Điều thú vị về "cô nàng" hCG và chuyện có thai
hCG là một hoóc môn được sản xuất trong quá trình mang thai. Dựa vào chỉ số hCG, bác sĩ có thể chẩn đoán người mẹ đã mang thai chưa, có bất thường về thai kỳ hay không.
1. Nguồn gốc của hCG
HCG là một loại hoóc môn với tên đầy đủ là hoóc môn gonadotropin màng đệm ở người. Đây là loại hoóc môn đặc biệt chỉ xuất hiện khi phụ nữ có thai.
hCG được sản xuất bởi những tế bào hình thành nên nhau thai, có chức năng nuôi dưỡng trứng sau khi trứng đã được thụ tinh và dính vào thành tử cung.
Sự có mặt của hóc môn hCG trong máu và nước tiểu giúp nhận biết sự có thai cũng như một số tình trạng bất thường của thai nghén.
2. Phát hiện hCG như nào?
Nồng độ hCG có thể được phát hiện lần đầu tiên bằng xét nghiệm máu trong vòng 11 ngày sau khi thụ thai và khoảng 12-14 ngày sau thụ thai nếu xét nghiệm bằng nước tiểu. Sau khi được kiểm tra cấp độ, cứ ba ngày một lần, hCG sẽ tăng gấp đôi cho đến khoảng 2 tháng sau khi thụ thai, mực hCG tạm dừng lại và suy giảm dần.
Nếu bạn đang mang thai, mức độ hCG của bạn sẽ được nhiều hơn 25 mIU/ml (kết quả xét nghiệm: dương tính) và nếu bạn không có thai, số lượng sẽ ít hơn 5 mIU/ml (kết quả xét nghiệm: âm tính).
- Biện pháp dùng que thử:
Biện pháp dùng que thử thường được tiến hành tại nhà. Kết quả thông báo bạn có thai hay không sẽ hiện lên sau ít phút. Tuy nhiên, một số trường hợp nhạy cảm, que thử cũng có thể cho kết luận sai.
Nếu bạn cùng que thử thai quá sớm (trước 7 ngày trứng được thụ tinh), hàm lượng hCG trong nước tiểu sẽ cao hơn so với thực tế - báo thai giả. Tình trạng này có thể là do: bạn không có thai nhưng que thử lại báo có thai, bạn thụ thai muộn hơn so với dự đoán (thời gian để dùng que thử chưa đủ).
Ở một số phụ nữ có lượng hCG quá thấp nên cũng ảnh hưởng đến độ chính xác của que thử thai.
- Biện pháp xét nghiệm máu:
Đây là quá trình đo lượng hCG trong máu (không phải qua nước tiểu như dùng que thử thai). Xét nghiệm máu có thể đo được khối lượng tăng nhỏ hoóc môn trong cơ thể. Nhờ đó, nó có khả năng dự đoán mang thai sớm hơn que thử, khoảng 6-8 ngày sau khi thụ thai.
Lượng hCG này tăng lên rất nhanh, cứ ba ngày lại tăng lên gấp đôi và đạt mức cao nhất vào tuần thứ 15-16 của thai kỳ. Sau đó, lượng hCG giảm dần: từ tuần 32 của thai kỳ chỉ còn lại rất ít.
3. Đo nồng độ hCG có ý nghĩa như thế nào?
Nồng độ hóc môn hCG được tính theo đơn vị milli-international units (đơn vị quốc tế) trên mỗi mili-lít (ký hiệu là mIU/ml). Nếu nồng độ hCG thấp hơn 5mIU/ml được xem là âm tính đối với thai kỳ, nếu như nó cho kết quả trên 25mIU/ml thì được xem là dương tính đối với thai kỳ.
Nếu mực hCG thấp: Hàm lượng hCG ở mức thấp, xảy ra một trong số những khả năng sau:
- Mang thai lạc vị.
- Có thể xảy thai hoặc trứng hỏng.
- Tính nhầm tuổi thai.
Nếu mực hCG cao: Hàm lượng hCG ở mức cao, xảy ra một trong số những khả năng sau:
- Song tha / đa thai.
- Tính nhầm tuổi thai.
- Thai trứng.
Thông thường bác sỹ không yêu cầu thai phụ phải kiểm tra nồng độ hCG định kỳ, trừ những trường hợp có các dấu hiệu nghi ngờ thai nghén bất thường như chảy máu âm đạo, đau bụng dưới, co thắt vùng bụng, tử cung, đã từng bị sảy thai… Nếu nồng độ hCG thấp hoặc cao hơn nhiều so với tuổi thai dự tính thì phải kiểm tra lại trong vòng 48-72 giờ để theo dõi sự thay đổi của nó.
4. Những yếu tố nào tác động đến hCG?
Không có tác nhân nào có thể ảnh hưởng đến nồng độ hCG ngoại trừ các loại thuốc có chứa hCG. Những loại thuốc này thường được dùng trong các biện pháp điều trị về khả năng thụ thai và các bác sĩ có thể giải thích với bạn về sự ảnh hưởng của nó đến kết quả xét nghiệm. Những loại thuốc khác như kháng sinh, giảm đau, thuốc tránh thai, và những loại thuốc hormon khác không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm hCG.
5. hCG biến mất khỏi cơ thể như thế nào?
Ở hầu hết phụ nữ, nồng độ hCG có thể quay trở lại ngang bằng mức độ của những người không mang thai trong vòng từ 4 đến 6 tuần sau khi chấm dứt thai kỳ. Nồng độ này có thể khác nhau tùy theo cách mà thai kỳ chấm dứt (như sẩy thai tự nhiên, nạo phá thai, hay sinh nở bình thường) và giá trị của nó vào thời điểm chấm dứt thai kỳ. Các bác sĩ thường sẽ tiếp tục theo dõi nồng độ hCG sau khi thai kỳ chấm dứt để bảo đảm chúng quay trở về mức dưới 5mIU/ml.
HCG là một loại hoóc môn với tên đầy đủ là hoóc môn gonadotropin màng đệm ở người. Đây là loại hoóc môn đặc biệt chỉ xuất hiện khi phụ nữ có thai.
hCG được sản xuất bởi những tế bào hình thành nên nhau thai, có chức năng nuôi dưỡng trứng sau khi trứng đã được thụ tinh và dính vào thành tử cung.
Sự có mặt của hóc môn hCG trong máu và nước tiểu giúp nhận biết sự có thai cũng như một số tình trạng bất thường của thai nghén.
2. Phát hiện hCG như nào?
Nồng độ hCG có thể được phát hiện lần đầu tiên bằng xét nghiệm máu trong vòng 11 ngày sau khi thụ thai và khoảng 12-14 ngày sau thụ thai nếu xét nghiệm bằng nước tiểu. Sau khi được kiểm tra cấp độ, cứ ba ngày một lần, hCG sẽ tăng gấp đôi cho đến khoảng 2 tháng sau khi thụ thai, mực hCG tạm dừng lại và suy giảm dần.
Nếu bạn đang mang thai, mức độ hCG của bạn sẽ được nhiều hơn 25 mIU/ml (kết quả xét nghiệm: dương tính) và nếu bạn không có thai, số lượng sẽ ít hơn 5 mIU/ml (kết quả xét nghiệm: âm tính).
- Biện pháp dùng que thử:
Biện pháp dùng que thử thường được tiến hành tại nhà. Kết quả thông báo bạn có thai hay không sẽ hiện lên sau ít phút. Tuy nhiên, một số trường hợp nhạy cảm, que thử cũng có thể cho kết luận sai.
Nếu bạn cùng que thử thai quá sớm (trước 7 ngày trứng được thụ tinh), hàm lượng hCG trong nước tiểu sẽ cao hơn so với thực tế - báo thai giả. Tình trạng này có thể là do: bạn không có thai nhưng que thử lại báo có thai, bạn thụ thai muộn hơn so với dự đoán (thời gian để dùng que thử chưa đủ).
Ở một số phụ nữ có lượng hCG quá thấp nên cũng ảnh hưởng đến độ chính xác của que thử thai.
- Biện pháp xét nghiệm máu:
Đây là quá trình đo lượng hCG trong máu (không phải qua nước tiểu như dùng que thử thai). Xét nghiệm máu có thể đo được khối lượng tăng nhỏ hoóc môn trong cơ thể. Nhờ đó, nó có khả năng dự đoán mang thai sớm hơn que thử, khoảng 6-8 ngày sau khi thụ thai.
Lượng hCG này tăng lên rất nhanh, cứ ba ngày lại tăng lên gấp đôi và đạt mức cao nhất vào tuần thứ 15-16 của thai kỳ. Sau đó, lượng hCG giảm dần: từ tuần 32 của thai kỳ chỉ còn lại rất ít.
3. Đo nồng độ hCG có ý nghĩa như thế nào?
Nồng độ hóc môn hCG được tính theo đơn vị milli-international units (đơn vị quốc tế) trên mỗi mili-lít (ký hiệu là mIU/ml). Nếu nồng độ hCG thấp hơn 5mIU/ml được xem là âm tính đối với thai kỳ, nếu như nó cho kết quả trên 25mIU/ml thì được xem là dương tính đối với thai kỳ.
Nếu mực hCG thấp: Hàm lượng hCG ở mức thấp, xảy ra một trong số những khả năng sau:
- Mang thai lạc vị.
- Có thể xảy thai hoặc trứng hỏng.
- Tính nhầm tuổi thai.
Nếu mực hCG cao: Hàm lượng hCG ở mức cao, xảy ra một trong số những khả năng sau:
- Song tha / đa thai.
- Tính nhầm tuổi thai.
- Thai trứng.
Thông thường bác sỹ không yêu cầu thai phụ phải kiểm tra nồng độ hCG định kỳ, trừ những trường hợp có các dấu hiệu nghi ngờ thai nghén bất thường như chảy máu âm đạo, đau bụng dưới, co thắt vùng bụng, tử cung, đã từng bị sảy thai… Nếu nồng độ hCG thấp hoặc cao hơn nhiều so với tuổi thai dự tính thì phải kiểm tra lại trong vòng 48-72 giờ để theo dõi sự thay đổi của nó.
4. Những yếu tố nào tác động đến hCG?
Không có tác nhân nào có thể ảnh hưởng đến nồng độ hCG ngoại trừ các loại thuốc có chứa hCG. Những loại thuốc này thường được dùng trong các biện pháp điều trị về khả năng thụ thai và các bác sĩ có thể giải thích với bạn về sự ảnh hưởng của nó đến kết quả xét nghiệm. Những loại thuốc khác như kháng sinh, giảm đau, thuốc tránh thai, và những loại thuốc hormon khác không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm hCG.
5. hCG biến mất khỏi cơ thể như thế nào?
Ở hầu hết phụ nữ, nồng độ hCG có thể quay trở lại ngang bằng mức độ của những người không mang thai trong vòng từ 4 đến 6 tuần sau khi chấm dứt thai kỳ. Nồng độ này có thể khác nhau tùy theo cách mà thai kỳ chấm dứt (như sẩy thai tự nhiên, nạo phá thai, hay sinh nở bình thường) và giá trị của nó vào thời điểm chấm dứt thai kỳ. Các bác sĩ thường sẽ tiếp tục theo dõi nồng độ hCG sau khi thai kỳ chấm dứt để bảo đảm chúng quay trở về mức dưới 5mIU/ml.
Khi bạn có thai, không chỉ hoóc môn hCG thay đổi mà hàng loạt những hoóc môn khác cũng có xu hướng không chịu đứng yên.