Chỉ với tay không, bố mẹ có thể tạo ra hàng loạt trò cho con chơi mãi chẳng chán
Trong thời đại công nghệ, xung quanh trẻ được bao vây bởi vô số những thiết bị thông minh sẵn sàng đáp ứng bất kì nhu cầu giải trí nào thì trò chơi tạo hình bóng trên tường có lẽ sẽ là một trò độc đáo, khác biệt và gây hứng thú đối với chúng.
Không cần tốn tiền mua đồ chơi, không bừa bộn, không phải dọn dẹp… đơn giản đó là trò chơi tạo hình bóng thú vị bằng chính đôi tay của mẹ và bé.
Những tạo hình đơn giản và những chiếc bóng thú vị khiến đứa trẻ nào cũng thích.
“Nguyên liệu” để làm nên trò chơi này hết sức đơn giản. Tất cả những gì bạn cần chỉ là:
- Một bức tường trắng hoặc một tấm phông (bạt) có thể hắt được ánh sáng lên.
- Một chiếc bóng đèn để chiếu sáng có thể di chuyển ở các góc độ phù hợp.
- Đôi bàn tay và trí tưởng tượng phong phú.
Cách chơi:
Sau khi chuẩn bị xong “đạo cụ”, bạn có thể để ánh sáng của chiếc đèn chiếu ở góc độ phù hợp sao cho các tạo hình từ bàn tay hiện được bóng ở trên tường (phông).
Bắt đầu nghĩ ra các tạo hình con vật ngộ nghĩnh và đáng yêu từ chính đôi bàn tay của mình và di chuyển chúng. Bạn cũng có thể cùng con nghĩ ra bối cảnh, lời thoại để tạo hứng thú thêm cho bé.
Lợi ích của trò chơi tạo hình bóng trên tường
Chỉ cần sáng tạo, dành thời gian và năng lượng chơi với con thì trò chơi tạo hình bóng trên tường cũng mang lại cho trẻ “khối khối” lợi ích mà mẹ chưa biết đấy nhé:
Rèn luyện đôi tay
Thông qua việc tao hình các con vât, trẻ cũng rèn luyện được độ khéo léo, kĩ xảo, tăng khả năng tinh khéo của cổ tay, các ngón tay.
Học về khái niệm to và nhỏ
Trẻ sẽ được quan sát những chiếc bóng có thể xuất hiện lúc lớn hay nhỏ tùy thuộc vào khoảng cách mà trẻ tạo ra. Việc di chuyển bàn tay tiến sát, hoặc lùi xa với nguồn sáng để tạo được hình to hay nhỏ cũng sẽ khiến trẻ thích thú.
Kích thích trí tưởng tượng của trẻ
Trẻ sẽ học được các rèn luyện năng lực biểu hiện, năng lực miêu tả bằng hình ảnh. Thông qua trò chơi, để giúp con kích thích trí tưởng tượng, mỗi khi tạo hình con vật, hãy khuyến khích trẻ cùng làm. Bố mẹ cũng có thể nghĩ ra những chuyển động của tay để tạo thêm hành động cho con vật đó. Mỗi lần như vậy thì khéo léo hỏi con “Con vật đang làm gì? Con vật này kêu ra sao? Đi như thế nào.
Cao hơn nữa, mẹ có thể “đóng vai” 1 con vật và bé cũng “đóng vai” một con vật khác. Cả hai sẽ cùng sáng tạo, tưởng tưởng ra “cốt truyện”, đối đáp, tương tác và giao tiếp cùng nhau. Bố mẹ cũng có thể truyền tải thêm thông điệp hay khi nghĩ ra lời thoại. Việc để trẻ suy nghĩ, sáng tạo cốt truyện cũng là một cách đơn giản để kích thích trí tưởng tượng phong phú của trẻ.
Trẻ sẽ học được các rèn luyện năng lực biểu hiện, năng lực miêu tả bằng hình ảnh. Thông qua trò chơi, để giúp con kích thích trí tưởng tượng, mỗi khi tạo hình con vật, hãy khuyến khích trẻ cùng làm. Bố mẹ cũng có thể nghĩ ra những chuyển động của tay để tạo thêm hành động cho con vật đó. Mỗi lần như vậy thì khéo léo hỏi con “Con vật đang làm gì? Con vật này kêu ra sao? Đi như thế nào.
Cao hơn nữa, mẹ có thể “đóng vai” 1 con vật và bé cũng “đóng vai” một con vật khác. Cả hai sẽ cùng sáng tạo, tưởng tưởng ra “cốt truyện”, đối đáp, tương tác và giao tiếp cùng nhau. Bố mẹ cũng có thể truyền tải thêm thông điệp hay khi nghĩ ra lời thoại. Việc để trẻ suy nghĩ, sáng tạo cốt truyện cũng là một cách đơn giản để kích thích trí tưởng tượng phong phú của trẻ.
Khả năng sáng tạo và khả năng tư duy
Trò chơi này giúp trẻ rèn luyện suy nghĩ phổ quát, liên tưởng. Trước hết bố mẹ có thể tạo hình bóng và đố con biết đó là hình, con vật gì? Ví dụ như là tạo hình 1 con vật rồi xem trẻ tưởng tượng đến cái gì (thỏ, cá, rùa…) , nếu trẻ đoán sai cũng không nên bảo trẻ là sai, hãy để trẻ giải thích, có thể có lý đó.
Luyện hình ảnh còn lưu lại trong não bộ
Trò chơi này cũng giúp trẻ rèn luyện khả năng hình ảnh hóa (image), năng lực tập trung, rèn luyện tinh thần. Cho trẻ nhìn trong 15 giây rồi bảo trẻ nhắm mắt lại tưởng tượng xem trong đầu có tưởng tượng lại hình ảnh vừa nhìn không. Cho trẻ nhìn bức tranh 15s rồi bảo trẻ nhắm mắt lại và tưởng tưởng lại bức tranh đó. Lặp đi lặp lại trò chơi này sẽ giúp trẻ nâng cao khả năng tập trung, ghi nhớ bằng hình ảnh vào trong não.
Kích thích phát triển trí thông minh
Ngón tay hay bàn tay được ví như bộ não thứ 2 của con người bởi vì nó đóng vai trò quan trọng nhất đối với mọi hành động hay suy nghĩ của con người. Việc cầm được bằng 5 ngón tay là một sự khác biệt rất lớn giữa con người và những loài động vật khác.
Từ ba tuổi trở đi, vận động bắt đầu đóng vai trò chủ chốt trong việc thúc đẩy phát triển và tăng cường các kết nối não bộ – giữa các tế bào – giữa các nhóm tế bào – giữa các bộ phận – giữa các khu vực não bộ. Luyện kĩ năng điều khiển tay là một biện pháp vô cùng tốt cho sự phát triển não bộ của bé trong năm đầu đời.
Ngón tay hay bàn tay được ví như bộ não thứ 2 của con người bởi vì nó đóng vai trò quan trọng nhất đối với mọi hành động hay suy nghĩ của con người. Việc cầm được bằng 5 ngón tay là một sự khác biệt rất lớn giữa con người và những loài động vật khác.
Từ ba tuổi trở đi, vận động bắt đầu đóng vai trò chủ chốt trong việc thúc đẩy phát triển và tăng cường các kết nối não bộ – giữa các tế bào – giữa các nhóm tế bào – giữa các bộ phận – giữa các khu vực não bộ. Luyện kĩ năng điều khiển tay là một biện pháp vô cùng tốt cho sự phát triển não bộ của bé trong năm đầu đời.
Những chiếc bóng luôn luôn là điều bí ẩn, hấp dẫn và thú vị với những đứa trẻ. Chỉ cần đèn sáng được tắt đi thì bạn có thể mở ra vô số câu chuyện thú vị cùng con. Đây cũng là cách dành thời gian chơi, tương tác vui vẻ chất lượng bên con mà bố mẹ nào cũng làm được.
Một số tạo hình đơn giản khác cho bố mẹ tham khảo:
Con nai.
Chuột túi.
Cá sấu.
Con chó.
Đại bàng.
Ốc sên.
Con công.
Con nhện đang bò.
Chú thỏ.
Con bò đực.
Con vịt.