Cuộc "vượt cạn" đầy ngoạn mục của bà mẹ sinh thường ngôi thai ngược

Lưu Ly,
Chia sẻ

Những hình ảnh cho thấy khoảnh khắc kỳ diệu trong ca sinh thường ngôi thai ngược hiếm thấy.

Theo quy luật thông thường, khi sinh, phần đầu của bé sẽ ra trước. Tuy nhiên, trong một số trường hợp phần chân và đầu gối lại ra trước, đây được gọi là ngôi thai ngược.

Chỉ có khoảng 3% - 6% thai nhi có ngôi ngược khi đến ngày sinh. Thông thường, suốt thời gian mang thai, phần lớn thời gian bé sẽ hướng mông mình về phía tử cung của mẹ. Tới tuần thai thứ 28, theo một quy trình tự nhiên, bé chuyển dần đầu chúc xuống dưới để có thể dễ dàng ra ngoài. Do đó, những trường hợp mẹ bầu sinh thai ngược là không phổ biến. Nếu đến ngày sinh thai nhi vẫn ngược thì mẹ bầu sẽ được chỉ định đẻ mổ.

Tuy nhiên, việc sinh ngược hay sinh mổ đều tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Do đó, việc chọn lựa của người mẹ sẽ rất quan trọng.

Karyn Loftesness, bà mẹ của 4 đứa con, là một nhiếp ảnh gia chuyên ghi lại những khoảnh khắc kỳ diệu của các ca sinh nở. Hầu hết các bức ảnh của Karyn đều mang tính giáo dục cao và truyền đạt được thông điệp mạnh mẽ về sự dũng cảm của các bà mẹ trong những lần vượt cạn.
 
Mẹ Raychel đã có cú "vượt cạn" vô cùng can đảm vì ngôi thai ngược.
 
Năm ngoái, Karyn đã rất may mắn khi lần đầu tiên được chứng kiến ca sinh ngược của mẹ con bé Silas. Mặc dù đây chỉ là những bức ảnh thông thường nhưng Karyn chia sẻ trên trang web cá nhân của mình rằng: “Chúng tôi cảm thấy những bức ảnh này thực sự cần được chia sẻ rộng rãi để mọi người có thể nhận thức được rằng sinh ngược hoàn toàn giống như một ca sinh nở bình thường về mức độ an toàn nếu người đỡ đẻ có kỹ năng, hiểu biết và kinh nghiệm”.

"Raychel, mẹ của bé Silas, có ý định sinh bé ở nhà và đã lên một kế hoạch chi tiết cho việc này. Nhưng chuyện không may đã xảy ra khi chỉ 4 ngày trước khi sinh, cô phát hiện ra rằng cô mang thai ngôi ngược. Mặc dù tại một bệnh viện ở Portland đã có chương trình cụ thể dành cho các ca sinh ngược, nhưng Raychel không còn có đủ thời gian để có thể thay đổi quyết định của mình”, Karyn giải thích thêm.
 
Cận cảnh quá trình sinh ngược cực nguy hiểm của mẹ con Raychel:
 
Sinh thường ngôi thai ngược
Đầu tiên là phần mông cậu bé Silas ra trước.
 
Sinh thường ngôi thai ngược
Sau đó là đôi chân và thân mình.
 
Sinh thường ngôi thai ngược
Mẹ Raychel đã phải chịu rất nhiều đau đớn trong quá trình sinh con như vậy.
 
Sinh thường ngôi thai ngược
Nhưng cả hai mẹ con đã dũng cảm vượt qua thử thách gian nan.

Sinh thường ngôi ngược

Sinh thường ngôi ngược

Sinh thường ngôi thai ngược
Khoảnh khắc toàn bộ cơ thể của bé Silas đã ra ngoài an toàn.

Sinh thường
 
Sinh thường ngôi thai ngược

Sinh thường ngôi thai ngược
Silas ra đời trong sự ngạc nhiên của tất cả mọi người, cậu bé nặng hơn 4kg.
 
Sở dĩ Raychel chọn giải pháp sinh ở nhà vì cô không muốn thời khắc quan trọng của cô và bé Silas bị kẹt hàng giờ đồng hồ trong đám đông ùn tắc trên đường cao tốc.
 
Và thật may mắn, nữ hộ sinh đỡ đẻ cho Raychel là người rất lành nghề và có nhiều kinh nghiệm trong các ca sinh nở ngôi thai ngược. Do đó, cô không phải bận tâm lắm về kế hoạch sinh con tại nhà của mình.

“Những cơn đau đẻ xuất hiện mỗi lúc một dày hơn và cuối cùng thời khắc quan trọng đã đến. Cậu bé ra khá sớm, chúng tôi có thể nhìn thấy mông của nó. Thật không thể tin nổi là tôi có thể được chứng kiến ca sinh nở này”, Karyn kể lại.

“Đầu tiên là mông, sau đó là hai chân, rồi tiếp theo là thân mình, hai khuỷu tay, đến hai bàn tay xuất hiện và cuối cùng là đầu của Silas”, cô nói đầy cảm xúc.

Ngay sau khi Silas được sinh ra, nữ hộ sinh đã giúp Rachel cắt dây rốn, lau chùi cho cậu bé và đưa cho Rachel chăm sóc.

Silas đã ra đời trong sự ngạc nhiên của tất cả mọi người, cậu bé nặng hơn 4kg, khá ấn tượng với chúng tôi”, nữ nhiếp ảnh nói thêm. Rachel và Silas là những chiến binh dũng cảm và cả gia đình cô cũng vậy.

(Nguồn: Mirror, Huff)
Chia sẻ