Cách vừa rẻ vừa an toàn để bảo vệ da bé
Sử dụng dầu mè và tinh bột là hai mẹo giúp bạn bảo vệ làn da của bé trong mùa hè.
Mùa hè là thời điểm nhiều loài côn trùng sinh sôi nảy nở. Lông hay những vết cắn của chúng có thể khiến trẻ bị ngứa và vô cùng khó chịu. Để giúp trẻ tránh bị côn trùng cắn, người lớn thường hay bôi kem hoặc thoa phấn rôm cho trẻ. Tuy nhiên, có 2 phương pháp giúp đuổi côn trùng rất rẻ, không tốn kém mà lại vô cùng hiệu quả khác, đó chính là sử dụng bột mì và dầu mè.
Dùng tinh bột
Mùa hè, sau khi cho bé tắm xong, người lớn thường hay thoa phấn rôm lên người của bé để giúp làm mát da và tránh bị côn trùng cắn. Tuy viên, việc sử dụng phấn rôm quá nhiều và lạm dụng quá mức cũng sẽ gây ra tổn hại cho sức khỏe của trẻ nhỏ.
Trong phấn rôm có chứa chất talt, nếu sử dụng lâu dài, bé hít phải quá nhiều thì khí quản sẽ bị khô, làm suy yếu chức năng của thính giác, thậm chí gây ra hiện tượng nghẹt mũi.
Người lớn thoa phấn rôm cho trẻ cũng thường hay thoa phần bẹn, và quanh vùng kín. Nhiều cuộc khảo sát cho thấy rằng những trẻ sử dụng quá nhiều phấn rôm thì khi lớn lên có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng tăng 3.88 lần so với những người khác. Mặc dù chưa có nhiều chứng cứ chứng minh được rằng việc sử dụng phấn rôm quá nhiều có thể gây ung thư, tuy nhiên giống như một biện pháp phòng ngừa, người mẹ nên tránh dùng quá nhiều phấn rôm cho con mình.
Dùng dầu mè
Mùa hè là mùa trẻ dễ gặp nhiều vấn đề về da. Trẻ có thể bị phát ban, mẩn ngứa nên sẽ quấy khóc khiến người lớn phiền lòng.
Để giúp trẻ bớt khó chịu, người lớn thường bôi kem cho trẻ hay dùng thuốc mỡ. Tuy nhiên, có một phương pháp khác đơn giản hơn, thiết thực và rất an toàn, đó là dùng dầu mè. Tuy nhiên, khi mua dầu mè từ siêu thị về cần phải qua một quá trình khử trùng nhiệt.
Cho dầu mè vào chảo đun, để nguội và cho vài chai sạch. Sau đó để dầu mè vào góc nhà sẽ có tác dụng đuổi muỗi và côn trùng. Tuy nhiên, trong vòng 1 tuần cần phải thay dầu mè 1 lần.
Đôi với trẻ bị mẩn ngứa, có thể dùng dầu mè để xoa vào da trẻ sau đó rửa sạch bằng nước ấm. Tuy nhiên, với những vết ngứa đã có mủ thì tuyệt đối không được dùng dầu mè mà nên đưa bé tới khám ở bệnh viện.
Ngoài ra, dầu mè còn có một vài tác dụng khác, ví dụ như trẻ bị khô môi, có thể dùng dầu mè bôi vao môi của trẻ. Nếu trẻ bị ngạt mũi, bạn cũng có thể cho trẻ ngửi dầu mè, trẻ sẽ không bị nghẹt mũi nữa.