Chọn dầu dưỡng cho da khô: tưởng "dễ nhằn" nhưng cũng cần lên danh sách cẩn thận

Twus,
Chia sẻ

Cùng chúng tôi "chỉ mặt điểm tên" những loại dầu dưỡng dành riêng cho nàng da khô nhé.

Dầu dưỡng là một bước dưỡng da vô cùng đơn giản và hiệu quả với những bạn sở hữu làn da khô, không giống như những bạn da dầu nên ưu tiên chọn những loại dầu dưỡng da có hàm lượng lioleic acid cao, da khô nên ưu tiên chọn những loại dầu dưỡng thiên nhiên có hàm lượng oleic acid cao, thẩm thấu sâu, dưỡng ẩm da từ sâu bên trong.

Chọn dầu dưỡng cho da khô: tưởng dễ nhằn nhưng cũng cần lên danh sách cẩn thận - Ảnh 1.

1. Dầu hạt phỉ (Hazelnut oil)

- Mức độ gây tắc lỗ chân lông: 2

- Tỷ lệ Oleic acid: 79 %

- Tỷ lệ Lioleic: 10 %

Dầu hạt phỉ với thành phần có chứa oleic cao, linoleic và vitamin E nên có khả năng dưỡng ẩm tuyệt vời. Dầu nhẹ nhàng hấp thu vào da, nuôi dưỡng da, loại bỏ các gốc tự do, đảo ngược quá trình lão hóa, giữ làn da sạch sẽ sáng mịn. Ngoài ra trong dầu còn có hàm lượng chất chống nắng tự nhiên, bảo vệ da dưới các tác động của tia tử ngoại.

Chọn dầu dưỡng cho da khô: tưởng dễ nhằn nhưng cũng cần lên danh sách cẩn thận - Ảnh 2.

2. Dầu oliu (Olive oil)

- Mức độ gây tắc lỗ chân lông: 2

- Tỷ lệ Oleic acid: 78 %

- Tỷ lệ Lioleic: 7%

Dầu oliu rất phổ biến ở Ai Cập và các quốc gia Địa Trung Hải, với nhiều công dụng từ nấu ăn cho đến làm đẹp, chăm sóc sức khỏe. Dầu có cấu trúc hóa học gần với cấu trúc dầu tự nhiên của da với thành phần giàu oleic acid, vitamin E, và các chất chống oxy hóa. Chất Squalene trong dầu giúp phục hồi và tái tạo tế bào khỏe mạnh, chống lại quá trình lão hóa da.

Chọn dầu dưỡng cho da khô: tưởng dễ nhằn nhưng cũng cần lên danh sách cẩn thận - Ảnh 3.

3. Dầu hạt mỡ (Sheat nut oil)

- Mức độ gây tắc lỗ chân lông: 1

- Tỷ lệ Oleic acid: 73 %

- Tỷ lệ Lioleic: 10 %

Dầu hạt mỡ chứa hàm lượng lớn các axit béo, giàu vitamin A, E, F và các chất chống oxy hóa tự nhiên cung cấp khả năng dưỡng ẩm cao và phục hồi da nhanh chóng. Ngoài ra, dầu còn có khả năng điều trị những chấn thương nhẹ của da, làm liền sẹo, giảm các nếp nhăn và quầng thâm quanh mắt.

Chọn dầu dưỡng cho da khô: tưởng dễ nhằn nhưng cũng cần lên danh sách cẩn thận - Ảnh 4.

4. Dầu hạt hướng dương (Sunflower seed oil)

- Mức độ gây tắc lỗ chân lông: 0

- Tỷ lệ Oleic acid: 72 %

- Tỷ lệ Lioleic: 15%

Dầu hướng dương có thành phần bao gồm oleic acid, lioleic acid, acid palmitic, acid tearic cùng với các vitamin A, D, E có khả năng làm mềm và làm dịu da hiệu quả. Dầu cũng rất hữu hiệu trong việc hỗ trợ điều trị mụn trứng cá, ecxema, các tổn thương gây đỏ và kích ứng da.

Chọn dầu dưỡng cho da khô: tưởng dễ nhằn nhưng cũng cần lên danh sách cẩn thận - Ảnh 5.

5. Dầu Marula (Marula oil)

- Mức độ gây tắc lỗ chân lông: 3

- Tỷ lệ Oleic acid: 70 %

- Tỷ lệ Lioleic: 8%

Dầu Marula có thành phần chứa hàm lượng cao các acid béo, dễ dàng hấp thụ vào da khiến da mềm mại, mịn màng mà không gây bóng nhờn. Ngoài ra, trong dầu còn có chứa chất chống oxy hóa và các acid omega tăng khả năng dưỡng ẩm chống lão hóa, bảo vệ da khỏi các tổn thương do ánh nắng mặt trời.

Chọn dầu dưỡng cho da khô: tưởng dễ nhằn nhưng cũng cần lên danh sách cẩn thận - Ảnh 6.

6. Dầu quả đào (Peach kernel oil)

- Mức độ gây tắc lỗ chân lông: 2

- Tỷ lệ Oleic acid: 69 %

- Tỷ lệ Lioleic: 20%

Dầu quả đào có kết cấu nhẹ và lỏng, nuôi dưỡng và giữ ẩm da mà không gây nhờn. Hàm lượng cao Vitamin E trong dầu là nguồn dưỡng chất dồi dào cho da. Dầu hạt đào được khuyến khích nên sử dụng cho những người có da khô, hỗn hợp khô.

Chọn dầu dưỡng cho da khô: tưởng dễ nhằn nhưng cũng cần lên danh sách cẩn thận - Ảnh 7.

7. Dầu quả mơ (Apricot kernel oil)

- Mức độ gây tắc lỗ chân lông: 2

- Tỷ lệ Oleic acid: 68 %

- Tỷ lệ Lioleic: 20 %

Dầu hạt mơ có kết cấu gần giống như dầu hạnh nhân và dầu hạt đào, có hàm lượng dồi dào các acid béo không bão hòa, cùng với các vitamin A, C, E. Dầu hạt mơ được sử dụng vì những kết quả khả quan mà dầu mang lại. Giống như một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên, dầu mơ bù nước, cân bằng và duy trì độ ẩm cho da, làm sáng, săn chắc da; ngoài ra, dầu còn làm chậm quá trình lão hóa, làm dịu da khi bị kích ứng.

Chọn dầu dưỡng cho da khô: tưởng dễ nhằn nhưng cũng cần lên danh sách cẩn thận - Ảnh 8.

8. Dầu quả bơ (Avocado oil)

- Mức độ gây tắc lỗ chân lông: 2

- Tỷ lệ Oleic acid: 65 %

- Tỷ lệ Lioleic: 14%

Dầu quả bơ có khả năng thâm nhập sâu vào da với thành phần có chứa hàm lượng cao vitamin E, A, D, Kali, Photpho có khả năng tẩy tế bào chết, thúc đẩy quá trình sản sinh collagen, tăng khả năng đàn hồi, chống oxy hóa và kháng khuẩn da hiệu quả. Bên cạnh đó, dầu bơ cũng có khả năng điều tiết lượng dầu trên da, giữ da khô thoáng, ngăn ngừa vi khuẩn hiệu quả.

Chọn dầu dưỡng cho da khô: tưởng dễ nhằn nhưng cũng cần lên danh sách cẩn thận - Ảnh 9.

9. Dầu hạt mắc ca (Macadamia oil)

- Mức độ gây tắc lỗ chân lông: 2

- Tỷ lệ Oleic acid: 60 %

- Tỷ lệ Lioleic: 3%

- Tỷ lệ Palmitoletic: 20%

Dầu hạt mắc ca có chứa hàm lượng cao các acid béo đóng vai trò làm mềm, tái tạo tế bào da, giữ ẩm và chống viêm, cân bằng lượng dầu trên da. Acid palmitoleic trong dầu giúp kháng khuẩn, khôi phục làn da bị tổn thương do tác hại của môi trường. Ngoài ra hàm lượng vitamin E ổn định, và các hoạt chất chống oxy hóa trong dầu có khả năng ngăn chặn sự hình thành các gốc tự do, chống lão hóa da.

Chọn dầu dưỡng cho da khô: tưởng dễ nhằn nhưng cũng cần lên danh sách cẩn thận - Ảnh 10.

10.  Dầu hạt hoa trà (Camellia seed oil)

- Mức độ gây tắc lỗ chân lông: 2

- Tỷ lệ Oleic acid: 50 %

- Tỷ lệ Lioleic: 5%

Dầu hạt hoa trà là một bí quyết làm đẹp bắt nguồn từ các cô nàng Geisha Nhật Bản từ đầu thế kỷ 14. Dầu có hàm lượng giàu oleic acid, chất dầu nhẹ, nhanh thấm, cung cấp độ ẩm cho da ngay tức thì. Trong dầu còn có chứa nhiều các vitamin A, B, C,E và các khoáng chất, protein, collagen thực vật, squalane… chính vì vậy, dầu có khả năng dưỡng ẩm tốt, chống oxy hóa và kháng viêm hiệu quả.

Chọn dầu dưỡng cho da khô: tưởng dễ nhằn nhưng cũng cần lên danh sách cẩn thận - Ảnh 11.

Chia sẻ