Cậu bé 7 tuổi một ngày co giật hơn 20 lần vì nhiễm ký sinh trùng, nguyên do mẹ đã cho ăn thứ này
Bác sĩ thông qua kiểm tra cộng hưởng từ đã phát hiện, thùy trán phía bên trái bị tổn thương, kết hợp với các triệu chứng nghi ngờ tình trạng co giật của Hào Hào có liên quan đến nhiễm ký sinh trùng gây ra.
Một phụ huynh tốt có thể nuôi dạy một đứa trẻ ngoan ngoãn, khỏe mạnh, nhưng một phụ huynh thiếu hiểu biết có thể phá hủy một đứa trẻ. Trường hợp của cậu bé 7 tuổi Hào Hào bị co giật và nhiễm ký sinh trùng, cũng chính là do sự thiếu hiểu biết của người mẹ gây nên.
Cậu bé 7 tuổi bị co giật do mẹ cho ăn nòng nọc sống để tăng cường sức khỏe
Một tháng trước, cậu bé Hào Hào (ở Trung Quốc) 7 tuổi thường bị co giật ở mặt và nửa thân bên phải, mẹ Hào Hào sợ hãi và đưa con đến bệnh viện địa phương để kiểm tra, ban đầu bác sĩ nghi ngờ là do nhiễm ký sinh trùng, vì vậy bệnh viện giữ Hào Hào ở lại và dùng thuốc điều trị hơn 20 ngày, cuối cùng cơn co giật của Hào Hào cũng được khống chế.
Tuy nhiên, sau vài ngày xuất viện trở về nhà, Hào Hào lại bị co giật và trong một ngày cậu bị co giật hơn 20 lần. Mỗi ngày cậu bé đều khóc không ngừng.
Lúc này, mẹ của Hào Hào đưa con trai đến gặp chuyên gia ở Khoa Não của một bệnh viện lớn để chuẩn đoán. Bác sĩ thông qua kiểm tra cộng hưởng từ đã phát hiện, thùy trán phía bên trái bị tổn thương, kết hợp với các triệu chứng nghi ngờ tình trạng co giật của Hào Hào có liên quan đến nhiễm ký sinh trùng gây ra.
Mẹ của Hào Hào đi bắt rất nhiều con nòng nọc để cho con trai ăn (Ảnh minh họa).
Sau khi hoàn thành các thủ tục kiểm tra và đánh giá liên quan, bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật não cho Hào Hào. Trong khi phẫu thuật, bác sĩ đã lấy ra một con ký sinh trùng màu trắng dài 8cm trong não của Hào Hào.
Bác sĩ khi nhìn thấy ký sinh trùng dài thì đã rất sốc: Làm thế nào một đứa trẻ nhỏ như vậy trong não lại có con ký sinh trùng dài như thế? Bác sĩ đã có câu trả lời sau khi hỏi mẹ của Hào Hào.
Vốn dĩ Hào Hào từ nhỏ cơ thể đã yếu, khả năng miễn dịch kém. Không biết nghe ai ở trong làng nói, cho đứa trẻ ăn con nòng nọc sống có thể tăng cường sức khỏe, hạ nhiệt giải độc, còn có thể cải thiện trí thông minh của đứa trẻ. Vì vậy, mẹ của Hào Hào đi bắt rất nhiều con nòng nọc để cho con trai ăn. Lúc này, Hào Hào không dám ăn, mẹ cậu bé nói dối là con cá nhỏ, chỉ cần nuốt vào bụng là được.
Bác sĩ khi nhìn thấy ký sinh trùng dài thì đã rất sốc (Ảnh minh họa).
Nhưng mẹ cậu bé đâu có ngờ làm như vậy khiến con trai mình bị nhiễm bệnh. Bác sĩ vô cùng tức giận nói với mẹ của Hào Hào: Ăn nòng nọc sống không những không trị được bệnh, còn có thể dẫn đến nhiễm ký sinh trùng, gây nguy hiểm đến sức khỏe của đứa trẻ. Trong con nòng nọc có có một loại ký sinh trùng được gọi là sán dây. Loại ký sinh trùng này có thể từ máu đi vào các cơ quan khác trong cơ thể, gây tổn thương các cơ quan, thậm chí còn gây tổn hại đến chức năng của não.
Bác sĩ khuyên cha mẹ, nếu đứa trẻ bị bệnh nhất định phải đến bệnh viện, không nên tin tưởng vào các phương thuốc dân gian, bằng không sẽ gây nguy hiểm rất lớn.
3 quan niệm sai lầm trong chế độ ăn uống của trẻ
Đối với chế độ ăn uống của trẻ cũng vậy, trong đó cố gắng tránh 3 quan niệm sai lầm sau:
Thứ nhất: Dùng các loại đồ uống giải khát để thay thế nước lọc
Mùa hè đến, cha mẹ luôn chuẩn bị các loại đồ uống giải khát ở trong nhà, bởi đây là những thức uống trẻ rất thích, và thường sử dụng các loại đồ uống này để thay thế nước lọc. Khi các loại đồ uống đi vào cơ thể quá nhiều sẽ xuất hiện tình trạng béo phì hoặc dinh dưỡng không đủ. Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước trắng đun sôi để nguội, bởi vì nước trắng mới là an toàn và có dinh dưỡng nhất.
Thứ 2: Bữa sáng chỉ ăn trứng gà và sữa
Cấu trúc bữa sáng chỉ có trứng và sữa là bất hợp lý, không đảm bảo nguồn dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện (Ảnh minh họa).
Rất nhiều người cho rằng trứng gà và sữa là nguồn dinh dưỡng tốt nhất. Thực chất cấu trúc bữa ăn sáng kiểu này lại là bất hợp lý, nguồn dinh dưỡng tốt nhất vào buổi sáng là kết hợp giữa các loại thực phẩm từ động vật và thực vật, các sản phẩm sữa và rau củ quả, như vậy mới bảo đảm được nguồn dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện.
Thứ 3: Cho trẻ ăn hoa quả trái mùa
Cha mẹ thường bổ sung vitamin cho trẻ bằng cách ăn các loại hoa quả, đây là một điều tốt, nhưng cha mẹ phải chú ý khi ăn các loại hoa quả trái mùa. Bởi vì hoa quả trái mùa hầu như là đều phải có "tác nhân" như các loại thuốc kích thích giúp chúng phát triển trái mùa hoặc kết trái sớm. Các loại hoa quả này không nên cho trẻ ăn nhiều, nó gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Nguồn: Yangsheng, Shanghai