Đây là lý do khiến nhiều trẻ em Việt ăn mãi không tăng cân
Không cho con ăn dầu mỡ vì sợ cung cấp nhiều chất béo sẽ không tốt cho sức khỏe của trẻ, song chính điều này lại là nguyên nhân khiến trẻ tăng cân chậm.
Khoảng 60% não của bé được cấu thành từ chất béo. Chất béo thuộc nhóm chất chính trong nguồn dinh dưỡng cho bé, có vai trò cần thiết với cơ thể và là nguồn sinh năng lượng quan trọng. Đặc biệt chất béo giúp cho sự phát triển sớm về trí tuệ và thể lực của trẻ.
Sợ con ăn nhiều đồ ăn có chứa dầu, mỡ có thể dẫn tới nhiều bệnh nguy hiểm, một số gia đình đã kiểm soát chặt chẽ, thậm chí không cho con ăn các món liên quan đến dầu, mỡ như chiên, xào. Liệu đây có phải lựa chọn tốt nhất cho trẻ? Cùng nghe giải thích của chuyên gia dinh dưỡng về vấn đề này và những ảnh hưởng có thể xảy ra đối với sức khỏe, sự phát triển của trẻ nếu như không ăn dầu mỡ nhé.
Dầu mỡ là nguồn cung cấp năng lượng chính cho trẻ
Ngoài việc giúp trẻ tăng trưởng, dầu mỡ còn giúp cho trẻ hấp thu được vitamin tan trong dầu mỡ là vitamin A, D, K va E. (Nguồn: VTV)
Theo TS. BS Phạm Thị Thúy Hòa – Viện Dinh dưỡng ứng dụng: “Dầu mỡ chính là một trong những chất dinh dưỡng giúp cho trẻ tăng trưởng tốt, phát triển tốt về trí tuệ, phát triển cơ bắp, phát triển các hoạt động của cơ thể. Ngoài việc tăng trưởng, dầu mỡ còn giúp cho trẻ hấp thu được vitamin tan trong dầu mỡ là vitamin A, vitamin D, K va E”.
Thiếu dầu, mỡ sẽ khiến trẻ chậm tăng cân, kém phát triển
Ăn thiếu chất béo là một trong những nguyên nhân bé chậm tăng cân do thiếu năng lượng. Mặt khác, chế độ ăn thiếu dầu - mỡ trẻ không hấp thu được các loại vitamin A, D, K, E... dẫn đến còi xương, chậm lớn, suy giảm miễn dịch hay ốm đau. Các thiếu hụt về chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày ảnh hưởng đến chức phận nhiều cơ quan, đặc biệt là cơ quan thần kinh.
Dầu mỡ không thể thiếu trong bữa ăn của trẻ
Từ 6 tháng trẻ bắt đầu ăn dặm, lượng chất béo trong khẩu phần ăn phải chiếm một nửa. Với trẻ dưới 1 tuổi, năng lượng do chất béo cung cấp phải trên 40%.
Khi trẻ 1-3 tuổi tuổi, năng lượng cho chất béo có thể giảm một chút nhưng vẫn phải chếm 1/3 khẩu phần ăn của trẻ.
Theo TS. BS Phạm Thị Thúy Hòa: “Nếu trẻ không có dầu mỡ, trẻ sẽ bị thiếu năng lượng. 1gr mỡ cho 9kcalo, 1gr thịt (đạm) chỉ cho 4kilo calo. Nếu trẻ ăn nhiều dầu mỡ hơn, lượng ăn ít nhưng năng lượng thì nhiều giúp cho dạ dày đang bé của trẻ được tinh chất cao hơn. Dạ dày còn đang nhỏ nhưng có tinh chất cao thì mới triển được tốt”.
Từ 6 tháng trẻ bắt đầu ăn dặm, lượng chất béo trong khẩu phần ăn phải chiếm một nửa. Với trẻ dưới 1 tuổi, năng lượng do chất béo cung cấp phải trên 40%.
Khi trẻ 1-3 tuổi tuổi, năng lượng cho chất béo có thể giảm một chút nhưng vẫn phải chếm 1/3 khẩu phần ăn của trẻ.
Theo TS. BS Phạm Thị Thúy Hòa: “Nếu trẻ không có dầu mỡ, trẻ sẽ bị thiếu năng lượng. 1gr mỡ cho 9kcalo, 1gr thịt (đạm) chỉ cho 4kilo calo. Nếu trẻ ăn nhiều dầu mỡ hơn, lượng ăn ít nhưng năng lượng thì nhiều giúp cho dạ dày đang bé của trẻ được tinh chất cao hơn. Dạ dày còn đang nhỏ nhưng có tinh chất cao thì mới triển được tốt”.
Trẻ cần được ăn đủ dầu, mỡ trong mỗi bữa ăn.
Trẻ nên ăn dầu mỡ như thế nào là hợp lý:
Theo các chuyên gia dinh dưỡng:
- Với trẻ mới bắt đầu ăn dặm cần ăn 2- 2.5ml dầu mỡ/bữa.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng:
- Với trẻ mới bắt đầu ăn dặm cần ăn 2- 2.5ml dầu mỡ/bữa.
- Với trẻ 1-2 tuổi cần 7-10ml dầu mỡ/bữa.
- Với trẻ lớn hơn 2 tuổi cần 10ml dầu mỡ/bữa.
- Với trẻ lớn hơn 2 tuổi cần 10ml dầu mỡ/bữa.
Một số lưu ý cho mẹ khi sử dụng dầu, mỡ trong bữa ăn của trẻ:
- Nên cho trẻ ăn từ ít đến nhiều để làm quen và ngưng sử dụng hoặc giảm lượng khi thấy trẻ bị tiêu chảy sau khi ăn.
- Chọn các loại dầu mỡ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
- Dầu ăn dùng cho chiên xào thì cho vào trước khi nấu. Dầu không ghi chiên, xào trên nhãn thì cho vào trộn sau khi nấu xong.
- Dầu mỡ sau khi chiên rán không nên sử dụng lại. Dầu mỡ khi đã qua chế biến vừa mất đi nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng vừa dễ bị nhiễm khuẩn.
- Bảo quản dầu mỡ nơi khô thoáng, tránh ánh sáng trực tiếp và luôn đậy kín chai sau khi sử dụng.
- Bảo quản dầu mỡ nơi khô thoáng, tránh ánh sáng trực tiếp và luôn đậy kín chai sau khi sử dụng.
- Để cân bằng dinh dưỡng, nên cho bé dùng dầu tinh luyện hay dầu salad, và cho vào bột cháo khi đã nấu chín, nhưng phải khuấy thật kỹ để dầu trộn lẫn vào bột cháo, sẽ không ngán khi ăn, thậm chí còn giúp “bôi trơn”, giúp bé dễ nuốt.
- Để tránh hiện tượng thiếu hay thừa dưỡng chất, mẹ không nên cho bé ăn một loại nào kéo dài, mà nên ăn nhiều loại dầu, vừa đủ dưỡng chất, vừa giúp bé yêu của bạn ăn ngon miệng hơn.
- Hạn chế cho bé ăn các loại thức ăn rán (hoặc quay) bán sẵn ngoài hàng hay ngoài vỉa hè, không đảm bảo vệ sinh và dĩ nhiên sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa vốn còn non nớt của bé.
- Để tránh hiện tượng thiếu hay thừa dưỡng chất, mẹ không nên cho bé ăn một loại nào kéo dài, mà nên ăn nhiều loại dầu, vừa đủ dưỡng chất, vừa giúp bé yêu của bạn ăn ngon miệng hơn.
- Hạn chế cho bé ăn các loại thức ăn rán (hoặc quay) bán sẵn ngoài hàng hay ngoài vỉa hè, không đảm bảo vệ sinh và dĩ nhiên sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa vốn còn non nớt của bé.
(Nguồn: Tổng hợp)