Clip: Bà mẹ gào khóc, cắn chặt khăn vì đau đớn khi lần đầu cho con bú, thế mới biết có nỗi đau còn đau hơn đau đẻ
Khác xa với tưởng tượng của các mẹ về cảnh cho con bú nhẹ nhàng và đầy hạnh phúc, lần đầu cho con bú mẹ còn phải chịu nỗi đau đớn đến trào nước mắt.
Bà mẹ nào đang mang bầu cũng từng tưởng tượng ra cảnh ôm con yêu trong vòng tay và hạnh phúc nhìn con bú những giọt sữa mát lành. Nhưng chỉ khi sinh con rồi các mẹ mới thấm thía cảnh "đời không như là mơ", nhất là trong chuyện cho con bú.
Một clip mới đây ghi lại cảnh lần đầu cho con bú đã thu hút 5 triệu người xem bởi những cảm xúc mà bà mẹ này phải trải qua cùng biểu cảm "kinh khủng" của người mẹ.
Bà mẹ đau đớn khi lần đầu cho con bú.
Khác xa với cảm giác nhẹ nhàng ôm con rồi mỉm cưởi vừa nhìn con đầy âu yếm vừa cho con bú, bà mẹ này đã đau đớn đến mức phải cắn chặt một chiếc khăn, vừa gào khóc, vừa cho con bú. Theo thông tin chia sẻ từ đoạn clip, đây là lần đầu tiên bà mẹ nà cho con bú. Những âm thanh bà mẹ này phát ra khiến nhiều người cảm nhận bà mẹ đang phải chịu nỗi đau đớn chẳng kém gì đau đẻ. Nỗi đau đến mức bà mẹ không thể ngồi cho con bú mà vừa bế con vừa nhấp nhổm đứng ngồi không yên. Mặc dù được người nhà ở bên động viên nhưng công cuộc lần đầu cho con bú của bà mẹ vẫn vô cùng khó khăn.
Sau khi xem đoạn clip, nhiều người đã phải vừa bật cười vừa xót xa thay cho bà mẹ. Các mẹ bỉm sữa cùng để lại bình luận: "Lần đầu cho con bú mình cũng đau nhưng không đến mức như vậy", "Thực sự là rất đau. Tôi đã từng muốn bỏ cuộc nhưng rồi mẹ tôi động viên và mọi chuyện dần trở nên dễ dàng hơn khi bé đã bú tốt, tôi thì quen hơn. Dần dần, mỗi lần cho con bú giúp tôi bớt căng thẳng", "Nhìn mà sợ quá, cho con bú đau đớn đến mức này sao?", "Mặc dù đau đớn nhưng không nên khóc quá như thế, cứ kiên nhẫn rồi sữa sẽ về, bé bú tốt và mẹ cũng không còn cảm thấy đau đớn nữa", "Lần đầu sinh con, lần đầu cho con bú, tôi cũng từng nếm trải cảm giác như vậy"....
Một số ý kiến cho rằng biểu cảm của người mẹ trong clip "hơi quá". Thực ra ngưỡng chịu đau ở mỗi người là khác nhau, và khó khăn trong việc lần đầu cho con bú đối với mỗi bà mẹ cũng không giống nhau. Có người chỉ đau một chút, có người gần như phải đánh vật rất nhiều giờ đồng hồ mà con vẫn không hợp tác. Nhưng bà mẹ nào cũng khẳng định lần đầu cho con bú là cảm giác rất đau đớn, khổ sở. Con mới sinh chưa biết ngậm vú mẹ thuần thục, mẹ lần đầu cho con bú cũng chưa biết cách bế con để có tư thế bú thuận lợi nhất, rồi cảm giác lần đầu con ngậm vú mẹ đau rát đến tận tim gan...
Một người mẹ từng chia sẻ cảm giác "muốn chết" khi lần đầu cho con bú: "Trong vài giây đầu tiên khi con bám vào bầu ngực, tôi bất giác cảm thấy dòng sữa chảy ra cuốn theo nỗi lo lắng, buồn bã tồi tệ len lỏi sâu vào tâm trí. Cảm giác ấy dù chỉ tồn tại trong phút chốc nhưng lúc đó tôi đã muốn mình chết đi ngay, thứ cảm xúc đáng sợ mãnh liệt đến nỗi tôi tưởng như đã muốn giết chết con mình".
Đau đớn khi lần đầu cho con bú, nhất là những mẹ lần đầu sinh con, có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Mặc dù bú mút là bản năng của mọi em bé sơ sinh nhưng bản năng ấy không thành thục ngay từ lần đầu tiên. Trong quá trình mẹ và bé làm quen nhau, tư thế bú thế nào cho đúng, làm thế nào để bé ngậm khớp vú mẹ, việc xuống sữa, nứt rát đầu ngực, cương sữa, tắc sữa... tất cả những điều đó khiến người mẹ lần đầu cho con bú vô cùng đau đớn.
Để việc cho con bú thuận lợi, các mẹ nên "bỏ túi" những bí quyết sau:
- Cố gắng cho con bú càng sớm càng tốt sau khi sinh: Không nên chờ đến khi xuống sữa, có sữa mới cho con bú mà mẹ nên cho bé ngậm mút vú mẹ càng sớm càng tốt bởi động tác này sẽ kích thích sự sản xuất oxytoxin - chất kích thích sữa chảy ra, đồng thời giúp co bóp tử cung.
- Bế bé ở vị trí thuận lợi: Nếu mẹ còn đau đớn nhiều sau khi sinh, nên nhờ sự trợ giúp từ người thân, y tá, bác sĩ hoặc sử dụng gối cho bé bú để giúp bé bú đúng tư thế. Tư thế chuẩn là đầu - thân bé làm thành một đường thẳng, bụng áp sát với bụng mẹ, mặt đối diện với núi vú.
- Có thể mát xa, nhẹ nhàng, uống nhiều nước trước khi cho bé bú.
- Nên mặc áo ngực cho bé bú vừa vặn, việc này giúp mẹ bớt đau đớn rất nhiều trong lần đầu cho con bú, tránh tình trạng ngực bị chèn ép gây tắc tia sữa.