Con gái bị ung thư phổi giai đoạn cuối, bác sĩ chỉ ra nguyên nhân chủ quan này của người bố, nhiều gia đình cũng thường mắc phải

PHAN HIỀN,
Chia sẻ

Có những thói quen của người lớn vô tình gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ, bố mẹ sớm nhận ra có thể bảo vệ được tính mạng của con mình.

Truyền thông Trung Quốc đưa tin, một bé gái 8 tuổi sống ở Tế Ninh, tỉnh Sơn Đông đột nhiên xuất hiện triệu chứng ho khan, tức ngực, khó thở, khạc đờm có lẫn máu. Ban đầu, gia đình không quá quan tâm nhưng tình trạng dần trở nên nghiêm trọng trong suốt 1 tháng mới vội vã đưa cô bé đi khám.

Sau khi kiểm tra, bác sĩ tại Bệnh viện Sơn Đông cho biết, bé gái bị ung thư phổi giai đoạn cuối, có khối u trong phổi, đang di căn xung quanh, không còn hy vọng cứu chữa.

Con gái 8 tuổi bị ung thư phổi giai đoạn cuối, bác sĩ chỉ ra nguyên nhân chủ quan này của người bố, nhiều gia đình cũng thường mắc phải - Ảnh 1.

Bé gái 8 tuổi nhưng không may mắc ung thư phổi giai đoạn cuối.

Cả gia đình nghe tin này như sét đánh ngang tai, họ thắc mắc tại sao cô bé chỉ mới 8 tuổi lại có thể mắc ung thư phổi giai đoạn cuối.

Qua tìm hiểu thói quen sống của các thành viên trong gia đình, bác sĩ nhận thấy rằng, người bố có tiền sử hút thuốc lá hơn chục năm. Mỗi ngày ông hút tận 2 bao, thậm chí trong thời gian vợ mang thai cũng không hạn chế bớt. Sau khi con gái chào đời, ông chưa bao giờ nghĩ tới chuyện khói thuốc lá do mình thải ra ảnh hưởng tới con gái.

Lúc này, bác sĩ càng chắc chắn hơn về nguyên nhân gây bệnh của cô bé, đó chính là do hít phải khói thuốc lá quá nhiều trong thời gian dài. Tình trạng "hút thuốc lá thụ động" này không quá xa lạ nhưng với một số gia đình họ dường như không mấy quan tâm.

Con gái 8 tuổi bị ung thư phổi giai đoạn cuối, bác sĩ chỉ ra nguyên nhân chủ quan này của người bố, nhiều gia đình cũng thường mắc phải - Ảnh 2.

Người bố gục khóc cầu xin bác sĩ cứu giúp nhưng đã quá muộn.

Nghe như vậy, người bố liền suy sụp tinh thần, khóc lóc hối hận. Ông cầu xin bác sĩ cứu giúp con gái nhưng tất cả đã quá muộn.

Khói thuốc lá nguy hiểm với trẻ em như thế nào?

Trong khói thuốc lá có chứa hơn 7.000 chất hóa học, hơn 250 chất độc hại khác nhau và ít nhất 70 chất gây ung thư. So với người lớn, trẻ em khi hít phải khói thuốc lá dễ bị bệnh hơn. Điều này là do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, những chất độc hại có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, miệng, da… làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, mạch máu não, viêm tai giữa, chậm phát triển trí tuệ và ung thư.

Đối với người lớn, nếu tiếp xúc lâu dài với khói thuốc lá sẽ làm tăng khả năng mắc ung thư phổi. Còn đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khói thuốc lá thụ động càng nguy hại hơn. Điều này do 2 nguyên nhân chính:

Thứ 1: Hầu hết trẻ em đều thích sờ, lăn, nằm trên sàn, thảm, ghế sofa… chúng dễ dàng tiếp cận với khói thuốc lá hoặc tàn thuốc vương vãi trong đồ đạc. Đặc biệt, trẻ nhỏ ngày nào cũng bò, tay chân chạm vào đồ vật có tiếp xúc với thuốc lá, điều này tương đương với việc chúng ăn trực tiếp các chất độc hại vào cơ thể.

Thứ 2: Trẻ em thở nhanh hơn người lớn nên hít nhiều chất độc hại vào cơ thể hơn. Ngoài ra, hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, cùng một mức độ nhưng các chất độc hại sẽ gây hại cho trẻ nhiều hơn so với người lớn.

Con gái 8 tuổi bị ung thư phổi giai đoạn cuối, bác sĩ chỉ ra nguyên nhân chủ quan này của người bố, nhiều gia đình cũng thường mắc phải - Ảnh 3.

Khói thuốc lá cực kỳ nguy hiểm với trẻ em.

Việc tiếp xúc lâu dài với các chất độc hại trong khói thuốc lá không chỉ làm tăng khả năng bị viêm phế quản cấp, hen suyễn, các bệnh về đường hô hấp mà còn có thể gây ra các khối u ác tính ở trẻ em. Hơn nữa, nó có thể khiến trẻ bị khiếm khuyết về nhận thức, suy giảm thính giác, khả năng tập trung kém và nhiều triệu chứng khác.

Bác sĩ Trần Giang Hải ở Bệnh viện Đại học Y Liên hiệp Vũ Hán từng tiếp nhận trường hợp một cặp sơ sinh bị dị tật ngón tay. Qua các xét nghiệm, bác sĩ nhận thấy dị tật này có liên quan tới việc bố của 2 đứa trẻ thường xuyên hút thuốc lá trong thời gian dài.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng tuyên bố: "Nếu một người hút thuốc lá và một người không hút thuốc lá ở chung trong một căn phòng suốt 1 tiếng, điều này tương đương với việc hút 1 điếu thuốc lá".

Nếu là người yêu thương con cái và quan tâm tới sức khỏe của mọi người xung quanh, bạn cần chú ý những điều sau:

- Không được hút thuốc lá trước mặt trẻ con.

- Sau khi hút thuốc lá bên ngoài, không được bế trẻ em, cần đi tắm và thay quần áo sạch sẽ trước. Điều này có thể ngăn khói thuốc lá bám vào người trẻ.

- Thường xuyên dọn vệ sinh nhà cửa, mặc dù không thể loại bỏ 100% khói thuốc lá nhưng việc thay ga trải giường, vỏ chăn nệm, bọc ghế sofa, thảm… có thể giảm thiểu đáng kể các chất độc hại.

- Giữ cho không khí trong nhà luôn được trong lành, thông thoáng bằng cách mở cửa sổ hoặc sử dụng máy lọc không khí.

Tuy nhiên, cách tốt nhất vẫn là nên bỏ thuốc lá, nó hoàn toàn không có lợi cho bản thân mà còn gây hại cho người khác.

Nguồn: Sohu, 163

Chia sẻ