Con bạn thường khóc hay cười khi mới ngủ dậy? Nếu thuộc nhóm này, bé có thể sở hữu trí thông minh vượt trội
Trạng thái của bé khi thức dậy không chỉ là chuyện khóc hay cười, mà còn ẩn chứa bí mật về sự phát triển trí não của con.
Trong nhóm chat khu dân cư, một bà mẹ trẻ vừa đăng bài xin lỗi đầy áy náy: “Xin lỗi mọi người, bé nhà mình mỗi lần ngủ dậy hay khóc, chắc làm phiền cả nhà rồi”. Bài đăng còn kèm theo hai biểu tượng cảm xúc rưng rưng nước mắt.
Là một người mẹ, tôi rất đồng cảm với tâm trạng này. Bé nhà tôi cũng có lúc tỉnh dậy khóc lóc, nhất là khi ngủ chưa đủ giấc hay không được vỗ về kịp thời. Nhưng nếu con ngủ đủ, mỗi lần mở mắt thấy mẹ là nụ cười rạng rỡ như ánh nắng, xua tan mọi mệt mỏi trong ngày của tôi.
Tuy nhiên, các mẹ có biết không, trạng thái của bé khi thức dậy không chỉ là chuyện khóc hay cười, mà còn ẩn chứa bí mật về sự phát triển trí não của con.

1. Vì sao cùng ngủ đủ, bé khóc hay cười khác nhau đến thế?
Sự phát triển của vỏ não trước trán – khu vực điều khiển khả năng lập kế hoạch, tập trung và kiểm soát cảm xúc – đóng vai trò quan trọng trong hành vi của bé. Đây được ví như “tổng chỉ huy” của não bộ.
Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, những bé thức dậy không khóc, không quấy thường có vỏ não trước trán phát triển trưởng thành hơn. Ngược lại, nếu hạch hạnh nhân – trung tâm cảm xúc của não – hoạt động quá mạnh, bé dễ cảm thấy bất an khi chuyển từ trạng thái ngủ sang thức, dẫn đến khóc lóc để tìm sự an ủi.
Các chuyên gia hành vi trẻ em cũng cho biết, những bé có thể nhanh chóng chuyển từ ngủ sang trạng thái bình tĩnh, tò mò khám phá thường có kết nối thần kinh hiệu quả hơn. Nếu con bạn thuộc nhóm này, xin chúc mừng! Bé có khả năng tập trung cao hơn, một lợi thế lớn cho việc học tập sau này.
2. Hai dấu hiệu vàng cho thấy bé có tiềm năng thông minh vượt trội
Bạn có biết, nếu bé nhà bạn thức dậy với hai biểu hiện dưới đây, đó là tín hiệu cho thấy não bộ của con đang “phát triển thần tốc”?
Thứ nhất: Không khóc, không quấy, tự chơi một mình
Có những bé thức dậy không hề mè nheo. Con có thể tự mút tay, ngắm quạt trần quay, lật người hay thậm chí “nghiên cứu” hộp khăn giấy cả buổi, đáng yêu vô cùng.

Vì sao điều này cho thấy bé thông minh hơn? Đó là bằng chứng não bộ của bé đang tích hợp thông tin trong lúc ngủ, thể hiện qua:
Khả năng tự khởi động: Bé tự khám phá mà không cần kích thích từ bên ngoài, rèn luyện nội lực.
Tập trung cao độ: Có thể chơi với một món đồ như hòn đá hay quả thông suốt 20 phút, báo hiệu khả năng học tập không bị phân tâm sau này.
Tư duy không gian mạnh mẽ: Biến đồ vật thành các “kịch bản” sáng tạo, thúc đẩy trí tưởng tượng.
Mẹ nên làm gì? Đừng vội bế bé lên khi con đang say sưa chơi một mình. Hành động đó có thể làm gián đoạn “tia sáng tư duy” của bé. Hãy chờ đến khi con chán, vươn tay đòi mẹ, lúc đó hãy tương tác để bảo vệ sự tập trung và tiềm năng trí tuệ của con.

Thứ hai: Bé là “bậc thầy đổi mặt”
Có những bé vừa mở mắt thấy mẹ là mắt đã cong như vầng trăng, cười khanh khách và vươn tay như muốn ôm cả thế giới. Đừng nghĩ đó chỉ là sự đáng yêu ngẫu nhiên! Đây là dấu hiệu của một bộ não giàu cảm xúc và thông minh xã hội.
Những bé này có khả năng kích hoạt “trung tâm niềm vui” của não bộ, nhanh chóng hướng sự chú ý đến những điều tích cực. Bé cười nhiều khi thức dậy thường có độ nhạy cảm xúc cao, giúp con:
Thích nghi tốt: Ít lo âu khi đi mẫu giáo, dễ hòa nhập với môi trường mới.
Cảm xúc ổn định: Đối mặt với khó khăn mà không dễ bị sụp đổ, học tập hiệu quả hơn.
Thấu hiểu người khác: Từ 2 tuổi, bé có thể đưa khăn giấy cho bạn khóc, thể hiện sự đồng cảm.
Mẹ nên làm gì? Đừng vội cho bé bú ngay khi vừa tỉnh dậy. Hãy dành vài phút tương tác, trò chuyện để kích thích khả năng giao tiếp và tự biểu đạt của con. Điều này còn giúp bé tránh bú trong trạng thái mơ màng, giảm nguy cơ nôn trớ.
3. Ba cách đánh thức trí não của bé, thu hẹp khoảng cách phát triển
1. Đánh thức bé nhẹ nhàng
Đừng gọi bé dậy bằng cách lay mạnh hay bật đèn sáng. Hãy thử gọi tên con thật dịu dàng, hát một bài ru hoặc để mùi hương dễ chịu lan tỏa. Cách đánh thức nhẹ nhàng giúp bé chuyển trạng thái êm ái, không bị giật mình.

2. Chơi trò tìm kho báu
Hãy cùng bé chơi trò giấu đồ: giấu món đồ chơi yêu thích để bé tìm, hoặc khuyến khích bé tự giấu đồ. Những trò này không chỉ vui mà còn giúp bé rèn luyện khả năng định hướng không gian, một lợi thế lớn cho môn hình học sau này.
3. Tăng cường cảm giác an toàn
Dù ở độ tuổi nào, ai cũng cần cảm giác an toàn, và với bé, đó là những cái ôm, vỗ về, tiếp xúc cơ thể hay lời khích lệ từ mẹ. Cho con bú sữa mẹ, ôm con thật chặt, hoặc đơn giản là mỉm cười khi con thức dậy - tất cả đều là “liều thuốc” nuôi dưỡng trí não và tâm hồn bé.
Bé thông minh bắt đầu từ mỗi giấc ngủ
Giai đoạn 0-3 tuổi là thời kỳ vàng cho sự phát triển não bộ của bé. Một đứa trẻ thức dậy khóc lóc hay tự vui chơi một mình, sự khác biệt trong phát triển trí não đã âm thầm hình thành từ những khoảnh khắc ấy. Các mẹ ơi, hãy quan sát và đồng hành cùng con từ mỗi lần thức giấc, vì đó chính là khởi đầu cho một hành trình thông minh và rực rỡ của bé yêu!