy Care - rất dễ tiêu hóa và hấp thu - được phát triển khoa học, gồm 100% đạm whey, hỗn hợp chất béo đặc biệt không chứa dầu cọ, hỗn hợp đường bột tiên tiến giảm lactose, và chất xơ GOS. Đặc biệt, GainPlus Total Comfort còn chứa hệ dưỡng chất Eye-Q Plus Immunify giúp trẻ phát triển trí tuệ, tăng cường sức đề kháng, phát triển xương và chiều cao. GainPlus Total Comfort với hệ dưỡng chất Tummy Care - rất dễ tiêu hóa và hấp thu, giúp trẻ phát triển thể chất và trí tuệ. |