Đừng tưởng tay chân con có ngấn mà mừng, có thể bé đang mắc phải hội chứng nguy hiểm mà bố mẹ không biết

Phương Nguyễn,
Chia sẻ

Hội chứng dải sợi ối không được biết đến nhiều, nhiều trường hợp thai nhi bị dải sợi này quấn vào và bó chặt tạo thành các ngấn tròn ở tay chân khiến nhiều cha mẹ lầm tưởng con mình bụ bẫm.

Dải sợi ối quấn chặt vào tay chân thai nhi khiến cha mẹ nhầm tưởng con có ngấn do bụ bẫm

Hội chứng dải sợi ối (Amniotic Band Syndrome - ABS) hay còn được biết đến với các tên gọi khác như hội chứng dải màng ối, vòng thắt bẩm sinh trong đó xuất hiện sợi dây vắt ngang buồng ối. Đây là hội chứng hiếm gặp ở thai nhi với tỷ lệ mắc là từ 1/1200 – 1/1500 trẻ nhưng lại có nguy cơ gây dị tật cao trong quá trình phát triển của thai nhi, nếu không phát hiện và được phẫu thuật sớm trẻ có thể bị teo chân tay do thiếu máu nuôi dưỡng, thậm chí là hoại tử tay chân.

Tuy nhiên, hiện nay, nhiều bậc cha mẹ vẫn chưa hiểu biết đầy đủ về căn bệnh này để có hướng xử lý, điều trị kịp thời cho con. Một số phụ huynh thậm chí còn nhầm tưởng con mình khi sinh ra có nhiều ngấn sâu ở tay, chân là do bé bụ bẫm.

Đừng tưởng tay chân con có ngấn mà mừng, có thể bé đang mắc phải hội chứng nguy hiểm mà bố mẹ không biết - Ảnh 1.

Những dây màng ối này có thể quấn vào bất kỳ bộ phận nào của thai nhi và khi thai nhi càng phát triển thì chúng sẽ càng siết chặt hơn, khiến máu không thể lưu thông và có thể dẫn đến hoại tử.

Màng ối có 2 lớp là màng trong và màng ngoài, vì một lý do nào đó mà lớp màng trong ối bị vỡ ra tạo nên các dây màng ối lơ lửng trong buồng ối. Bệnh xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, khi những dây màng ối giống như những sợi chỉ trôi phất phơ bên trong túi ối, quấn vào các bộ phận của thai nhi khiến phần cơ thể đó không thể lưu thông máu. Thậm chí, nếu dải sợi ối siết chặt hoàn toàn có thể dẫn tới dị tật thai nhi như cụt chi, dị tật tay chân như dính ngón, khèo chân, khi trẻ sinh ra có thể phải phẫu thuật cắt bỏ phần tay chân đã bị hoại tử. Nếu dây chằng màng ối bám vào khu vực đầu, mặt hoặc cổ có thể dần tới các dị tật như sứt môi, hở hàm ếch. Nguy hiểm hơn, nếu sợi dây này bám vào dây rốn hoặc thân mình, gây cản trở hoặc cắt nguồn cung cấp máu thì có thể gây thai lưu.

Đừng tưởng tay chân con có ngấn mà mừng, có thể bé đang mắc phải hội chứng nguy hiểm mà bố mẹ không biết - Ảnh 2.

Đừng tưởng tay chân con có ngấn mà mừng, có thể bé đang mắc phải hội chứng nguy hiểm mà bố mẹ không biết - Ảnh 3.

Đừng tưởng tay chân con có ngấn mà mừng, có thể bé đang mắc phải hội chứng nguy hiểm mà bố mẹ không biết - Ảnh 4.

Hội chứng này được phát hiện qua siêu âm hoặc sau khi sinh. Một số trường hợp tay chân bé có ngấn thắt nhưng nhiều cha mẹ lại lầm tưởng là do con bụ bẫm.

Dựa trên từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ đánh giá mức độ nghiêm trọng của hội chứng này với thai nhi, nó có thể nhẹ nhưng cũng có thể sẽ khá nghiêm trọng. Tuy nhiên, hội chứng dải sợi ối chỉ ảnh hưởng tới thai nhi chứ không phải người mẹ. Bệnh này không có tính di truyền, xảy ra một cách ngẫu nhiên. Các nhà nghiên cứu, chuyên gia y tế cũng chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng này và vẫn đang tiếp tục thực hiện nghiên cứu sâu hơn để tìm ra. Có thể kể đến một số nguyên như:

- Mẹ từng làm sinh thiết nhau thai.

- Đã từng phẫu thuật tử cung.

- Đang mang thai nhưng lại tiếp xúc với thuốc kích thích phá thai Miroprostol.

- Hút thuốc, sử dụng ma túy trong thời gian mang thai.

Cách phát hiện và hướng điều trị hội chứng dải sợi ối

Cách đây không lâu, câu chuyện một bé gái sơ sinh người Trung Quốc bị dải sợi ối cắt gần đứt chân trong bụng mẹ đã khiến không ít người quan tâm. Em phải trải qua một ca phẫu thuật nguy hiểm khi mới 30 tuần thai. Sau khi sinh các bác sĩ phát hiện chân trái của em có một dải sợi ối quấn tròn tạo thành một vết sẹo rất sâu, thông qua khe nứt ở da, bác sĩ có thể tận mắt nhìn thấy các cơ bên trong. Nếu không làm phẫu thuật sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lưu thông máu xuống chân trái dẫn đến tổn thương thần kinh và có nguy cơ cao phải cắt bỏ chân. Thật may mắn, ca phẫu thuật tiến hành thuận lợi, bé đã dần phục hồi, và 28 ngày sau ca phẫu thuật, bé gái được xuất viện về nhà.

Đừng tưởng tay chân con có ngấn mà mừng, có thể bé đang mắc phải hội chứng nguy hiểm mà bố mẹ không biết - Ảnh 5.

Đừng tưởng tay chân con có ngấn mà mừng, có thể bé đang mắc phải hội chứng nguy hiểm mà bố mẹ không biết - Ảnh 6.

Đừng tưởng tay chân con có ngấn mà mừng, có thể bé đang mắc phải hội chứng nguy hiểm mà bố mẹ không biết - Ảnh 7.

Bé gái Tiểu Hiểu may mắn nhờ sinh non và phẫu thuật kịp thời trước khi dải sợi ối kịp cắt đứt chân của bé.

Như vậy có thể thấy hội chứng dải sợi ối hay vòng thắt bẩm sinh có thể được phát hiện trước sinh thông qua siêu âm hoặc sau khi bé chào đời.

- Chẩn đoán trước sinh: Khi siêu âm từ tuần thai thứ 12 trở đi, các bác sĩ có thể phát hiện ra hiện tượng sợi ối quấn vào người bé. Tuy nhiên các dải ối có kích thước nhỏ và rất khó thấy ngay cả khi siêu âm nên thường dẫn đến chẩn đoán sai.

- Chẩn đoán sau sinh: Sau khi bé chào đời, các bác sĩ sẽ kiểm tra xem có bất kì bất thường, dị tật nào trên cơ thể của bé hay không. Nếu nghi ngờ hay phát hiện có bất thường, bé sẽ được chụp X-quang để đánh giá mức độ dải ối quấn sâu gây ảnh hưởng đến các mô dưới da, chụp cộng hưởng từ MRI để đánh giá mức độ ảnh hưởng hoặc làm tổn thương mạch máu và dây thần kinh do dải ối gây ra. Ngoài ra bé sẽ được kiểm tra sâu hơn với các xét nghiệm, siêu âm, nghiên cứu lưu lượng máu Doppler hoặc siêu âm tim.

Đừng tưởng tay chân con có ngấn mà mừng, có thể bé đang mắc phải hội chứng nguy hiểm mà bố mẹ không biết - Ảnh 8.

Đừng tưởng tay chân con có ngấn mà mừng, có thể bé đang mắc phải hội chứng nguy hiểm mà bố mẹ không biết - Ảnh 9.

Đừng tưởng tay chân con có ngấn mà mừng, có thể bé đang mắc phải hội chứng nguy hiểm mà bố mẹ không biết - Ảnh 10.

Nhìn kĩ thì đây không phải là ngấn chân do bé bụ bẫm mà là dải sợi ối đã quấn chặt chân bé và đã được bác sĩ phẫu thuật.

Mẹ bầu nào rơi vào trường hợp này cần phải đi khám thai và theo dõi thường xuyên, tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ để có những kế hoạch điều trị sớm cho con sau này. Có một số lựa chọn cho việc điều trị như sau:

- Thực hiện mở tử cung của mẹ để cắt các sợi ối quấn vào cơ thể thai nhi, sau đó đặt bé trở lại bụng mẹ để phát triển cho tới khi chào đời.

- Phẫu thuật chỉnh hình với các dị tật ở tay chân có màng, hở hàm ếch.

- Điều trị khoèo chân bằng phương pháp Ponseti thông qua vài lần nắn bó bột và mang giày nẹp mà không cần các phẫu thuật lớn nếu bé được điều trị sớm trong 2 năm đầu sau sinh và có tuân thủ mang giày nẹp đầy đủ.

Nguồn: Parent, Family, Seattle Children's Hospital

Chia sẻ