Được ví như "kẻ thù của táo bón" bé lười ăn rau đến mấy cũng phải mê

PHAN HẰNG,
Chia sẻ

Đây là một món ăn cực kỳ bổ dưỡng và ngon miệng, có tác dụng hiệu quả trong việc giảm thiểu tình trạng táo bón.

Táo bón là một trong những tình trạng ở trẻ em khiến nhiều cha mẹ phải đau đầu. Phần lớn nguyên nhân là do trẻ lười ăn rau củ, trái cây, ít uống nước nên mới dẫn tới táo bón. Nhiều cha mẹ đau đầu suy nghĩ làm thế nào để cải thiện tình trạng táo bón ở con mình. Thay vì dùng thuốc, cha mẹ nên tập trung cải thiện chế độ ăn cho trẻ, tăng cường rau xanh và chất xơ, đặc biệt là chế biến và trang trí thành các món hấp dẫn, điều đó có thể phần nào giúp trẻ ăn nhiều rau củ hơn.

Trên thực tế có nhiều loại thực phẩm có công dụng tốt để cải thiện tình trạng táo bón như khoai lang, bí đỏ... Tuy nhiên, bạn cũng có thể thay thế bằng đậu xanh. Đậu xanh có mùi thơm, thường nấu chè hoặc làm thành nhân trong các loại bánh, hương vị rất ngon. 

Nếu mang đậu xanh đem xay nhuyễn, bọc với nhân việt quất, vo thành viên tròn, tạo thành hình dáng ngộ nghĩnh, dễ thương, chắc chắn hầu hết trẻ em rất thích ăn.

Công thức gợi ý: Bánh đậu xanh nhân việt quất (dành cho trẻ trên 10 tháng tuổi)

Nguyên liệu: 2g nấm trắng, 5g nam việt quất khô, 50g đậu xanh bóc vỏ, 50g khoai từ.

Cách làm:

Được ví như “kẻ thù của táo bón” bé lười ăn rau đến mấy cũng phải mê - Ảnh 1.

Đổ đậu xanh đã ngâm vào nồi, thêm 500ml nước, bật lửa lớn, nấu chín.

Được ví như “kẻ thù của táo bón” bé lười ăn rau đến mấy cũng phải mê - Ảnh 2.

Đợi đậu xanh nguội thì cho vào máy xay nhuyễn. Sau đó trút đậu xanh ra chảo, sên liên tục trên lửa nhỏ cho tới khi nó trở nên đặc sệt.

Được ví như “kẻ thù của táo bón” bé lười ăn rau đến mấy cũng phải mê - Ảnh 3.

Quả nam việt quất khô rửa sạch rồi cắt nhỏ, nấm trắng làm tương tự, đun sôi trong 10 phút rồi vớt ra.

Được ví như “kẻ thù của táo bón” bé lười ăn rau đến mấy cũng phải mê - Ảnh 4.

Khoai từ hấp chín rồi nghiền nhuyễn, thêm nấm trắng và nam việt quất vào, trộn đều làm thành nhân.

Được ví như “kẻ thù của táo bón” bé lười ăn rau đến mấy cũng phải mê - Ảnh 5.

Lấy một lượng nhân thích hợp cho vào lòng bàn tay và vo tròn. Sau đó lấy một lượng đậu xanh đã sên vo tròn rồi ấn dẹt.

Được ví như “kẻ thù của táo bón” bé lười ăn rau đến mấy cũng phải mê - Ảnh 6.

Cho nhân vào đậu xanh, vo viên lại thành hình tròn.

Được ví như “kẻ thù của táo bón” bé lười ăn rau đến mấy cũng phải mê - Ảnh 7.

Có thể cho trẻ ăn ngay, cắn một miếng sẽ thấy tan trong miệng.

Được ví như “kẻ thù của táo bón” bé lười ăn rau đến mấy cũng phải mê - Ảnh 8.

Bánh ngọt tự nhiên và mềm tan.

Được ví như “kẻ thù của táo bón” bé lười ăn rau đến mấy cũng phải mê - Ảnh 9.

Bánh rất ngon và hấp dẫn.


Lưu ý: Nếu không có đậu xanh, bạn có thể dùng khoai lang, khoai tím,... thay thế bằng cách hấp chín rồi nghiền nhuyễn.

Táo bón nguy hiểm như thế nào đối với trẻ em?

Táo bón là một vấn đề phổ biến ở trẻ em và có thể gây khó khăn trong việc đi ngoài. Dưới đây là một số thông tin liên quan đến táo bón ở trẻ em:

Nguyên nhân:

- Trẻ không uống đủ nước hoặc không tiếp nhận đủ lượng nước từ thức ăn.

- Trẻ ít ăn rau xanh, trái cây và ngũ cốc có chất xơ có thể góp phần vào tình trạng táo bón.

- Trẻ không vận động đủ hoặc ít tham gia hoạt động thể chất.

- Khi trẻ chuyển từ sữa mẹ sang thức ăn rắn, có thể gây táo bón tạm thời.

Triệu chứng:

- Trẻ có cảm giác khó khăn, đau rát hoặc khó chịu khi đi ngoài.

- Trẻ đi ngoài ít hơn 3 lần trong tuần.

- Phân cứng, khô, khó đi qua hậu môn.

- Táo bón có thể làm trẻ trở nên buồn bực, khó chịu và không thoải mái.

Điều trị:

- Trẻ cần uống đủ nước trong ngày.

-  Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn của trẻ.

- Thúc đẩy trẻ vận động, chơi đùa và tham gia hoạt động ngoài trời để kích thích hoạt động tiêu hóa.

- Nếu tình trạng táo bón kéo dài hoặc trẻ có triệu chứng nghiêm trọng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị thích hợp.

Cha mẹ cần chú ý nếu trẻ có táo bón nặng, đau bụng nghiêm trọng, hoặc có dấu hiệu bất thường khác, nên tìm kiếm sự tư vấn và chăm sóc y tế từ bác sĩ. Táo bón tuy không phải tình trạng quá nguy hiểm nhưng nếu để kéo dài trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ.

Chia sẻ