Dạy con theo kiểu đại bàng - 5 bài học đúc kết từ loài chim hùng mạnh nhất bầu trời cùng cách huấn luyện hà khắc

San San,
Chia sẻ

Đằng sau sự thành công của loài chim hùng mạnh nhất của bầu trời không ở cách huấn luyện hà khắc của nó, mà là cách chúng chăm sóc cho gia đình và mong muốn sự tự do và mạnh mẽ ở đứa trẻ. Vậy, bài học thực sự chúng ta có thể học được từ loài đại bàng này là gì?

Gần đây, chúng ta thường nghe nói về cách nuôi con theo kiểu đại bàng - thông qua sự nghiêm khắc và đặt trẻ đến sự giới hạn để bộc lộ sức mạnh bên trong của mỗi đứa trẻ. Để làm được điều này thật sự không phải là điều dễ dàng đối với những người làm cha làm mẹ. Vậy chúng ta nên hiểu và áp dụng như thế nào cho đúng?

Đây là cách nuôi con mô phỏng trên việc nuôi con của loài đại bàng. Đại bàng là một loài có sự chăm chút cho việc xây dựng tổ ấm của mình từ việc dành thời gian rất lâu xây dựng tổ đến việc chăm con cùng nhau và dạy con trở thành vua của bầu trời. Đại bàng là loài chim duy nhất bay vượt cao hơn các đám mây trong lúc mưa bão. Khi đáp ứng với thử thách và khó khăn, nó chọn cách mạnh mẽ đối mặt.

Trong dạy con, cả đại bàng bố và đại bàng mẹ luôn dành thời gian nuôi và dạy dỗ con. Từ nhỏ đại bàng con được cha mẹ huấn luyện vượt qua sợ hãi và làm chủ nó bằng cách thả bay ở độ cao chót vót.

Điều này có thể làm nhiều cha mẹ mong muốn dạy con theo cách đại bàng để con mạnh mẽ và sớm tự lập từ nhỏ. Nhiều cha mẹ rất nghiêm khắc, bắt trẻ phải cố gắng học thêm ngày đêm, làm xong bài toán khó mới được đi ngủ...

Tuy nhiên, đằng sau sự thành công của loài chim hùng mạnh nhất của bầu trời không ở cách huấn luyện hà khắc của nó, mà là cách chúng chăm sóc cho gia đình và mong muốn sự tự do và mạnh mẽ ở đứa trẻ. Vậy, bài học thực sự chúng ta có thể học được từ loài đại bàng này là gì?

Dạy con theo kiểu đại bàng - 5 bài học đúc kết từ loài chim hùng mạnh nhất bầu trời cùng cách huấn luyện hà khắc - Ảnh 1.

Loài chim đại bàng. Ảnh: Internet.

1. Là cha mẹ, chúng ta phải biết rằng việc gắn bó tình cảm với con cái là tốt, nhưng không được khiến chúng trở nên ỷ lại và vô trách nhiệm trong cuộc sống. Các bậc cha mẹ ngày nay đáp ứng mọi mong muốn của con cái họ theo yêu cầu tức thì và không bao giờ giải thích giá trị thực sự của mọi thứ trong cuộc sống. Nó khiến đứa trẻ trở nên khập khiễng và lười biếng đến nỗi chúng không bao giờ muốn mạo hiểm thêm nữa trong cuộc sống.

Nếu cha mẹ bắt đầu rèn luyện cho con khi trẻ ở độ tuổi thiếu niên thì đã muộn. Họ phải huấn luyện khi đứa trẻ bắt đầu phát triển sự hiểu biết về thế giới. Độ tuổi sớm và quan trọng là trước 6 tuổi. Đừng đưa cho chúng thiết bị di động, tivi, trò chơi điện tử hoặc bất kỳ thứ gì khác có thể mang lại cho chúng sự thoải mái ảo tưởng của cuộc sống, mà hãy cho các con trải nghiệm chính xác điều mà cuộc sống đang diễn ra. Ví dụ, chơi cùng bạn bè, chơi với nước,... Dù đang chơi bất chợt có cơn mưa phùn cũng không thể làm con bạn bệnh được. Đừng lúc nào cũng phải "lại đây với mẹ, mẹ lau mặt cho".

2. Cố gắng dạy chúng cách tự giải quyết vấn đề, dù sẽ rất khó với trẻ và trẻ có thể chưa quen ở giai đoạn đầu. Nước mắt và mệt mỏi là trải nghiệm ai cũng phải có khi cần nỗ lực. Đôi khi đưa ra một ngón tay để trẻ hiểu rằng bạn luôn bên trẻ sẽ tốt hơn là đưa cả bàn tay để bảo vệ trẻ. Yêu thương đùm bọc quá mức có thể làm trẻ ỷ lại.

Dạy con theo kiểu đại bàng - 5 bài học đúc kết từ loài chim hùng mạnh nhất bầu trời cùng cách huấn luyện hà khắc - Ảnh 2.

Dựa vào tính cách của con, hãy quan sát và đưa ra phương pháp dạy phù hợp nhất. Ảnh minh họa.

3. Dạy trẻ quý trọng thứ gì đó, thay vì chỉ định giá của nó. Giá trị của một vật không nằm ở mặt tiền bạc mà là ở cách nó được sử dụng như thế nào. Cũng như việc nếu con hiểu được bản thân có vai trò quan trọng ra sao thì bé sẽ luôn nỗ lực và cố gắng trong mọi việc. 

4. Bản thân mỗi người cha người mẹ nên có suy nghĩ về sự chăm chút cho tổ ấm của mình. Như loài đại bàng, chúng dành nhiều thời gian xây dựng tổ, tìm bạn và chăm con cùng nhau. Bên ngoài là cha mẹ nghiêm khắc, nhưng chúng có sự quan tâm và yêu thương con của mình. Tình yêu là được hiểu thông qua hành động chứ không chỉ lời nói. Nếu chỉ nói lời yêu thương, nhưng luôn thất hứa mỗi khi chơi cùng con, không có thời gian cùng trẻ chơi 1 trò chơi hay đi dạo cuối tuần thì tình yêu đó không được tính.

5. Mỗi người cha, người mẹ đều mong muốn con cái sống tự lập và tự tin khi lớn. Nhưng, làm gì đi đâu cha mẹ cũng soạn một "giáo án" sẵn cho trẻ. Thực ra đó là điều cha mẹ mong muốn, chứ không phải là điều trẻ thực sự mong muốn. Văn hóa Á Đông thường cho trẻ là con cưng trong nhà, nội ngoại hai bên đều chú ý dòm ngó, sai 1 tí là sửa, là không vui. 

Chúng ta nên trao lại quyền quyết định cho trẻ sớm khi trẻ còn nhỏ, ngay cả khi trẻ đòi vòi vĩnh quà bánh. Tại sao bạn phải khổ nhọc la mắng để trẻ không mua quà bánh, và cuối cùng vì là "con cưng" bạn vẫn chiều mua cho con. Cách hay hơn là để trẻ chọn 1 thứ để mua như "con có 2 phút để chọn 1 thứ để mua trong 3 món này, nếu không chúng ta ra về mà không có gì, mẹ bấm giờ" và trẻ sẽ chọn tốt hơn bạn vì khi đó trẻ bắt đầu đánh giá và cân nhắc để lựa chọn.

Vài nét về tác giả:

Bác sĩ dinh dưỡng Anh Nguyễn là chuyên gia tư vấn về y học bộ gen, hiện là Ủy Viên Cấp Cao tại Hiệp Hội Dinh Dưỡng và Y Học Lối Sống Vương Quốc Anh (BANT) kiêm Phó Tổng Biên Tập tạp chí Harvard Public Health Review tại Đại học Harvard.

Chia sẻ