Cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực ở đứa trẻ nhạy cảm

Tùng Lâm,
Chia sẻ

Một số trẻ tự dằn vặt khi làm cha mẹ thất vọng ngay cả khi chúng không làm gì sai, mà chỉ đơn giản là chúng tự dán nhãn tiêu cực cho bản thân.

Phản ứng của những đứa trẻ nhạy cảm này thường là cảm giác tội lỗi và xấu hổ dữ dội, đôi khi chúng có thể dùng đến hành vi tự làm hại bản thân như một cách để trừng phạt mình.

Trong trường hợp này, điều quan trọng là cha mẹ phải nhận thức được mức độ nhạy cảm quá mức của trẻ, từ đó cố gắng giúp trẻ giải quyết một cách lành mạnh.

Nếu một đứa trẻ liên tục hành hạ bản thân vì nhận thức được những thất bại có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe tâm thần sau này.

Cha mẹ nên khuyến khích con nói ra cảm xúc của mình, giúp con hiểu rằng sai lầm là một phần bình thường của cuộc sống. Bất cứ ai cũng có thể mắc sai lầm và học hỏi từ những sai lầm đó.

Lý do trẻ tự làm hại bản thân khi tức giận

Cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực ở đứa trẻ nhạy cảm - Ảnh 1.

Có một vài lý do khác nhau khiến trẻ tự hành hạ bản thân khi chúng tức giận. Đôi khi đó có thể là cách để trẻ giải tỏa sự thất vọng và cảm xúc tiêu cực, cũng có thể là cách để thu hút sự chú ý.

Nếu một đứa trẻ liên tục hành hạ bản thân, đó có thể là dấu hiệu cho thấy chúng đang phải vật lộn để đối phó với cảm xúc của mình và cần được hỗ trợ.

Nếu bạn lo lắng về hành vi tiêu cực của con, bạn cần nói chuyện với con và tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp nếu cần.

Hành vi hung hăng của trẻ là cách để trẻ bày tỏ cảm xúc của mình với cha mẹ. Theo một cuộc khảo sát gần đây của KidsHealth , 25% trẻ em cắn, đập hoặc tự đánh mình khi tức giận. Trong một số trường hợp, trẻ tự đánh mình sau khi được cảnh báo rằng hành vi này là không phù hợp.

Khi con oán giận bản thân, điều tốt nhất cha mẹ nên làm là giữ bình tĩnh. Khi bạn bình tĩnh trong một tình huống căng thẳng, con cũng sẽ học được hành vi tích cực này. Nhờ đó, bạn sẽ tìm ra những bất ổn đang diễn ra trong tâm trí con.

Trách nhiệm của cha mẹ đối với hành vi oán giận của con

Cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực ở đứa trẻ nhạy cảm - Ảnh 2.

Một số vấn đề đặc biệt khiến trẻ bực bội, và phần lớn thường xuất phát từ phía cha mẹ, chẳng hạn cách họ cư xử không công bằng với con. Nếu vấn đề không được giải quyết, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái sẽ bị ảnh hưởng.

Theo giới chuyên gia, hành động kỷ luật một đứa trẻ ở tuổi vị thành niên có khả năng tạo ra sự oán giận. Vì bực bội, trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ kích động, thiếu tôn trọng hoặc vô trách nhiệm.

Một số trường hợp cha mẹ trở nên xa lánh đứa trẻ, nhưng chính sự oán giận của cha mẹ là nguyên nhân gây ra thiệt hại cho đứa trẻ. Cảm giác đau buồn vì bị người thân xa lánh sẽ chuyển hóa thành một nỗi đau dẫn đến tự trừng phạt bản thân. Tác hại của sự oán giận tương đương với uống thuốc độc.

Đối phó với một đứa trẻ oán giận

Khi một đứa trẻ không hài lòng với cha mẹ, việc đối phó với sự oán giận có thể là một thử thách khó khăn. Tuy nhiên, nếu con bạn đang cảm thấy bực bội, điều quan trọng là bạn phải thừa nhận cảm xúc của chúng và cho phép chúng bày tỏ cảm xúc phù hợp, đồng thời lắng nghe với tư cách là cha mẹ.

Đừng để con thất vọng bằng cách từ chối quyền thể hiện bản thân của chúng. Có nhiều lý do khiến trẻ oán giận cha mẹ, nhưng thường là do một trong những yếu tố sau:

- Trẻ đã bị lạm dụng hoặc ngược đãi.

- Cha mẹ muốn ly hôn.

- Trẻ có cảm giác mình bị bỏ lại.

Cha mẹ cần nhận thức đầy đủ và kiên nhẫn khi tương tác với những đứa trẻ đang bực bội. Khi lắng nghe con nói, hãy tập trung vào việc vun đắp mối quan hệ tin cậy và tôn trọng. Lúc này, trẻ cần cảm thấy được yêu thương, đừng để sự nóng giận nhất thời của bạn phá hỏng khoảnh khắc quan trọng này.

Theo Gardnerquadsquad.com 
Chia sẻ