Chuyện những "con vẹt" cong môi nói bậy
Nhờ con trai lấy hộ điều khiển tivi, chị Tâm chìa tay đón nhưng cu Bốp nhanh chóng giật lại, cong môi "hoạnh họe" mẹ: "Xin chưa?".
Chị Tâm nhắc: "Sao nói trống không với mẹ thế? Phải bảo mẹ xin con chưa chứ? Vâng, mẹ xin con".
Xong chị Tâm quay sang chồng, trách: “Đấy, con bắt chước y hệt điệu bộ của anh. Anh là tấm gương cho con thế nào thì làm”. Từ nhỏ, chồng chị đã dạy con hễ ai đưa cho cái gì thì phải chìa hai tay xin. Tuy nhiên, vì bố hay nói trống không với con, kèm theo hất hàm và gắt: “Xin chưa?”, cho nên cu Bốp cũng “nhiễm” y bản chính của bố.
Bé Nấm nhà chị Hiền (Thanh Trì, Hà Nội) cũng hay “sao” lời nói và điệu bộ từ bà ngoại do Nấm được bà ngoại chăm từ khi còn nhỏ. Mỗi khi Nấm quên lời chào, bà thường nhắc: “Mồm đâu? Chuột cắp mất mồm rồi à?”. Một lần, hai mẹ con cô bạn của chị Hiền tới nhà chơi. Bé gái nhà cô bạn không chịu chào hỏi dù được người lớn nhắc, lúc ấy, Nấm nhanh nhảu: “Mồm đâu? Chuột cắp rồi à?” khiến chị Hiền phát ngượng bởi vì bé nhà cô bạn hơn Nấm một tuổi, Nấm phải gọi bằng chị chứ không được nói trống không thế.
Còn chị Hoan (Thanh Xuân, Hà Nội) sau một lần xấu hổ vì con ăn nói “hỗn xược” mới tự nhận ra lỗi là ở cả mình. Bé Chít nhà chị rất nghịch, cứ chạy nhảy lung tung. Chẳng hạn, lúc ông bà đang nằm dưới sàn xem tivi, Chít nhảy tung tăng rồi dẫm cả vào chân ông bà. Có khi vì mải chạy, không để ý, Chít đâm sầm vào cánh cửa đến u đầu hoặc đập cả mặt vào cửa tủ lạnh ở bếp. Những lúc như thế, chị Hoan thường một tay chỉ vào con, quát: “Đi đứng thế à? Không có mắt à”.
Một lần, hai mẹ con đi hội chợ đồ giảm giá. Do gian hàng đông người nên Chít bị một cô dẫm phải chân. Chít nhanh miệng quát luôn: “Không có mắt à?” khiến cả mẹ và người khách kia... sững lại. Chị Hoan vừa đỏ mặt, vừa nhắc nhở con rồi nhanh nhẹn kéo con ra chỗ khác.
“Bé nhà mình ghê lắm, chắc do 'hưởng' gen mẹ. Tất nhiên nếu đã thành hỗn láo thì không được rồi. Nhìn con vừa giống mình ở ngoại hình, vừa giống mình ở cách quát người khác mà mình hoảng quá” – chị Hoan kể. Sau chuyện này, chị cực kỳ thận trọng trong lời ăn tiếng nói và điệu bộ cử chỉ để không trở thành bản sao xấu cho con.
Có những người lớn hay chọn cách nói trống không hoặc quát nạt các bé. Chính vì thế, vô tình đã chuyển tải cho bé những ngôn ngữ “xấu” hoặc cách nói khó nghe, điệu bộ khó chịu... Vì chưa đủ nhận thức nên bé dễ áp dụng ngôn ngữ hoặc cử chỉ sai với hoàn cảnh (nói trống không với người lớn, chẳng hạn). Do đó, vai trò của cha mẹ, ông bà là rất quan trọng. Khi con ở tuổi học nói, phụ huynh nên tìm những câu có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ để nói với con. Đó là cách làm mẫu để dạy con tốt nhất. Cũng không nên luôn cáu kỉnh, quát tháo bé vì bé sẽ tiếp thu rất nhanh những hành vi này từ người lớn.
Bé và kỹ năng "con vẹt"
Giai đoạn học nói (gần 2 tuổi tới 5 tuổi), các bé có thể học cả ngôn ngữ xấu. Bởi vì trong quá trình phát triển ngôn ngữ, bé có xu hướng lặp lại những gì bé nghe được (kỹ năng “con vẹt”). Nếu ông bà (cha mẹ) nói bậy mà bé nghe được thì đừng ngạc nhiên vì bé có thể sử dụng chính cụm từ xấu này trong một tương lai gần.
Lời khuyên về cách phản ứng dành cho cha mẹ:
- Hãy trao đổi với ông bà, người nhà và thống nhất ngôn ngữ sử dụng trước mặt con.
- Nghiêm khắc nhắc bé nói như thế là không chấp nhận được.
- Đừng cười khi bé nói từ xấu. Bé sẽ coi tiếng cười của người xung quanh như sự khuyến khích.
- Cố gắng không phản ứng mạnh, duy trì sự nghiêm túc của cha mẹ. Nếu bé thấy không được cha mẹ chú ý, bé sẽ sớm chấm dứt “trò hề”.
- Nếu bé tiếp tục chửi thề, hãy bỏ qua bé và rời khỏi phòng. Nếu đang ở nơi công cộng, cả hai mẹ con nên rời đi chỗ khác.
- Cho bé đứng ở góc phạt.
- Khi cả mẹ và con cùng bình tĩnh, giải thích với bé đó là những câu không chấp nhận được. Hãy cho bé biết cách bạn phạt con nếu không nghe lời.
- Tìm giúp bé cách giải tỏa cáu giận, không phải chửi bậy.
- Cho dù đó là lúc bạn mất bình tĩnh do bé dùng từ thô tục, bạn cũng không được nói bậy, hãy cố gắng diễn tả sự tức giận của bạn bằng ngôn ngữ tích cực.
- Khuyến khích hành vi tốt và khen ngợi bé để hạn chế ngôn ngữ xấu.
Xong chị Tâm quay sang chồng, trách: “Đấy, con bắt chước y hệt điệu bộ của anh. Anh là tấm gương cho con thế nào thì làm”. Từ nhỏ, chồng chị đã dạy con hễ ai đưa cho cái gì thì phải chìa hai tay xin. Tuy nhiên, vì bố hay nói trống không với con, kèm theo hất hàm và gắt: “Xin chưa?”, cho nên cu Bốp cũng “nhiễm” y bản chính của bố.
Bé Nấm nhà chị Hiền (Thanh Trì, Hà Nội) cũng hay “sao” lời nói và điệu bộ từ bà ngoại do Nấm được bà ngoại chăm từ khi còn nhỏ. Mỗi khi Nấm quên lời chào, bà thường nhắc: “Mồm đâu? Chuột cắp mất mồm rồi à?”. Một lần, hai mẹ con cô bạn của chị Hiền tới nhà chơi. Bé gái nhà cô bạn không chịu chào hỏi dù được người lớn nhắc, lúc ấy, Nấm nhanh nhảu: “Mồm đâu? Chuột cắp rồi à?” khiến chị Hiền phát ngượng bởi vì bé nhà cô bạn hơn Nấm một tuổi, Nấm phải gọi bằng chị chứ không được nói trống không thế.
Còn chị Hoan (Thanh Xuân, Hà Nội) sau một lần xấu hổ vì con ăn nói “hỗn xược” mới tự nhận ra lỗi là ở cả mình. Bé Chít nhà chị rất nghịch, cứ chạy nhảy lung tung. Chẳng hạn, lúc ông bà đang nằm dưới sàn xem tivi, Chít nhảy tung tăng rồi dẫm cả vào chân ông bà. Có khi vì mải chạy, không để ý, Chít đâm sầm vào cánh cửa đến u đầu hoặc đập cả mặt vào cửa tủ lạnh ở bếp. Những lúc như thế, chị Hoan thường một tay chỉ vào con, quát: “Đi đứng thế à? Không có mắt à”.
Một lần, hai mẹ con đi hội chợ đồ giảm giá. Do gian hàng đông người nên Chít bị một cô dẫm phải chân. Chít nhanh miệng quát luôn: “Không có mắt à?” khiến cả mẹ và người khách kia... sững lại. Chị Hoan vừa đỏ mặt, vừa nhắc nhở con rồi nhanh nhẹn kéo con ra chỗ khác.
“Bé nhà mình ghê lắm, chắc do 'hưởng' gen mẹ. Tất nhiên nếu đã thành hỗn láo thì không được rồi. Nhìn con vừa giống mình ở ngoại hình, vừa giống mình ở cách quát người khác mà mình hoảng quá” – chị Hoan kể. Sau chuyện này, chị cực kỳ thận trọng trong lời ăn tiếng nói và điệu bộ cử chỉ để không trở thành bản sao xấu cho con.
Có những người lớn hay chọn cách nói trống không hoặc quát nạt các bé. Chính vì thế, vô tình đã chuyển tải cho bé những ngôn ngữ “xấu” hoặc cách nói khó nghe, điệu bộ khó chịu... Vì chưa đủ nhận thức nên bé dễ áp dụng ngôn ngữ hoặc cử chỉ sai với hoàn cảnh (nói trống không với người lớn, chẳng hạn). Do đó, vai trò của cha mẹ, ông bà là rất quan trọng. Khi con ở tuổi học nói, phụ huynh nên tìm những câu có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ để nói với con. Đó là cách làm mẫu để dạy con tốt nhất. Cũng không nên luôn cáu kỉnh, quát tháo bé vì bé sẽ tiếp thu rất nhanh những hành vi này từ người lớn.
Bé và kỹ năng "con vẹt"
Giai đoạn học nói (gần 2 tuổi tới 5 tuổi), các bé có thể học cả ngôn ngữ xấu. Bởi vì trong quá trình phát triển ngôn ngữ, bé có xu hướng lặp lại những gì bé nghe được (kỹ năng “con vẹt”). Nếu ông bà (cha mẹ) nói bậy mà bé nghe được thì đừng ngạc nhiên vì bé có thể sử dụng chính cụm từ xấu này trong một tương lai gần.
Lời khuyên về cách phản ứng dành cho cha mẹ:
- Hãy trao đổi với ông bà, người nhà và thống nhất ngôn ngữ sử dụng trước mặt con.
- Nghiêm khắc nhắc bé nói như thế là không chấp nhận được.
- Đừng cười khi bé nói từ xấu. Bé sẽ coi tiếng cười của người xung quanh như sự khuyến khích.
- Cố gắng không phản ứng mạnh, duy trì sự nghiêm túc của cha mẹ. Nếu bé thấy không được cha mẹ chú ý, bé sẽ sớm chấm dứt “trò hề”.
- Nếu bé tiếp tục chửi thề, hãy bỏ qua bé và rời khỏi phòng. Nếu đang ở nơi công cộng, cả hai mẹ con nên rời đi chỗ khác.
- Cho bé đứng ở góc phạt.
- Khi cả mẹ và con cùng bình tĩnh, giải thích với bé đó là những câu không chấp nhận được. Hãy cho bé biết cách bạn phạt con nếu không nghe lời.
- Tìm giúp bé cách giải tỏa cáu giận, không phải chửi bậy.
- Cho dù đó là lúc bạn mất bình tĩnh do bé dùng từ thô tục, bạn cũng không được nói bậy, hãy cố gắng diễn tả sự tức giận của bạn bằng ngôn ngữ tích cực.
- Khuyến khích hành vi tốt và khen ngợi bé để hạn chế ngôn ngữ xấu.